Đề thi Olimpic học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thanh Mai (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (4 điểm )

 Bằng hình thức một đoạn văn khoảng 10 câu, hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:

 “ Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !

Rừng cọ đồi chè rừng xanh ngào ngạt

 Nắng chói sông Lô hò ô tiến hát,

 Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

 ( Tố Hữu)

Câu 2: (6 điểm)

 Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau:

 NGƯỜI ĂN XIN

 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi.Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nưa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

 (Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,trang 22)

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olimpic học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thanh Mai (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
 Năm học: 2013-2014
 Môn : Ngữ văn
 Thời gian làm bài: 120 phút 
 ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm )
 Bằng hình thức một đoạn văn khoảng 10 câu, hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
 “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ đồi chè rừng xanh ngào ngạt
 Nắng chói sông Lô hò ô tiến hát,
 Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
 ( Tố Hữu)
Câu 2: (6 điểm)
 Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau:
 NGƯỜI ĂN XIN
 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi.Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :
Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.
 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nưa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
 (Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,trang 22)
Câu 3: (10 điểm).
 Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” Xuân Quỳnh.
 -----------------------------------------Hết----------------------------------------------------
 (Giám thị không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
 HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC LỚP 7
 Năm học: 2013-2014
 Môn : Ngữ văn
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
1.Yêu cầu về hình thức: 
 - Viết đúng hình thức một đoạn văn, đủ số lượng câu.
 - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng
2. Yêu cầu về nội dung : Cần làm nổi bật các ý sau đay :
- Cái đẹp( nghệ thuật cảu đoạn thơ).
 + Cách gieo vần “a” ( Câu 1,4 ) và “át” (câu 2,3), cách ngắt nhịp cân đối 4/4 làm cho khổ thơ giàu tính nhạc điệu.
 + Đảo trật tự cúa pháp và dùng câu cảm thán ở câu thứ nhất đã nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca.
 + Âm thanh tiếng hát, điệu hò tạo cảm giác mênh mông khoáng đạt.
 + Đoạn thơ có màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát của rừng cọ, đồi chè, nương lúa. Có nét sơn thủy hữu tình- một vẻ đẹp trong thi ca cổ, trên là núi đồi in bóng bóng xuống dòng sông vỗ tới những chuyến phà ngang dọc qua sông.
- Cái hay: Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực rỡ, tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống.
0,5
0.5
0,5
0,5
1,0
1.0
 2
1.Yêu cầu về kĩ năng:
 - Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
 - Hệ thống ý ( luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
 - Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp 
2.Yêu cầu về nội dung:
 Chỉ ra được nội dung của câu chuyện:
- Truyện nói về thái độ sống và cách ứng xử của con người với con người.
 + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác..
 + Khi trao món qùa tinh thần ấy thì ta cũng nhận được món quà như vây(dẫn chứng trong thực tế để chứng minh).
- Thái độ cần có của mỗi con người trong giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh 
- Suy nghĩ của bản thân về ứng xử của con người (đặc biệt là học sinh) trong cuộc sống hiện tại 
0,5
1,0
0,5
1,5
1,5
1,0
 3
1.Về hình thức.
 - Đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ.
 - Có bố cục ba phần rõ ràng.
 - Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả
2. Về nội dung.
 Bài viết nêu được các ý cơ bản sau:
- Tình bà cháu là tình cảm sâu sắc, gần gũi, tự nhiên mà vô cùng xúc động được Xuân Quỳnh thể hiện trong bài “Tiếng gà trưa”.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người chiến sĩ trong giây phút tạm nghỉ trên đường hành quân, nghe tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm tuổi thơ mà nổi bật là tình bà cháu.
- Trong tâm hồn người cháu, hình ảnh bà là người cả một đời tần tảo, chắt chiu vì con cháu:
+ Bà lo cháu nhìn trộm gà đẻ trứng sẽ bị lang mặt.
+ Bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng quả trứng hồng mong có cả một đàn gà đông đúc.
+ Hiểu được những mong ước giản dị của cháu, bà lo lắng cho đàn gà khi mùa đông tới, sợ gà toi, sợ sương muối để mong sao cuối năm bán gà mua cho cháu bộ quần áo mới .
-Suốt cuộc đời bà tận tụy vất vả, lo toan khó nhọc, chẳng bao giờ nghĩ cho mình vì với bà cháu là tất cả
- Người cháu hiểu được tình yêu của bà dành cho mình, luôn cảm thấy hạnh phúc suốt quãng đời trẻ thơ.
- Và giờ đây khi trở thành người chiến sĩ , những kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ về tình bà cháu đã làm sâu sắc thêm tình cảm với gia đình, quê hương, đất nước của người cháu.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ làm ta thấm thía hơn những điều mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua viết về lòng yêu nước: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
1,0
1,0
 0,5
1,0
0,25
0,25
0,5
1,5
1,5
1,5
1,0
 Thanh mai, ngày 18 tháng 3 năm 2014
 Người ra đề.
 PhạmThị Hà

File đính kèm:

  • docde_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013.doc