Đề thi olympic lớp 6 năm học 2012-2013 môn thi: Ngữ văn

Câu 2: ( 6điểm )

 Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:

 Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “ Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “ Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!” Ông lão mù nói: “ Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần quần áo đó.”

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 6 năm học 2012-2013 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
THANH OAI 
Đề chính thức
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 
 Năm học 2012-2013
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
 Ngày thi: 11 tháng 4 năm 2013
Câu 1 : ( 4,0 điểm )
 Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
 Ra thế
Lượm ơi!
và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:
 Lượm ơi còn không?
 Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.
Câu 2: ( 6điểm )
 Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
 Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “ Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “ Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!” Ông lão mù nói: “ Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần quần áo đó.”
 ( Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)
Câu 3: ( 10 điểm )
 Lời tâm sự của một cây bàng non trong sân trường bị một số bạn học sinh nghịch ngợm bẻ gãy cành, rụng lá.
 -------------------Hết----------------------
Họ và tên: …………………………… 
Số báo danh: …………
PHÒNG GD&ĐT 
 THANH OAI 
Đề chính thức
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 Năm học: 2012-2013
 Môn thi: Ngữ văn 
Câu 1. (4®iÓm)
 Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào: Ra thế
 Lượm ơi! (1,0 điểm)
 Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. (1,0điểm)
 Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
 Lượm ơi, còn không? (1,0 điểm)
 Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác gỉa như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương. (1,0 điểm)
Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: (1 điểm)
 - Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
 - Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (5 điểm)
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã chao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá ơn khi mà ông trao nó co người khác- những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, môt tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc….(1,0 điểm)
Nêu bài học sâu sắc về tình thương:
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần sự quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình. (1,0 điểm)
+ Tình thương yêu giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo giai cấp…(0,5 điểm)
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn. (0,5 điểm)
 + Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác và cũng đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi, ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người nư thể thương thân. (1,0 điểm)
- Xác định thái độ của bản thân: dồng tình với thái độ sống có tình thương và trách nhiệm với mọi người, khích lệ nững người biết mở rộng tâm ồn đề yêu thương, giúp đỡ người khác. Phê phán thái độ sống cá nhân, ích kỷ, tầm thường. (1,0 điểm)
Câu 3: ( 10 điểm)
Yêu cầu chung: 
Yêu cầu về hình thức: 
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ, tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá). 
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự kể chuyện .
Yêu cầu về nội dung: 
Bài văn phải ghi lại lời tâm sự của một cây bàng non trong sân trường bị một số bạn học sinh bẻ. Qua lời tâm sự này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
Yêu cầu cụ thể:
 Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
 Mở bài: 
 Cây bàng tự giới thiệu về thân phận của mình.
 Thân bài:
 - Cây bàng kể về mình khi mới được mang về trồng với niềm tự hào, kiêu hãnh vì mình là một cây bàng rất đẹp, có ích cho mọi người.
Tâm sự của cây bàng về cuộc sống mới ở sân trường.
Tình cảm, sự gắn bó của cây bàng với mọi người và đặc biệt là với các bạn học sinh.
Tâm sự đau buồn của cây bàng khi bị một số bạn bẻ gãy.
 Kết bài: 
 Ước nguyện của cây bàng
 Lời nhắc nhở các bạn học sinh.
* Cách cho điểm:
Điểm 9-10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo.
Điểm 7-8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức.
Điểm 5-6 : Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài,còn một số lỗi hình thức diễn đạt...
Điểm 3-4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức.
Điểm 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức.
* GV căn cứ vào bài viết của HS để cho điểm 

File đính kèm:

  • docĐề Olympic Ngữ Văn 6(12-13).doc