Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Lê Thị Tuyết

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.

 - Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1.Kiến thức:

 - Cách trìn bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

 2.Kĩ năng:

 - Lập dàn bài kể chuyện

 - Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.

 - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.

3.Thái độ:

 - Sôi nổi tự tin và tự giác trong tiết học.

III. CHUẨN BỊ :

 -GV :Giáo án,sgk,tài liệu tham khảo.

 -HS :Học và soạn bài theo sự hướng dẫn của gv.

 - Thảo luận, làm nhóm, cho hs tự bạch.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1)Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:

 2)Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

 3)Bài mới GTB

 

doc154 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Lê Thị Tuyết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn ltập
Hs luyện nói trước lớp ( tiết 2)
I. Củng cố kiến thức:
Yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện:
Sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lí để kể; bám sát nội dung đề yêu cầu, ngữ điệu phải phù hợp với nhân vật và diễn biến của chuyện
II. Luyện tập
1. Lập dàn bài để kể miệng các đề :
a. Tự giới thiệu về bản thân
b. Kể về gia đình mình.
c. Kể vể một ngày HĐ của mình.
*. Dàn bài cụ thể của đề a:
Mở bài : Lời chào và lý do giới thiệu.
Thân bài : Tên, tuổi, gia đình gồm những ai ? Công việc hàng ngày, sở thích và nguyện vọng ?
Kl : Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe.
 * .Dàn bài cụ thể đề b :
Mở bài : Lời chào và lý do.
Thân bài : Giới thiệu chung về gia đình.
 Kể về bố.
 Kể về mẹ.
 Kể về anh chị em.
Kết bài : Tình cảm của mình đối với gia đình.
 *. Dàn bài cụ thể đề c :
MB : Nêu lý do kể chuyện.
Thân bài : Nhận xét chung về 1 ngày của mình:
 + Buổi sáng.
 + Buổi trưa.
 + Buổi chiều.
 + Buổi tối.
Kết luận : Ấn tượng chung về cuộc sống của mình
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Chuẩn bị cho bài luyện nói trước lớp.
____________________________________________________
Ngày soạn: 05/10/2013
Ngày dạy: 09/10/2013 Tiết 30	
 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN (TT)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
 - Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: 
 - Cách trìn bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2.Kĩ năng: 
 - Lập dàn bài kể chuyện
 - Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
 - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
3.Thái độ: 
 - Sôi nổi tự tin và tự giác trong tiết học.
III. CHUẨN BỊ :
 -GV :Giáo án,sgk,tài liệu tham khảo.
 -HS :Học và soạn bài theo sự hướng dẫn của gv.
 - Thảo luận, làm nhóm, cho hs tự bạch.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1)Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 
 2)Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 3)Bài mới 
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức tiết học trước.
Hoạt động 2: Hdẫn luyện nói trước lớp.
II. Luyện nói trước lớp:
HS dựa vào dàn bài đã chuẩn bị ở tiết học trước để trình bày bài luyện nói trước lớp.
* Yêu cầu: - Phân biệt nói với đọc.
 - Trình bày mạch lạc, rõ ràng.
 - Tác phong nghiêm túc, tôn trọng người nghe. 
BÀI THAM KHẢO
Mở bài : VD : Xin chào cô và các bạn.
 Gia đình là nền tảng của XH mà trong đó mỗi thành viên là một phần tử có thể tạo nên sự đầm ấm, vui vẻ cho tập thể ấy để mỗi khi nhớ đến từng người thân, chúng ta đều có những ấn tượng đậm nét. Sau đây, em xin kể về gia đình mình.)
Thân bài : Gia đình em là một gia đình CN viên, bao gồm 4 người : bố, mẹ. Anh và em. Bố là nhân viên bảo vệ của 1 xí nghiệp dược phẩm trong thành phố. Bố là 1 người hiền lành nhưng cũng rất nghiêm khắc. Sau giờ làm việc ở cơ quan, bố cũng giúp mẹ làm một số việc nhà : đặt nồi cơm, bấm máy giặt, sửa chữa 1 số vật dụng hư hỏng trong gia đình. Ngoài ra, sau khi ăn cơm xong, bố còn kiểm tra bài vở và hướng dẫn em và anh hai làm những bài tập về nhà. Thỉnh thoảng bố cũng tỏ ra rất nóng tính khi chúng em phạm lỗi nhưng bố chỉ “ giơ cao đánh khẽ ”. Trong cách giáo dục của bố, em thấy biểu lộ sự nghiêm khắc và cũng chứa chan tình thương, trách nhiệm. Đối với em, bố là một người cha mà em rất yêu thương và kính trọng .
 Khác với bố, mẹ là1 người hiền dịu, khéo léo. Sau giờ dạy học ở trường về, dẫu bận rộn công việc sổ sách, giáo án, song mẹ vẫn dành thời gian chăm sóc cho chúng em, không chỉ là việc cơm nước mà cả việc học hành ...
 Anh trai của em năm nay học lớp 10 trường THPT Thăng Long ...
 Kết bài : Do vậy, mỗi khi nhắc đến người thân , trong lòng em lại dâng lên một tình cảm thân thương, gắn bó. Em rất yêu quý gia đình em. Đó chính là những hình ảnh gần gũi, là nguồn động viên , tiếp thêm sức mạnh, nâng bước em đi trên con đường học vấn, giúp em vững vàng hướng đến tương lai.
V. Hướng dẫn tự học:
-Về nhà chuẩn bị bài mới: “Cây bút thần”
- Chú ý câu hỏi 1 ở phần đọc hiểu văn bản.
- Sưu tầm một số truyện có nội dung tương tự.
_________________________________________________________
Ngày soạn: 09/10/2013
Ngày dạy: 12/10/2013 Tiết 31
 ĐỌC THÊM: CÂY BÚT THẦN
	 (Truyện cổ tích Trung quốc)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuạt của truyện Cây bút thần
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: 
 - Quan niệm nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
 - Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
 - Sự lặp lại tăng tiến của các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. Sự đối lập của các nhân vật
 2.Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi
 - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong chuyện.
 - Kể lại câu chuyện.
* Kĩ năng sống: Tự rèn luyện để phát huy tài năng, năng khiếu và biết lấy tài năng để phục vụ cuộc sống.
3.Thái độ: 
 - Có tấm lòng yêu thương mọi người đặc biệt là những người nghèo khổ, căm ghét những kẻ tham lam, ác độc.
III. CHUẨN BỊ :
 -GV :Giáo án,sgk,tài liệu tham khảo.
 -HS : Học và soạn bài theo sự hướng dẫn của gv.
 - Thuyết giảng kết hợp vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1)Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 
 2)Bài cũ: Em hãy cho biết em bé trong truyện “ Em bé thông minh phải trải qua mấy lần thử thách”
 3)Bài mới:	Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
- Gv: giới thiệu đôi nét về truyện cổ tích Trung Quốc
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của từng đoạn ? 
Hs phát biểu.
Gv chia đoạn . 
Hoạt động 2. HD hs tìm hiểu văn bản
- Giáo viên cho học sinh đọc văn bản 
? Hoàn cảnh của Mã Lương đáng thương ntn ? 
? Mã Lương đã bộc lộ tài năng gì ? Những điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy ? 
? Vì sao thần cho Mã Lương cây bút ? 
? Vì sao thần không cho Mã Lương cây bút vẽ từ trước ?
Hs thảo luận
? Điều kỳ diệu nào đã xảy ra dưới ngọn bút thần của Mã Lương ? Qua đó thể hiện điều gì ? 
Hs trả lời các câu hỏi. 	
 Học sinh đọc đoạn 2 
? Khi đã thành tài và có cây bút thần, Mã Lương đã vẽ gì cho người nghèo ? 
? Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có ? 
? Qua đó nhân dân muốn ta nghĩ gì về mục đích của tài năng ? 
Hs thảo luận, phát biểu
Gv nhận xét
Học sinh đọc đoạn 3 . 
? Tại sao tên địa chủ bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn ? Qua đó , em thấy tên địa chủ đó là người như thế nào ? 
? Em sẽ hình dung tên địa chủ sẽ bắt Mã Lương vẽ những gì ? 
? Nhưng trong thực tế Mã Lương đã vẽ gì ? 
? Em nghĩ gì về tài năng của con người qua sự việc đó ? Mã Lương vẽ gì để trừng trị tên địa chủ đó ? 
Hs thảo luận, phát biểu
Gv nhận xét
Học sinh đọc đoạn 4 
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
? Vì sao nhà Vua lại bắt mã Lương ? 
? Mã Lương thực hiện lệnh Vua như thế nào ? 
Hs phát biểu
? Tại sao Mã Lương dám vẽ ngược như thế ? 
Hs phát biểu
? Vì sao Mã Lương lại đồng ý vẽ biển ? 
? Khi lệnh vua ngừng vẽ nhưng Mã Lương cứ vẽ . Em nghĩ gì về thái độ của Mã Lương ? 
? Theo em, nhân dân muốn thể hiện quan niệm nào qua sự việc này ? 
? Em có nhận xét gì về phần kết thúc truyện ? 
Naò
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh cây bút thần? 
Hs phát biểu
Gv chốt 
Hoạt động 3:Tổng kết
Học sinh thảo luận nhóm : Ý nghĩa của truyện ? 
Làm bảng phụ – giáo viên nhận xét . 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ 
? Hãy so sánh truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích nước ngoài ?
- Học sinh làm bài 2 : Học sinh phát biểu – giáo viên nhận xét .
HS đọc ghi nhớ sgk
I.TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả: Tập thể nhân dân sáng tác.
2. Tác phẩm:
* Thể loại: :Truyện cổ tích Trung Quốc.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
3. Bố cục: 
Đoạn 1 : Từ đầu … “ làm lạ “ 
Đoạn 2 : tiếp … “ cho thùng”
Đoạn 3 : tiếp .. “ như bay “ 
Đoạn 4 : Còn lại .
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN.
1, Đọc
2, Tìm hiểu văn bản
a. Mã Lương học vẽ : 
- Hoàn cảnh : Mồ côi , nhà nghèo . 
- Tài năng : Có tài vẽ, ham học vẽ, say mê, cần cù, chăm chỉ . 
 - Mã Lương được thần cho cây bút 
=> Tài năng do công sức rèn luyện mà có . Mã Lương có tài được giúp đỡ sẽ tài hơn. 
b .Mã Lương sử dụng cây bút thần 
* Vẽ cho người nghèo . 
+ Vẽ : cày, cuốc, thùng… những dụng cụ lao động . 
-> Niềm tin ở lao động, tài năng phải phục vụ người nghèo , phục vụ nhân dân, phục vụ lao động . 
* Vẽ để trừng trị tên điạ chủ 
+ Tên địa chủ : Độc ác, tham lam 
+ Mã Lương : kiên quyết, khảng khái, chống trả tên địa chủ . 
=> Tài năng không phục vụ cho cái ác mà đề trừng trị cái ác . 
* Vẽ để trừng trị tên vua độc ác, tham lam . 
+ Vua : cậy quyền lực và ham muốn của cải . 
+ Mã Lương vẽ trái ngược ý nhà vua
 => ghét tên vua độc ác, tham lam không sợ quyền uy . 
+ Vẽ biển : Có ý định trừng trị tên vua cậy quyền, tham của . 
- Mã Lương đấu tranh không khoan nhượng, quyết tâm diệt trừ cái ác . 
=> tài năng không thể phục vụ bọn người có quyền thế độc ác.
c. Hình ảnh cây bút thần . 
- Có khả năng kỳ diệu . 
- Thực hiện công lý của nhân dân . 
- Ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người . 
3. Tổng kết : 
+ Nghệ thuật:
- Sáng tạo những chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc hoạ nhân vật
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh cuộc sống hiện thực với những mâu thuẫn xã hội.
- Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa có tài năng.
+ Ý nghĩa văn bản
- Truyện khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
* Ghi nhớ: sgk
HưỚng dẪn tỰ hỌc
Kể được truyện. 
Chuẩn bị bài “Danh từ “.
-----------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 09/10/2013
Ngày dạy: 12/10/2013 Tiết 32	
DANH TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Nắm được định nghĩa của danh từ
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: 
 - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : Danh từ chung và danh từ riêngh.
 - Quy tắc viết hoa dang từ riêng.
 2.Kĩ năng: 
 - Nhận biết dang từ chung và danh từ riêng.
 - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3.Thái độ: 
 - Sử dụng danh từ phù hợp trong văn bản và trong giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ :
 -GV :Giáo án,sgk,tài liệu tham khảo.
 -HS :Học và soạn bài theo sự hướng dẫn của gv.
 - Thuyết giảng kết hợp vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 
2. Bài cũ : Kiểm tra bài soạn của học sinh 
 -Nêu nguyên nhân và cách dùng từ không đúng nghĩa?
3. Bài mới : GTB Gv chiếu một số hình ảnh minh họa,cho hs phát hiện,gv giới thiệu bài mới.	
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ
 Học sinh đọc ví dụ : Sgk
Gv:Đưa thêm ví dụ ngoài:
Từ đó,oán nặng ,thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió,bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. 
 ? Dựa vào những kiến thức đã học em hãy xác định danh từ trong cụm danh từ 
Hs:trả lời
?Em hãy tìm các danh từ khác có trong hai ví dụ trên.
Hs tìm
?Vậy theo em danh từ biểu thị những ý nghĩa gì.
Hs:Trả lời
?Danh từ là gì.
? Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên có từ nào đứng trước ? Từ nào đứng sau ? 
Hs thực hiện nêu
?Từ ba bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ “con trâu” chỉ số lượng.
Gv hướng dẫn
Từ “ấy”bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ “con trâu”?
Trỏ vào sự vật,xác định vị trí của sự vật trong không gianvà thời gian.
? Đặt câu với các danh từ em vừa tìm được ? 
Hs:Thảo luận –trình bày
Gv:nhận xét
Gv:Chiếu câu mẩu lên bảng
?Em hãy xác định CN và VN trong hai câu trên.
Hs trả lời
?Các danh từ trên đảm nhiệm chức vụ cú pháp gì trong câu.
Hs:trả lời
Khi danh từ làm Vn cần có những điều kiện gì.
Gv nhận xét
?Danh từ có mấy đặc điểm,đó là những đặc điểm nào.
- Hs đọc mục ghi nhớ 
Hoạt động 2: Luyện tập
-Giáo viên đọc – học sinh viết chính tả. 
Học sinh thảo luận : Tìm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ vật . làm bảng phụ – giáo viên nhận xét .
I. Đặc điểm của danh từ 
a. Ví dụ :
b.Nhận xét:
- Cụm danh từ : “ Ba con trâu ấy”. 
+ danh từ : “ Con trâu”, “ trâu” 
+ Từ chỉ số lượng đứng trước : Ba 
+ Từ “ ấy “ đứng sau danh từ . 
Danh từ :
+ Vua,Thủy Tinh,Sơn Tinh=> chỉ người
+ Làng =>Chỉ khái niệm
+ thúng, gạo, nếp =>Chỉ vật
 +mưa,gió,bão ,lụt=>Chỉ hiện tượng
=>Danh từ là những từ chỉ người , vật ,hiện tượng ,khái niệm. 
Xét cụm từ: ba con trâu ấy
 DT
 Số lượng Trỏ vào sự vật
-Khả năng kết hợp:Kết hợp với các từ chỉ số lượng đứng trước và các này ,ấy ,đó đúng sau để tạo thành cụm danh từ. 
-Chức vụ cú pháp trong câu: làm CN,khi làm Vn cần có từ là đứng trước
Ví dụ:Làng tôi rất đẹp.
 CN VN
 Ba tôi là công nhân
 CN VN
 Là+DT 
* Ghi nhớ ( SGK )
II. Luyện tập : 
1.Viết chính tả 
2. Tìm 5 danh từ và đặt câu với 5 danh từ đó.
3.Viết một đoạn văn khoảng 5 câu(với chủ đề tự chọn)trong đó có sử dụng các danh từ 
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học bài và làm bài tập 1,2,3 
- Soạn bài : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
********************************************
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày dạy: 15/10/2013 Tuần 9 Tiết 33	
	NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự ( ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
 - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: 
 - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
 - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
 - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể
 2.Kĩ năng: 
 - Nhận biết dang từ chung và danh từ riêng.
 - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3.Thái độ: 
 - Hăng say, tự nhiên trong khi sử dụng ngôi kể
III.CHUẨN BỊ :
 -GV :Giáo án,sgk,tài liệu tham khảo.
 -HS :Học và soạn bài theo sự hướng dẫn của gv.
 - Thuyết giảng kết hợp vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 
2. Bài cũ : Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh 
3. Bài mới : GTB 
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người sử dụng khi kể chuyện và ở ngôn ngữ, phương thức giao tiếp nào cũng cần thể hiện rõ ngôi kể, nó là một quy ước xác thực cụ thể , ngôi 1 ( người kể, người nói) ngôi 2(người nghe), ngôi 3(người hay vật được nhắc đến) bài học hôm nay sẽ giúp em tìm hiểu rõ hơn.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
*.Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
Gv giới thiệu về ngôi kể
Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn văn 1:
? Đoạn văn 1 người kể gọi tên các nhân vật là gì?
Hs phát biểu
? Người kể có xuất hiện trong câu chuyện không?
HS:Suy nghĩ trả lời
GV:Người kể tự dấu mình đi như là không có mặt(nhưng thật ra vẫn có mặt ở khắp nơi trong toàn truyện)
? Người kể không xuất hiện trong tác phẩm mà giấu mình thuộc ngôi kể thứ mấy?
? Khi kể theo ngôi thứ ba, lời kể của người kể chuyện như thế nào?
Hs phát biểu
Gv nhận xét
Với cách kể này người kể có thể kể linh hoạt,tự do những gì diễn ra với nhân vật
Học sinh đọc đọan 2 và trả lời các câu hỏi. 
Gv nhận xét.
? Trong đoạn văn người kể tự xưng mình là gì ? 
? Dựa vào cách xưng hô em hãy cho biết đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?
?Khi xưng hô như vậy ,người kể có thể làm những gì?
HS:Suy nghĩ trả lời
? Người xưng “tôi” trong đoạn văn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả Tô Hoài?
Hs phát biểu
Gv nhận xét, chốt.
? Trong hai ngôi kể trên , ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế? Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết, mình đã trải qua?
Hs đọc mục ghi nhớ 
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 
+Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
-khi người kể xưng tôi thì đó là ngôi kể thứ nhất.
-Khi người kể giấu mình ,gọi sự vật bằng tên của chúng,kể như người ta kể,goi là ngôi kể thứ ba.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét: 
- Đoạn 1 
+ Gọi nhân vật bằng tên
( vua , thằng bé,hai cha con,sứ giả,chim sẽ,họ ,em bé,cha,mình..... ) 
+ Người kể tự giấu mình 
- > kể theo ngôi thứ ba . 
+ Lời kể tự do , linh hoạt . 
- Đoạn 2 : 
+ Nhân vật tự xưng “ tôi “
 -> kể theo ngôi thứ nhất . 
+ Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe , mình thấy , minh trải qua, nói ra suy nghĩ của mình 
+ Người kể xưng “ tôi “ không nhất thiết là chính tác giả . 
* Ghi nhớ ( SGK ) 
V. HưỚng dẪn tỰ hỌc
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
****************************************************************************
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày dạy: 16/10/2013 Tiết 34	
	NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ (TT) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự ( ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
 - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: 
 - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
 - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
 - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể
 2.Kĩ năng: 
 - Nhận biết dang từ chung và danh từ riêng.
 - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3.Thái độ: 
 - Hăng say, tự nhiên trong khi sử dụng ngôi kể
III.CHUẨN BỊ :
 -GV :Giáo án,sgk,tài liệu tham khảo.
 -HS :Học và soạn bài theo sự hướng dẫn của gv.
 - Thuyết giảng kết hợp vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 
2. Bài cũ : Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh 
3. Bài mới : GTB 
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người sử dụng khi kể chuyện và ở ngôn ngữ, phương thức giao tiếp nào cũng cần thể hiện rõ ngôi kể, nó là một quy ước xác thực cụ thể , ngôi 1 ( người kể, người nói) ngôi 2(người nghe), ngôi 3(người hay vật được nhắc đến) bài học hôm nay sẽ giúp em tìm hiểu rõ hơn.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
*.Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
GV nhắc lại kiến thức tiết học trước.
Hoạt động 2:
HS đổi ngôi kể ở các bài tập, tập kể trước lớp và nhận xét sự khác nhau của từng ngôi kể.
Bài 1, 2 : Học sinh thay đổi ngôi kể . 
- kể lại : - nhận xét về lời kể . 
Bài 3,4 : Học sinh thảo luận nhóm . 
Giáo viên nhận xét . 
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 
II. Luyện tập 
Bài 1. Thay đổi ngôi kể 
Ngôi thứ nhất-> ngôi thứ ba -> lời kể khách quan . 
Bài 2. Ngôi thứ 3 -> ngôi thứ nhất -> lời kể mang sắc thái tình cảm . 
Bài 3,4 . kể theo ngôi thứ ba 
- giữ không khí truyền thuyết, cổ tích . 
- giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện . 
V. HưỚng dẪn tỰ hỌc
Học bài và làm bài 5.6
Chuẩn bị : Ông lão đánh cá và con cá vàng 
****************************************************************************
Ngày soạn: 16/10/2013
Ngày dạy: 19/10/2013 Tiết 35	
ĐỌC THÊM: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ôâng lão đánh cá và con cá vàng.
 - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: 
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
 - Sự lặp lạo tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự kiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
 2.Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
 - Phân tích các sự kiện trong truyện.
 - Kể lại được câu chuyện.
* Kĩ năng sống: Sống phải có lòng nhân hậu, có lòng biết ơn và đền ơn đối với những người sống quanh mình.
3.Thái độ: 
 - Rút ra được bài học quý giá từ câu chuyện. Biết cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
III. CHUẨN BỊ :
 - Thuyết giảng kết hợp vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 
2. Bài cũ : 	- Kể tóm tắt truyện “ cây bút thần “ ? 
	- Nêu ý nghĩa của truyện ? 
3. Bài mới : * Giới thiệu bài.
 	“ Ông lão đánh cá và con cá vàng “ là truyện cổ tích dân gian Nga, Được A Pus-skin viết lại bằng 205 câu thơ và Vũ Đình Liên – Lê Trí Viễn dịch. Đây là 1 truyện cổ tích thú vị, quen thuộc đối với người đọc Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS	GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
Gv giới thiệu về tác giả Puskin và những tác phẩm nổi tiếng của ông
Gv giới thiệu một vài mẫu truyện cổ tích Nga.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản.
Gv phân vai và cho học sinh đọc : Người dẫn truy

File đính kèm:

  • docGiao anvawn 20142015.doc
Giáo án liên quan