Đề thi học kì II Môn: Ngữ văn 12

 Phần II. Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

 Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng nghiện Facebook, thường xảy ra với người trẻ tuổi, dưới 25. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá,

 (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxo,Edu.vn>Tin tức)

Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ, bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

 Bàn về quyết định không chịu li hôn với người chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu), có ý kiến cho rằng “ Đó là quyết định của một người phụ nữ đầy cam chịu và nhẫn nhục” nhưng cũng có ý kiến khác khẳng định “ Đó là quyết định của một tâm hồn thánh thiện, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh”.

 Anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Môn: Ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU IV 
 Đề thi học kì II
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút.
Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5:
 (1)   Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục để các thế hệ sau giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
(2) Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là nền tảng văn hóa, tinh thần nhân văn của lễ hội đã và đang bị phá vỡ bởi nhiều hành vi phản văn hóa. Những ngày gần đây, bên cạnh lễ hội Chém lợn (Ném Thượng, Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh) tiếp tục làm "nóng" dư luận với nhiều ý kiến trái chiều, cộng đồng mạng đã thật sự "dậy sóng" trước những hành vi vô cảm, thiếu văn hóa của không ít người, đặc biệt là những người trẻ: mặc váy ngắn vào chùa, trèo lên tượng, tạo dáng chụp ảnh khoe trên Facebook, vẽ, viết lên tranh Phật ở chùa Bái Đính... Và thật sự gây phẫn nộ là những clip ghi lại chuyện "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" trong Hội Gióng (Sóc Sơn) và rước kiệu phá ô tô của hội làng Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm).
(3) Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực. Rất đáng lo ngại là cách hành xử thiếu kiềm chế, những hành vi bạo lực đang ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm mất đi những giá trị thiêng liêng của lễ hội mà còn phá vỡ những khế ước tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh trong đó. Nói như một nhà nghiên cứu là "những hành động như vậy đang vô tình đâm toạc tâm trí tổ tiên mình". Và tình trạng này đang và tiếp tục làm méo mó, biến chất những phong tục tốt đẹp của dân tộc
 (Những hành vi phản văn hóa đang phá vỡ tín ngưỡng dân gian và làm biến chất lễ hội- Cù Xuân Trường.Báo mới.)  
 Câu 1. Đoạn văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?(0,5 điểm) 
 Câu 2. Thao tác lập luận được tác giả sử dụng ở đoạn (1)? (0,25 điểm)
 Câu 3. Theo tác giả có một thực trạng đáng buồn đã xảy ra ở một số lễ hội văn hóa của nước ta trong thời gian qua. Đó là thực trạng nào ? (0,5 điểm)
Câu 4. Trước thực trạng trên, tác giả có thái độ như thế nào? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 5. Từ đó, anh/chị hãy nêu 2 giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Viết khoảng 7- 10 dòng. (0,25 điểm)
 Phần II. Làm văn (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng nghiện Facebook, thường xảy ra với người trẻ tuổi, dưới 25. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá,
 (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxo,Edu.vn>Tin tức)
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ, bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
 Bàn về quyết định không chịu li hôn với người chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu), có ý kiến cho rằng “ Đó là quyết định của một người phụ nữ đầy cam chịu và nhẫn nhục” nhưng cũng có ý kiến khác khẳng định “ Đó là quyết định của một tâm hồn thánh thiện, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh”.
 Anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên.
----- Hết ----
Hướng dẫn chấm
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1.  Đoạn văn được viết theo phương thức nghị luận / Nghị luận và thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận/phong cách ngôn ngữ báo chí.
 - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo đáp án trên.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong vế của câu hỏi.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2.  Thao tác chính là thao tác giải thích / giải thích
- Điểm 0,25: Trả lời đúng.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3.  Tác giả chỉ ra được thực trạng đáng buồn đó là nền tảng văn hóa, tinh thần nhân văn của lễ hội đã và đang bị phá vỡ bởi nhiều hành vi phản văn hóa.
Tác giả đã chỉ ra được một số thực trạng ở một số lễ hội như:
Những ngày gần đây, bên cạnh lễ hội Chém lợn (Ném Thượng, Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh) tiếp tục làm "nóng" dư luận với nhiều ý kiến trái chiều, cộng đồng mạng đã thật sự "dậy sóng" trước những hành vi vô cảm, thiếu văn hóa của không ít người, đặc biệt là những người trẻ: mặc váy ngắn vào chùa, trèo lên tượng, tạo dáng chụp ảnh khoe trên Facebook, vẽ, viết lên tranh Phật ở chùa Bái Đính... Và thật sự gây phẫn nộ là những clip ghi lại chuyện "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" trong Hội Gióng (Sóc Sơn) và rước kiệu phá ô tô của hội làng Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm).
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên.
- Điểm 0,25 Trả lời còn chung chung.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4.  Thái độ của tác giả: lo ngại/lo lắng.
Vì cách hành xử thiếu kiềm chế, những hành vi bạo lực đang ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm mất đi những giá trị thiêng liêng của lễ hội mà còn phá vỡ những khế ước tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh trong đó, tình trạng này đang và tiếp tục làm méo mó, biến chất những phong tục tốt đẹp của dân tộc
- Điểm 0,5: Trả lời như đáp án.
- Điểm 0,25: Chỉ trả lời được 1 vế hoặc câu trả lời còn chung chung.
Câu 5. 
- Điểm 0,25: Nêu được 2 giải pháp theo quan điểm của mình, có sức thuyết phục.
- Điểm 0 trong trường hợp
+ Nêu 02 tác dụng nhưng không hợp lí.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục.
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/suy nghĩ về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hện nay.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích hiện tượng: nghiện Facebook là thói quen sử dụng Facebook thường xuyên cuả giới trẻ. Thói quen đó trở thành vô thức, không thể kiểm soát được. Tâm trạng thường bứt rứt,khó chịu, không an nếu không được sử dụng. Nếu đem so sánh với nghiện ma túy, nghiện bài bạc, thuốc lá thì có phần đặc biệt hơn.
+ Chứng minh bằng thực trạng sử dụng Facebook của giới trẻ hiện nay : việc sử dụng không làm chủ được thói quen, lạm dụng thái quá trở thành hội chứng mang tên nghiện Facebook. 
++ Là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Havard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong Facebook. 
++ Theo thống  kế về lưu lượng Internet của năm 2011, mạng xã hội Facebook đã vượt qua gã khổng lồ Google để trở thành trang web có lượng truy cập lớn nhất trên toàn thế giới.
++FB vào Việt Nam từ năm 2007, trở nên phổ biến từ năm 2010, cho đến nay đã có số người sử dụng tăng nhanh vào loại đứng đầu thế giới, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh.
 +++ Giới trẻ đang sử dụng Facebook đi chệch với mục đích thực của trang mạng xã hội này, đặc biệt đã trở thành một hội chứng nghiện, một thói quen, hành vi không thể bỏ qua được hàng ngày. Biểu hiện: Cập nhật liên tục, từng phút, thậm chí ăn, ngủ cùng Facebook. Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay post ảnh lên là chỉ ngồi đợi mọi người cùng nhau “chém gió”, rồi hàng giờ liền ngồi bình luận (comment), like lại, bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để tán gẫu, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt Face một cách vô thức. Không vào được Face họ thấy bứt rứt, khó chịu, không yên.Các bạn quên ăn, mất ngủ vì nó, mua điện thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được Facebook ở khắp mọi nơi. Có những con nghiện, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó, thậm chí, mua cái áo mới cũng chụp hình lên để mọi người cùng “chém gió”, đang ăn cũng phải viết mấy status để cập nhật.... Họ đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào Facebook
+ Bình luận chỉ ra tác hại của hiện tượng để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về việc sử dụng đúng ý nghĩa và mục đích của trang mạng xã hội này.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hai nhận định bàn về quyết định không chịu li hôn của nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu ).
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):
Có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;.
++ Hoàn cảnh dẫn tới quyết định không chịu li hôn của người đàn bà hàng chài. 
+ Giải thích các nhận định
++ Nhận định 1“ Đó là quyết định của một người phụ nữ đầy cam chịu và nhẫn nhục” tức là chấp nhận hoàn cảnh thực tại của mình, cam chịu số phận là nạn nhân của bạo lực gia đình
+ + Nhận định 2 “ Đó là quyết định của một tâm hồn thánh thiện, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh” là ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ hàng chài, một người cao thượng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. 
+ Phân tích, chứng minh các nhận định
++ Nhận định 1 có thể thấy được qua lời cầu xin khẩn thiết của người đàn bà hàng chài khi được chánh án Đẩu khuyên Xin quí tòa đừng bắt con bỏ nó. Và nhìn lại phần đầu của tác phẩm ta có thể thấy rõ hơn: qua ngoại hình, qua thái độ không chịu chống trả trước sự đánh đập của người chồng, thái độ đối với thằng Phác
++ Nhận định 2 Đằng sau lời cầu xin đó là ca một tấm lòng của mộ người mẹ, người vợkhiến cho Đẩu, Phùng, người đọc vô cùng ngạc nhiên. Bởi vì nguyên nhân người đàn bà không chịu bỏ chồng đã cho thấy được tình yêu thương và lòng vị tha, đức hi sinh. Đằng sau vẻ ngoài nhếch nhác đó là một tấm lòng cao cả, đằng sao vẻ quê mùa, ít học lại là một người thấu hiểu lẽ đời
+ Bình luận 2 nhận định
++ 2 nhận định bổ sung cho nhau, làm toát lên vẻ đẹp của nhân vật
++ Tài năng của Nguyễn Minh Châu trong việc đi tìm, khám phá vẻ đẹp con người đời tư- thế sự với những tâm lí phức tạp, đa dạng qua việc đặt nhân vật vào những tình huống bất ngờ, giàu kịch tính.
++ Qua 2 nhận định đã kkhawcs họa được vẻ đẹp của nhân vật, làm toát lên được tư tưởng của tác phẩm
- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên
- Điểm 2,5 - 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 2,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 1,0 - 0,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

File đính kèm:

  • docTuan_35_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_20150725_041214.doc