Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 47: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

1. Yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm:

 Muốn biểu đạt cảm xúc suy nghĩ về mọi vật xung quanh, dùng phương thức tự sự, miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi cảm xúc.

 2. Vai trò của yếu tố tự sự miêu tả trong văn bản biểu cảm:

 Tự sự và miêu tả khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. Tự sự và miêu tả do cảm xúc chi phối. Tự sự và miêu tả không nhằm mục đích kể tả toàn bộ sự việc hay phong cảnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 47: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	12	
Tiết 	47
NS: 02.11.15
	CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận ra tác dụng của các yếu miêu tả và tự sự trong văn bản biểu cảm. 
	- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn bản biểu cảm. 
 3. Thái độ: 
- Giáo dục hs có ý thức trong việc vận dụng 2 yếu tố đó vào bài văn.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra tập của học sinh (viết bài văn hoàn chỉnh ở tiết trước). 
- Giới thiệu bài: Nêu sơ lược vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
- Ghi tựa bài lên bảng. 
- Lớp trưởng báo cáo.
- Lớp phó học tập báo cáo.
- Nghe hướng dẫn.
- Ghi vào tập. 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15phút)
1. Yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm:
 Muốn biểu đạt cảm xúc suy nghĩ về mọi vật xung quanh, dùng phương thức tự sự, miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi cảm xúc. 
 2. Vai trò của yếu tố tự sự miêu tả trong văn bản biểu cảm:
 Tự sự và miêu tả khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. Tự sự và miêu tả do cảm xúc chi phối. Tự sự và miêu tả không nhằm mục đích kể tả toàn bộ sự việc hay phong cảnh. 
- Cho học sinh đọc câu hỏi 1 SGK
· Hỏi: Chỉ ra yếu tố tự sự miêu tả trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”; cho biết nhiệm vụ cụ thể của từng yếu tố? 
 =>Hệ thống kiến thức
· Hỏi: Để miêu tả cảm xúc, suy nghĩ người ta dùng yếu tố tự sự miêu tả để làm gì ? 
 + Nhận xétà ghi bảng. 
- Cho học sinh đọc câu hỏi 2 SGK. 
· Yêu cầu: Hãy chỉ ra yếu tố tự sự miêu tả trong đoạn văn và cho biết cảm nghĩ của tác giả.
· Hỏi: Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả tác giả có bộc lộ được cảm xúc không ? 
· Hỏi: Trong đoạn văn trên yếu tố tự sự miêu tả thông qua hồi tưởng hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự miêu tả như thế nào ? 
 =>Hệ thống kiến thức:
 · Hỏi: Như vậy yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm giữ vai trò gì ? 
- Đọc. 
- Cá nhân: 
 + Khổ 1: Tự sự 2 câu đầu, 2 câu sau miêu tả à bối cảnh chung.
 + Khổ 2: Tự sự + biểu cảm (uất ức vì già yếu) 
 + Khổ 3: Tự sự + biểu cảm (cam phận).
 + Khổ 4: Biểu cảm trực tiếp (lòng vị tha, nhân đạo).
- Cá nhân: Trả lời dựa vào ghi nhớ. 
- Đọc.
- Cá nhân: Miêu tả bàn chân. Kể lại ngâm nước muối. Cảm nghĩ thương bố. 
- Cá nhân: Không.
- Cá nhân: Hồi tưởng đã chi phối tự sự và miêu tả vì tự sự và miêu tả gián tiếp bằng cách ấy đã gợi lên cảm xúc cho người đọc.
- Cá nhân: Dựa vào ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
Bài 1: Tóm tắt bằng văn xuôi bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
(Tuỳ học sinh).
 Bài 2: Viết bài văn biểu cảm dựa trên bài văn kẹo mầm. 
(Tuỳ học sinh).
- Cho học sinh đọc bài 1 và nêu yêu cầu. 
 + Gọi học sinh trình bày miệng.
 + Nhận xét.
- Cho học sinh đọc bài 2 và nêu yêu cầu. 
 + Tổ chức học sinh thảo luận. 
- Đọc và nêu yêu cầu.
 + Trình bày miệng.
- Cá nhân: Đọc và nêu yêu cầu.
- Thảo luận: Đại diện trả lời (Treo bảng phụ).
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
* Khắc sâu kiến thức :
· Yêu cầu: Nêu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm. 
 *Nhắc học sinh:
 + Học bài.
 + Chuẩn bị tập soạn sửa bài làm văn số 2.
- Cá nhân: Dựa vào bài học. 
- Nghe. 

File đính kèm:

  • docTiet 47.doc