Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 6 - Đề 6 - Phòng GDĐT huyện Thủy Nguyên

2 • Yêu cầu chung:

-Yêu cầu về hình thức:

 Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức. Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.

 Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).

 Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.

-Yêu cầu về nội dung:

 Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn

• Yêu cầu cụ thể:

+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật

+ Thân bài:

-Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.

-Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.

-Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.

+ Kết bài:

Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 6 - Đề 6 - Phòng GDĐT huyện Thủy Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..............................
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng v ề và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. 
Câu 2: (3 điểm)
	Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Câu 3: (6 điểm)
	Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.
..............Hết............
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...............................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI 
 MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu 
 Đáp án 
Điểm
1
Yêu cầu chung: 
 Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng.
Yêu cầu cụ thể: 
-Ý 1: Xác định được các phép nhân hoá: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn. 
-Ý 2: Nêu được tác dụng: Làm cho việc miêu tả bến cảng trở nên sống động, nhộn nhịp hơn.
0,5
1,5
2
Yêu cầu chung: 
-Yêu cầu về hình thức: 
 Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
 Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
 Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
-Yêu cầu về nội dung: 
 Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật
+ Thân bài: 
-Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
-Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình. 
-Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức. 
+ Kết bài: 
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
 0,25
2,5,
0,25
3
Yêu cầu chung:
Về hình thức: 
 Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
Về nội dung: 
 Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh.
+ Thân bài: 
*Lúc bước ra sân: bao quát không gian 
Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
*Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh: 
Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn. 
Không gian mát mẻ, trong lành...
Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
*Lúc bước vào nhà:
Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng. 
+ Kết bài: 
 Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.
0,5
4
(1 điểm) 
(2 điểm)
 (1điểm)
0,5
..............Hết...........

File đính kèm:

  • docvan 6_hsg_6.doc