Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 3 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2điểm)

Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ

 Nuôi lớn đời ta tự thuở nào’’

 ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 2: (2 điểm)

 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy:

 Ngửa mặt lên nhìn mặt

 có cái gì rưng rưng

 như là đồng là bể

 như là sông là rừng

 Trăng cứ tròn vành vạnh

 kể chi người vô tình

 ánh trăng im phăng phắc

 đủ cho ta giật mình.

 ( SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3 (6 điểm)

 Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ( Dựa vào các đoạn trích đã học và đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều).

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 3 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài;150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2điểm)
Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
 Nuôi lớn đời ta tự thuở nào’’
 ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Câu 2: (2 điểm) 
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy:
 Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 có cái gì rưng rưng 
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
 Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 ( SGK Ngữ văn 9, tập một)
Câu 3 (6 điểm)
 Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ( Dựa vào các đoạn trích đã học và đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều).
---- Hết ----
Họ và tên thí sinh..................................................Số báo danh...........................................
Chữ ký của giám thị 1..................................Chữ ký của giám thị 2....................................
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9
Câu 1: ( 2điểm)
ý/Phần
Đáp án
Điểm
a
- Nêu được xuất xứ của đoạn thơ (nằm trong tác phẩm nào? của ai?). Kể tên được hai biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ. (1đ)
+ So sánh: “ Biển cho ta cá” được so sánh với “ lòng mẹ”
+ Nhân hóa: Biển là một hiện tượng thiên nhiên vô tri vô giác được nhân hóa có hành động của con người “ nuôi lớn” bao cuộc đời của con người từ những ngày xa xưa.
1đ
b
- Tác dụng; ( 1đ)
 Hai câu thơ là sự cảm nhận về sự gắn bó của biển với con người.
+ Phép so sánh diễn tả tấm lòng rộng lớn, bao dung của biển khơi đối với con người như tấm long của mẹ dành cho những đứa con; biển luôn mang đến cho con người những gì biển có vô tận.
+ Phép nhân hóa diễn tả vai trò của biển đối với con người, mối quan hệ hài hòa giữa thiên nhiên với con người.
1đ
* Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi nghiêm trọng về dùng từ, viết câu cho 2 điểm. Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 2
Câu 2: (2 điểm)
 Nội dung cơ bản của câu này là yêu cầu học sinh trình bày được những cảm xúc chân thành và những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, từ đó rút ra bài học về đạo lí làm người cho bản thân. Mạch bài làm cho câu này có thể như sau:
ý/Phần
Đáp án
Điểm
a
Nêu được vị trí của đoạn thơ ( nằm trong tác phẩm nào? của ai?). Cảm nhận khái quát về giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ (0,5 điểm)
0.25đ
b
Cảm nhận về đoạn thơ: Trên cơ sở phân tích đoạn thơ cần làm rõ: 
- Tiếng lòng và suy ngẫm thấm thía của Nguyễn Duy cũng chính là những nhận thức sâu sắc của mọi người về nghĩa tình thủy chung, về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” 
1.5đ
c
 Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và triết lí đoạn thơ đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về cách sống, cách làm người... 
0.25đ
Câu 3: (6điểm)
 * Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế. cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp. 
* Yêu cầu về kĩ năng: -  Học sinh nhận thức đúng yêu cầu của đề về kiểu bài, nội dung, giới hạn.
-  Biết cách làm bài nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
ý/Phần
Đáp án
Điểm
a. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, dẫn đến tác phẩm “Truyện Kiều”.
- Đánh giá khái quát tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
( 0,5 điểm)
b. Thân bài
 * Thúy Vân, Thúy Kiều, những nhân vật chính diện được Nguyễn Du tôn xưng là đấng bậc và được khắc họa bằng bút pháp cổ điển ước lệ tượng trưng, mồi người một vẻ mười phân vẹn mười. Họ là những nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng, được mô tả với những chi tiết chọn lọc phù hợp với cảm hứng tôn vinh, ngưỡng mộ.
 - Tả Thúy Vân khác tả Thúy Kiều, tả người nào ra người ấy không lẫn lộn(d/c)
 - Nghệ thuật đòn bẩy ( Lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền, tôn lên vẻ đẹp của Thúy Kiều) (d/c)
 - Nghệ thuật đặc tả: đặc tả đôi mắt của Thúy Kiều(d/c)
1.5đ
* Tả hình thức bên ngoài để dự báo tương lai, số phận của nhân vật(d/c)
 - Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu tươi tắn. Vẻ đẹp như báo trước số phận yên ổn của nàng sau này.
 - Thúy Kiều đẹp sắc sảo mặn mà, lại còn có tài năng điêu luyện theo đúng quan niệm thẩm mỹ phong kiến: cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt là tài âm nhạc. Nàng còn là một cô gái đa cảm, tâm hồn phong phú, sâu sắc , nhạy cảm Tài sắc của nàng nghiêng nước nghiêng thành, khiến hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh như dự báo trước số phận đau khổ, bất hạnh của nàng sau này
0,5đ
* Tả hình thức bên ngoài – lời nói, cử chỉ, diện mạo, để lột tả phẩm chất bên trong
- Tả Mã Giám Sinh là nhân vật phản diện được khắc họa bằng bút pháp tả thực, có tính cá thể. Hắn là một con buôn lưu manh, giả danh một giám sinh đi hỏi vợ. Mập mờ về danh tính, tung tích, nguồn gốc. Diện mạo trai lơ, ngôn ngữ cộc lốc, hành động sỗ sang ngồi tót Hắn lạnh lùng vô cảm trước đau khổ của con ngườiNhân vật này gắn liền với cảm hứng tố cáo xã hội của Nguyễn Du.
1đ
* Tả cảnh để ngụ tình: Tâm trạng của chi em Thúy Kiều khi du xuân trở về, tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
1.5đ
* Tôn trọng tuyền thống nghệ thuật trung đại, nhưng Nguyễn Du in dấu ấn cá nhân của mình trong việc khắc họạ chân dung các nhân vật. Chính vì vậy người ta mới nói: tài sắc hiếu nghĩa như Thúy Kiều, ghen như Hoạn Thư, ngang tàng, anh hùng như Từ Hải, tráo trở, lật lọng như Sở Khanh Qua khắc họa chân dung nhân vật mà thể hiện tư cách nhân vật, cảm hứng nhân đạo của thi hào trước cuộc đời và con người.
0.5đ
 c. Kết bài
- Khẳng định lại tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
- Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.
( 0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc