Giáo án dạy Ngữ văn 6 cả năm

TIẾT 55

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN( Tiếp )

1. Mục tiêu

 a)Về Kiến thức

 Giúp HS

 - Nắm được đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học.

 - Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các truyện đã học.

 b)Về Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian

 - Trình bày cảm nhận về truyện dân giantheo dặc trưng thể loại

 - Kể lại được một vài câu chuyện đã học

*KNS:

 - Kĩ năng tư duy sáng tạo: So sánh, rút ra ý nghĩa văn bản. Kể lại được một vài câu chuyện đã học

 

doc545 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Ngữ văn 6 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i một hôm, trâu gặp người than thở sự vất vả của mình rồi tị với chó. Chó bực bội kể công lao của mình và lại tị với ngựa. Ngựa cáu tiết kể công lao của mình rồi chỉ trích lũ dê nhàn nhã. Dề phân bua rồi quay sang chê gà. Gà bực bội chỉ trích lợn lười biếng. Lơn kể công lao của mình trong những việc làng xã, cưới xin, tang ma, khao vọng.
 Người nghe vậy, đứng ra dàn hoà, khen ngợi công lao phục vụ tận tuỵ của cả sáu giống vật.
- Sáu con gia súc nói được tiếng người.
- Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
- Những tưởng tượng ấy đều dựa trên sự thật về cuộc sống và đặc điểm công việc riêng của mỗi giống vật.
- Tưởng tượng như vậy nhắm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì, tị nạnh nhau.
- Sử dụng phép nhân hoá.
- Đặt mình vào địa vị của sự vật mà tưởng tượng tâm tình, số phận của sự vật, nhìn và cảm mọi vật xung quanh theo đặc điểm của sự vật ấy. 
- Truyện tưởng tượng là truyện kể do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
 - Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng : dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật, sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn , thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa.
 * Ghi nhớ: (SGK,T.133)
II. Luyện tập. (17 phút)
 1. Bài tập 1:
 Truyện “Giấc mơ trò chuyện với lang liêu
 (SGK,T.132,133)
 Em đang ngồi trông bánh chưng ngày tết, lúc đó đêm đã khuya lắm rồi, mọi vật đã chìm trong im lặng. Em thẻ hồn trong ánh lửa bập bùng và đột nhiên em được gặp Lang Liêu. Em cùng Lang Liêu trò chuyện vui vẻ. Em hỏi Lang Liêu về việc làm bánh, chàng kể cho em nghe. Thế rồi em chợt tỉnh giấc. Em nghĩ tới vua Hùng và những người con của ngài với lòng ngưỡng mộ và biết ơn.
* Những chi tiết tưởng tượng trong truyện:
- Tưởng tượng giấc mơ gặp Lang Liêu - một nhân vật trong truyện truyền thuyết.
- Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân tình làm bánh ngày tết.
- Trò chuyện với Lang Liêu. 
 2. Bài tập 4. (SGK,T.134)
a) Mở bài:
- Trong nhà có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô.
- Các phương tiện cùng ở chung trong ga ra.
b) Thân bài:
- Một hôm, tình cờ em nghe thấy tiếng rì rầm vọng ra từ ga ra.
- Đầu tiên, xe ô tô kể công lao của mình rồi chê bai xe máy.
- Xe máy bực bội kể công và cho rằng xe đạp chậm chạp yếu ớt.
- Xe đạp kể công và cho rằng ô tô và xe máy không những làm chủ tốn nhiều tiền xăng mà còn làm ô nhiễm môi trường.
- Tiếng cãi vã trở nên om sòm, em đẩy cửa bước vào khuyên can.
c) Kết bài:
 - Em chợt tỉnh giấc thì ra em vừa trải qua một giấc mơ lí thú.
- Em càng yêu quý và nhận rõ trách nhiệm của mình đối với các phương tiện giao thông.
c) Củng cố, luyện tập: (2’)
	- Truyện tưởng tượng được kể như thế nào?
- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
 - Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
-Làm nốt các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài ôn tập truyện dân gian theo SGK.T. 134, 135
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian giảng toàn bài:.............................................................................................
Thời gian giảng từng phần:..........................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................
Ngày soạn: 21/11/2014 Ngày giảng:.../..../2014 Dạy lớp .... 
 ..../.../2014 Dạylớp.... 
TIẾT 54 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
1. Mục tiêu
 	 a)Về Kiến thức
	- Nắm được đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học.
	- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các truyện đã học.
 	 b)Về Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian
 - Trình bày cảm nhận về truyện dân giantheo dặc trưng thể loại
 - Kể lại được một vài câu chuyện đã học
*KNS:
	- Kĩ năng khái quát, tổng hợp: Tổng hợp những thể loại truyện.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo: So sánh, rút ra ý nghĩa văn bản.
 	c)Về Thái độ:
	- Học sinh có ý thức nghiêm túc trong quá trình làm đề cương tổng hợp các kiến thức đã học một cách tự giác.
* Từ đó học sinh hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	a) Chuẩn bị của GV: 
 SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: 
 SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, soạn bài theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ: (5) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS- nhận xét.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)Chương trình Ngữ văn từ đầu năm đến nay đã giới thiệu với chúng ta một số thể loại tiêu biểu của truyện dân gian Việt Nam và thế giới. Bài ôn tập truyện dân gian hôm nay sẽ giúp các em hệ thống hóa, nắm vững hơn nội dung kiến thức đã học của phần văn học này.
b) Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
?TB
?TB
 Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào?
 Em đã được học truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
 Kể tên những truyện dân gian (theo thể loại) mà em đã học và đã đọc (kể cả truyện dân gian của nước ngoài)?
I.Lập bảng hệ thống các truyện dân gian đã học (8’)
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
1.Con Rồng, cháu Tiên.
2.Bánh chưng, bánh giầy.
3.Thánh Gióng.
4.Sơn Tinh, Thủy Tinh.
5.Sự tích Hồ Gươm.
1.Sọ Dừa.
2.Thạch Sanh.
3.Em bé thông minh.
4.Cây bút thần.
5.Ông lão đánh cá và con cá vàng.
1.Ếch ngồi đáy giếng.
2.Thầy bói xem voi.
3.Đeo nhạc cho mèo.
4.Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
1.Treo biển.
2.Lợn cưới, áo mới.
* Hệ thống hoá các truyện dân gian đã học(Có thể lập sơ đồ tư duy )(15 ).
GV. Treo bảng phụ (Kẻ bảng hệ thống để trống nội dung).
HS. Viết các nội dung ra giấy sau đó dán vào ô trống thích hợp (có nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung):
Thể loại
Tác phẩm cụ thể
Nhân vật
Yếu tố
Nội dung ý nghĩa
Truyền thuyết
1. Con Rồng, cháu Tiên
- Thần
- Tưởng tượng hoang đường, kì ảo.
- Giải thích nguồn gốc dân tộc.
2. Bánh chưng, bánh giầy
- Người
- Lí giải phong tục, tập quán của dân tộc.
3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Thần
- Hoang đường.
- Ước mơ chinh phục thiên nhiên.
4. Thánh Gióng
- Thánh
- Hoang đường
- Ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm.
5. Sự tích Hồ Gươm
- Nhân vật lịch sử.
- Yếu tố li kì vẫn phổ biến.
- Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm.
Truyện
cổ tích
1. Thạch Sanh
- Người dũng sĩ
- Tưởng tượng
- Ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
2. Em bé thông minh
- Em bé thông minh
- Tưởng tượng
3. Cây bút thần
- Em bé mồ côi
- Tưởng tượng
4. Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Người
- Tưởng tượng
Truyện ngụ ngôn
1. Ếch ngồi đáy giếng
- Vật
- Tưởng tượng
- Những bài học đạo lí.
- Phê phán cách nhìn thiển cận hẹp hòi.
- Triết lí sâu xa.
2. Thấy bói xem voi
- Người
3. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Bộ phận cơ thể con người
Truyện cười
1. Treo biển
- Người
- Chế giễu, phê phán thói ba phải, không có chính kiến. 
2. Lợn cưới, áo mới
- Người
- Phê phán thói hay khoe của. 
?KH
?TB
?KH
?TB
?KH
?KG
 Truyền thuyết kể về ai? Về sự việc gì? Lấy ví dụ minh họa ?
Ví dụ: trong “Thánh Gióng”: nhân vật Gióng, Hùng Vương thứ sáu. Các sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày cạng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng; số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn; Vào thời Hùng Vương cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
Truyện cổ tích kẻ về những ai? Chứng minh bằng các truyện em đã được học, được đọc?
Hãy chứng minh đặc điểm của truyện ngụ ngôn qua các truyện đã học?
 Chuyện kể về loài vật (Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo), về chính con người (Thầy bói xem voi), để nói bóng gió chuyện con người: phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang; phê phán cách đánh giá sự vật một cách phiến diện, theo ý kiến chủ quan của mình.
 Các truyện cười đã học kể về điều gì?
GV: Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của nhân vật: cười sự thiếu chủ kiến của người chủ hàng cá trong truyện Treo biển; cười tính thích khoe của đã biến các nhân vật trở thành lố bịch trong lời nói và hành động (Lợn cưới, áo mới).
 Nêu mục đích sáng tác của các truyện cổ dân gian?
Đối với truyền thuyết, người xưa sáng tạo ra để giải thích những sự vật trong đời sống mà họ quan tâm (nguồn gốc dân tộc,nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy), thể hiện ý thức về sức mạnh của cộng đồng người Việt trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và ước mơ chinh phục thiên nhiên. Nhưng chủ yếu họ muốn kể các sự kiện lịch sử và ca ngợi nhân vật lịch sử mà họ tôn vinh, ngưỡng mộ như cha Rồng, mẹ Tiên (tổ tiên dân tộc), Thánh Gióng (người anh hùng dân tộc)đồng thời, họ cũng gửi gắm vào đó ước mơ của mình về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong truyện cổ tích, người tốt được hưởng hạnh phúc (Thạch Sanh lấy công chúa và lên nối ngôi vua), kẻ ác bị trừng trịTruyện ngụ ngôn nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta: con người trong cuộc sống phải biết nương tựa vào nhau, chia rẽ thì không thể tồn tại (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)Truyện cười “Treo biển” là tiếng cười vui vẻ, có ý phê phán nhẹ nhàng; “Lợn cưới, áo mới” chế giễu, phê phán tính hay khoe của
Trên cơ sở nhắc lại những kiến thức cơ bản về các thể loại truyện dân gian đã học, hãy nêu giá trị đặc sắc về nội dung của truyện dân gian?
II. Giá trị văn học
1. Giá trị nội dung (28’)
* Điểm riêng của từng thể loại	
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ=> truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi lịch sử.
 - Truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
	+ Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí..);
	+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
	+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
	+ Nhân vật là động vật, con vật biết nói năng, hành động như con người.
- Truyện cười là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng đáng cười này phơi bày ra và người nghe, người đọc phát hiện thấy.
* Giá trị nội dung:
- Các loại truyện dân gian đã học phản ánh tâm hồn, tình cảm của cha ông ta trong buổi đầu dựng nước, giữ nước, trong cuộc sống thường ngày với những nét đẹp đáng trân trọng đó là:
	+ Sự tự hào về nguồn gốc cao quý của tổ tiên; tự hào về phong tục văn hóa tốt đẹp; ước mơ chế ngự thiên nhiên để tồn tại; thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
	+ Mơ ước về lẽ công bằng trong xã hội và chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
	+ Nêu ra những bài học để khuyên nhủ răn dạy người ta trong cuộc sống.
	+ Mang lại tiếng cười vui vẻ trong cuộc sống đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
- Các truyện dân gian đã học đem đến cho chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về cha ông, về sự đồng cảm của dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới.
c)Củng cố, luyện tập:(2’)
-Các truyện cười đã học kể về điều gì?
-Truyện cười là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng đáng cười này phơi bày ra và người nghe, người đọc phát hiện thấy.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
 	- Trả lời tiếp các nội dung còn lại tiết tới ôn tập tiếp.
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian giảng toàn bài:.............................................................................................
Thời gian giảng từng phần:..........................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................
Ngày soạn: 23/11/2014 Ngày giảng:.../..../2014 Dạy lớp .... 
 ..../.../2014 Dạylớp.... 
TIẾT 55 
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN( Tiếp )
1. Mục tiêu
 	a)Về Kiến thức
 Giúp HS 
	- Nắm được đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học.
	- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các truyện đã học.
 	b)Về Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian
 - Trình bày cảm nhận về truyện dân giantheo dặc trưng thể loại
 - Kể lại được một vài câu chuyện đã học
*KNS:
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo: So sánh, rút ra ý nghĩa văn bản. Kể lại được một vài câu chuyện đã học
 	 c)Về Thái độ:
	- Học sinh có ý thức nghiêm túc trong quá trình làm đề cương tổng hợp các kiến thức đã học một cách tự giác.
* Từ đó học sinh hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	a) Chuẩn bị của GV: 
 SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: 
 SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, soạn bài theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy 
a) Kiểm tra bài cũ: (4’): Kiểm tra miệng
 Câu hỏi: Nêu giá trị nội dung của các truyện dân gian mà em đã được học ở lớp 6?
	Đáp án: - Các loại truyện dân gian đã học phản ánh tâm hồn, tình cảm của cha ông ta trong buổi đầu dựng nước, giữ nước; trong cuộc sống thường ngày với những nét đẹp đáng trân trọng đó là:
	+ Sự tự hào về nguồn gốc cao quý của tổ tiên; tự hào về phong tục văn hóa tốt đẹp; ước mơ chế ngự thiên nhiên để tồn tại; thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
	+ Mơ ước về lẽ công bằng trong xã hội và chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
	+ Nêu ra những bài học để khuyên nhủ răn dạy người ta trong cuộc sống.
	+ Mang lại tiếng cười vui vẻ trong cuộc sống đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
	- Các truyện dân gian đã học đem đến cho chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về cha ông, về sự đồng cảm của dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)Trong tiết trước, các em đã lập bảng hệ thống các văn bản truyện dân gian đã học và tìm hiểu về giá trị nội dung của những truyện đó, tiết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về giá trị nghệ thuật.
b) Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
?KH
?TB
GV
?TB
?KH
?KH
?KH
ơ
?KH
?K
?K
Nêu giá trị nghệ thuật đặc sắc của thể loại truyền thuyết, cổ tích?
TB: Lấy ví dụ minh họa cho đặc điểm trên của truyền thuyết?
Nhưng chúng ta cũng biết, truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian. Nó thường có yếu tố “lí tưởng hóa” và yếu tố tưởng tượng kì ảo. Nhưng nhờ có trí tưởng tượng bay bổng của người xưa bắt nguồn từ một tư duy mộc mạc, nguyên sơ, tư duy thần thoại đã khiến những yếu tố hoang đường được đan xen, gắn liền với những chi tiết đời thường để làm nên một vẻ đẹp dân gian cho truyền thuyết. Ví dụ bên cạnh một ông Gióng thần kì, cưỡi ngựa sắt phun lửa giết giặc Ân xong bay về trời thì lại có một ông Gióng trong dân gian: ăn hết bảy nong cơm ba nong cà; lớn lên nhờ vào ăn cơm gạo của nhân dân, áo vải dân may, dân làm cho vũ khí để đánh giặc. Con người ấy sinh ra từ làng Gióng vào đời Hùng Vương thứ sáu. Chính sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố kì diệu cũng những chi tiết đời thường đã sáng tạo ra một hình tượng Thánh Gióng rực rỡ nhưng lại thân quen với mọi người. Nhưng tùy vào thời điểm ra đời, yếu tố hoang đường kì ảo trong truyền thuyết cũng có sự khác nhau. So với truyền thuyết thời Hùng Vương thì những truyền thuyết thời sau các vua Hùng ít yếu tố hoang đường và đã theo sát những sự kiện lịch sử hơn.
Lấy ví dụ minh họa từ truyện cổ tích?
Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn và truyện cười? Lấy ví dụ minh họa?
Truyền thuyết và truyện cổ tích có điểm gì giống và khác nhau?
GV: Yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau
Theo em, truyện Truyền thuyết và truyện cổ tích giống nhau ở điểm nào?
Chỉ ra điểm khác nhau của truyền thuyết và truyện cổ tích?
Theo em, truyện ngụ ngôn và truyện cười giống nhau ở điểm nào?
Chỉ ra điểm khác nhau của truyện ngụ ngôn và truyện cười?
Từ việc tìm hiểu trên, em có được những kết luận gì về truyện dân gian?
2. Giá trị nghệ thuật (10’)
- Những đặc sắc về nghệ thuật của các thể loại truyện dân gian:
	+ Truyền thuyết, cổ tích có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Ví dụ nguồn gốc cao quí của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ. Sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng. Phép lạ của Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyện cổ tích cũng có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo ví dụ: Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con, bà mẹ mang thai nhiều năm rồi mới sinh, Thạch Sanh được các thiên thần dạy mọi phép thần thông. Cây bút thần của Mã Lương vẽ cái gì, cái ấy trở thành vật thật. Nhân vật cá vàng có tài biến hóa kì diệu.
Ví dụ nhân vật ếch trong “Ếch ngồi đáy giếng” được dùng để ám chỉ những kẻ ít hiểu biết nhưng lại kiêu ngạo và chủ quan trong cuộc sống
Ví dụ yếu tố gây cười trong “Treo biển” đó là sự góp ý tước đi quyền quảng cáo của nhà hàng đặc biệt yếu tố gây cười được thể hiện qua sự thiếu chủ kiến của người chủ nhà hàng tiếp thu một cách thiếu chọn lọc treo biển thành cất biển.
- Truyện ngụ ngôn thường sử dụng lối nói ẩn dụ, ngụ ý.
- Truyện cười có yếu tố gây cười
3. So sánh các cặp thể loại (19’)
 a.Truyền thuyết và truyện cổ tích (10’)
- Giống nhau:
	+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
	+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường
- Khác nhau:
	+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các kiểu nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
	+ Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo); còn truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi đó là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế).
b. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười (9’)
- Giống nhau: Truyện ngụ ngôn và truyện cười thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta.
Vì thế những truyện ngụ ngôn như “Thầy bói xem voi”, “Đeo nhạc cho mèo” giống như truyện cười, cũng thường gây cười.
- Khác nhau:
	+ Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính chất đáng cười.
	+ Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
III. Kết luận (8’)
- VHGD là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta; đem lại cho ta những hiểu biết phong phú về nhiều mặt: quan niệm sống, sinh hoạt vật chất và tư tưởng của nhân dân ta qua các thời đại.
- VHDG là kết tinh kinh nghiệm sống, trí tuệ, tình cảm của nhân dân được trình bày bằng thứ ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc.
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật được sàng lọc tự nhiên qua không gian, thời gian nên có giá trị nghệ thuật cao.
c) Củng cố, luyện tập(2’)
?Chỉ ra điểm khác nhau của truyện ngụ ngôn và truyện cười?
Khác nhau:
	+ Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính chất đáng cười.
	+ Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
	d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
	- Xem lại kiến thức tiếng Việt để tiết tới trả bài kiểm tra.
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian giảng toàn bài:...............

File đính kèm:

  • docgvan 6 Tuan.doc