Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 91: Tiếng việt Ẩn dụ

Hoạt động 1: Vào bài:

Ở tiết học trước cô và các em đã cùng nhau tìm hiểu thế nào là nhân hóa và tác dụng của nhân hóa là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một biện pháp tu từ nữa đó là “Ẩn dụ”. Vậy thế nào là ẩn dụ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.

 Hoạt động 1: Khái niệm ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ.

-GS sử dụng bảng phụ.Gọi HS đọc VD.

? Cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai?Tại sao em biết điều đó?

HS trả lời: chỉ Bác Hồ.

Gv nhận xét, chốt ý.

? Vì sao có thể ví Bác Hồ với Người cha.

Hs trả lời.

GV: Vì Bác với Người cha có phẩm chất giống nhau( tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo với con.).

 Người cha là hình ảnh ẩn dụ của Bác => ẩn dụ phẩm chất.

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 91: Tiếng việt Ẩn dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 91	 TIẾNG VIỆT
 ẨN DỤ
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ẩn dụ.
- Nắm được các kiểu ẩn dụ.
Kỹ năng:
- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ.
- Biết phát hiện và phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Biết vận dụng ẩn dụ trong nói và viết.
Thái độ:
 - Yêu thích môn tiếng Việt.
 - Vận dụng ẩn dụ đúng trường hợp trong học tập và cuộc sống.
Trọng tâm:
- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ.
- Vận dụng ẩn dụ trong nói và viết.
Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Giáo án, SGK .
 3.2 Học sinh: SGK, vở bài học, vở bài soạn.
Tiến trình dạy học:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm diện.
- Cán sự bộ môn báo cáo tình hình soạn bài.
 4.2.Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Thế nào là nhân hóa? Cho ví dụ. (6 đ)
Câu 2: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ tàu, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. (4đ)
Trả lời: 
Câu 1:
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ:	
Câu 2: 
Phép nhân hóa: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em tíu tít, bận rộn.
Tác dụng: Làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn; người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng.
 .
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Ở tiết học trước cô và các em đã cùng nhau tìm hiểu thế nào là nhân hóa và tác dụng của nhân hóa là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một biện pháp tu từ nữa đó là “Ẩn dụ”. Vậy thế nào là ẩn dụ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.
 Hoạt động 1: Khái niệm ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ.
-GS sử dụng bảng phụ.Gọi HS đọc VD.
? Cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai?Tại sao em biết điều đó?
HS trả lời: chỉ Bác Hồ.
Gv nhận xét, chốt ý.
? Vì sao có thể ví Bác Hồ với Người cha.
Hs trả lời.
GV: Vì Bác với Người cha có phẩm chất giống nhau( tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo với con...).
 Người cha là hình ảnh ẩn dụ của Bác => ẩn dụ phẩm chất.
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
? So sánh và ẩn dụ có gì giống và khác nhau?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt lại
→ Khi phép so sánh có lược bỏ vế A,người ta gọi đó là so sánh ngầm(ẩn kín) đó là ẩn dụ.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK / 68
- HĐ 2 : Hướng dẫn phân loại các kiểu ẩn dụ:(9’)
- Gv sử dụng bảnh phụ. Gọi Hs đọc Vd trên bảng phụ
? Các từ in đậm “thắp,lửa hồng” dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?
+ “Lửa hồng” chỉ “màu đỏ” của hoa râm bụt
+ “Thắp” chỉ sự “nở hoa”
+ “Màu đỏ” được ví với “lửa hồng” vì hai sự vật ấy cóhình thức tương đồng.Còn sự “nở hoa” được ví với hành động “thắp” vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện.
? Cụm từ in đậm “nắng giòn tan”có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
+ “Giòn tan” chỉ đặc điểm của cái bánh.Được cảm nhận qua giác quan vị giác
+ “Nắng” không dùng vị giác để cảm nhận.→ Sử dụng từ “giòn tan”để nói về “nắng”có sự chuyển đổi cảm giác.
? Tìm ví dụ để rút ra 4 kiểu ẩn dụ?
+ “Lửa hồng” - “màu đỏ” → sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật hiện tượng.Ẩn dụ hình thức.
+ “Thắp” – “nở hoa” → tương đồng về cách thức thực hiện hành động.Ẩn dụ cách thức
+ “Người Cha” – “Bác Hồ” → tương đồng về phẩm chất của sự vật hiện tượng .Ẩn dụ phẩm chất
+ (nắng) “giòn tan” – (nắng) “to,rực rỡ” → tương đồng về cảm giác.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK /69.
-HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập:(10’)
- Gọi Hs đọc bài tập SGK /69-70.
Bài tập 1: So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt sau?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Bài tập 2: Tìm ẩn dụ hình tượng trong Vd?Nêu lên những nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh dưới đây?
a. “An quả” có nét tương đồng về cách thức với “sự hưởng thụ thành quả lao động”. “Kẻ trồng cây” nét tương đồng về phẩm chất với “người lao động,người xây dựng tạo ra thành quả” →Khi hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả tạo ra thành quả đó.
b. “mực,đen”nét tương đồng về phẩm chất “cái xấu”; “đèn,sáng”có nét tương đồng về phẩm chất “cái tốt,hay,tiến bộ”
c. “thuyền”chỉ “người đi xa”; “bến” chỉ “người ở lại” → Ẩn dụ phẩm chất
d. “Mặt Trời”chỉ Bác Hồ ;nét tương đồng về phẩm chất
Bài tập 3: Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu lên tác dụng?
a.Thấy mùi mồ hôi chảy qua mặt
+ Thấy mùi : từ khứu giác chuyển qua thị giác
+ Thấy mùi mồ hôi chín chảy qua mặt : từ xúc giác(cảm giác khi da tiếp xúc với vật khác) chuyển qua khứu giác
+ Tác dụng :liên tưởng mới lạ
b. Anh nắng chảy đầy vai:
+ Xúc giác – thị giác
+Tác dụng : liên tưởng mới lạ
c. Tiếng rơi rất mỏng
+Xúc giác – thính giác
+Tác dụng : mới lạ,độc đáo,thú vị
d. Ướt tiếng cười của bố
+ Xúc giác,thị giác – thính giác
+Tác dụng : mới lạ sinh động
 4.4 Củng cố kiến thức.
Nêu ý nghĩa văn bản? Vài nét nghệ thuật?
Ý nghĩa văn bản:
- Khi chống giặc, dân ta dù là người dân thường cũng tỏ ra anh hùng.
- Không khí ấm áp nghĩa tình với tất cả đồng bào miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện gây ấn tượng ngay khi mở đầu tác phẩm
- Kể chuyện ngôi thứ nhât. Cách kể chuyện gây ấn tượng ngay khi vào chuyện.
- Khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vât tài tình.
 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài , tóm tắt lại cốt truyện.
+ Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Trần Văn Tư.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị trả lởi các câu hỏi trong bài kiểm tra Văn.
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai_23_An_du.doc