Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi Văn 9 - Phần Văn bản

. Từ ngữ, dấu câu, kiểu câu:

 Do thời lượng của chương trình ôn có hạn nên người biên soạn chỉ chọn một số nội dung có liên quan thiết thực đến việc viết văn của các em HS để đưa vào tài liệu này.

 1. Từ ngữ:

 a. Từ láy gồm có láy toàn bộ và láy bộ phận.

 + Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn nhưng có một số trường hợp biến đổi cho hài hòa âm thanh. VD: xanh xanh, ngăm ngăm, xa xa, ăm ắp, chênh chếch, rừng rực,.

 + Láy bộ phận: chỉ lặp lại phần phụ âm hoặc phần vần.VD: thướt tha, hấp háy, duyên dáng, đậm đà, mĩ miều, lúc lắc,.

 b. Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

 * Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

 ( Lưu ý HS: Phải học hỏi nhiều, đọc nhiều và đặc biệt là có thói quen tra từ điển để hiểu nghĩa của từ).

 * Từ nhiều nghĩa và hiện tương chuyển nghĩa của từ: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Giữa các nghĩa có những mối quan hệ nhất định, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung. (Cần phân biệt với từ đồng âm giũa chúng không có mối quan hệ nào về nghĩa - không có cơ sở chung nào).

 VD: - đầu gối, xoa đầu  nghĩa gốc

 - đầu làng, đâu súng, đầu mối  nghĩa chuyển.

 2. Dấu câu:

 a. Dấu chấm hỏi:

 - Ngoài chức năng chính thì HS cần phải nắm được các chức năng khác của câu nghi vấn, đây là loại câu rất cần thiết cho việc thể hiện sự sinh động trong bài văn.

 - VD: + Anh có thể cho tôi đi qua được không?  cầu khiến.

 + Nó không ăn thì ai ăn?  khẳng định.

 + Ai lại làm thế?  phủ định.

 + Mày có đi không thì bảo?  đe dọa.

 + Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ - Vũ Đình Liên)  bộc lộ cảm xúc.

 

doc102 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi Văn 9 - Phần Văn bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u – Nguyễn Du) để thấy nghệ thuật tả người đặc sắc của Nguyễn Du.
1. Phân tích đề:
 a. Kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ.
 b.Nội dung: Phân tích làm nổi bật nghệ thuật tả người đặc sắc qua bút pháp ước lệ tượng trưng.
 c. Phạm vi tư liệu: Chủ yếu là đoạn thơ Chị em Thúy Kiều, có thể tham khảo các đoạn thơ tả nhân vật khác trong truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Gợi ý làm bài:
 - Nhà thơ Nguyễn Du có nghệ thuật tả người thật đặc sắc. Tả người là nói cả ngoại hình lẫn tính cách nhân vật. Về cả hai mặt này, ngòi bút thiên tài Nguyễn Du đều để lại những mẫu mực khó lòng vượt nỗi.
 - Đối với nhân vật chính diện, thi hào Nguyễn Du tả bằng hình ảnh có tính chất ước lệ, tượng trưng, vận dụng điển cố thuần thục, sử dụng ngôn từ vừa trang trọng vừa diễm lệ.
 - Mở đầu tác giả miêu tả những nét chung nhất về hai chị em. Sử dụng thủ pháp ước lệ, tượng trưng để thể hiện khái quát hình thể duyên dáng, tâm hồn trong trắng của họ. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng nhưng cả hai đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn theo chuẩn mực thời trung đại.
 - Tả nhân vật, Nguyễn Du luôn chú ý cả việc khắc họa tính cách, đạo đức, phong thái làm nổi bật nét đặc sắc riêng của từng nhân vật và cũng dự báo về tương lai của họ. 
 + Tả Thúy Vân đẹp một cách đầy quý phái, phúc hậu từ gương mặt, nụ cười, mái tóc, làn da. Một vẻ đẹp trọn vẹn, thiên nhiên không ghen ghét đố kị, con người trân trọng, quý mếnĐiều này như dự báo Thúy Vân có một cuộc đời yên ổn, suôn sẻ.
 + Tả Thúy Vân tuyệt đẹp để rồi bằng một câu thơ, Nguyến Du đã đẩy Kiều lên một bậc cao hơn. Thủ pháp vẻ mây nẫy trăng (đòn bẩy) ở đây thật tuyệt diệu. Tả Kiều Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như tả Thúy Vân mà tập trung nhiều ở đôi mắt (cửa sổ tâm hồn). Từ cửa sổ tâm hồn ấy “Tinh anh phát tiết ra ngoài / ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”. Đôi mắt Kiều như hồ thu long lanh, sâu thẳm và lông mày rạng rỡ như sắc núi mùa xuân. Ở Kiều hội tụ cả tài lẫn sắc. Nhan sắc thì độc nhất vô nhị còn tài thì toàn diện: cầm, kì, thi, họa. Tài sắc ấy làm thiên nhiên, tạo vật phải ghen hờn, người đời ghen ghét đố kị. Từ bức chân dung Kiều, ta dự cảm được số phận ngang trái, đau khổ của đời nàng.
 - Như vậy, nét đặc sắc trong bút pháp tả người của thiên tài Nguyễn Du là chỉ bằng vài nét phác họa nhưng chân dung, tính cách của từng nhân vật đều hiện lên rõ nét.
Đề 5:
 Phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
1. Phân tích đề:
 a. Kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ.
 b.Nội dung: Phân tích làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên (cách dùng từ ngữ gợi hình, gợi tả, bút pháp miêu tả cổ điển, ước lệ) của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
 c. Phạm vi tư liệu: Chủ yếu là đoạn thơ Cảnh ngày xuân.
2. Gợi ý làm bài:
 - Thành công trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân chính là tài năng sử dụng ngôn ngữ. Bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, Nguyễn Du đã phác họa những bức tranh phong cảnh vô cùng đặc sắc.
 + Bức tranh thứ nhất là khung cảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa xuân. Chỉ có thời gian, không gian, con người chưa xuất hiện. Sự kết hợp bút pháp tả và gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá à Bức họa về mùa xuân với sắc màu hài hòa tuyệt diệu (cỏ non, màu trời xanh, hoa lê trắng).
 + Bức tranh thứ hai là khung cảnh lễ hội. Nổi bật trên nền trời xanh là hình ảnh con người đang náo nức, nhộn nhịp trong ngày hội đạp thanh. Hàng loạt những danh từ Hán việt (yến anh, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui. Các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi sự náo nhiệt. Các tính từ (gần xa, nô nức) làm nổi rõ tâm trạng con người. Hình ảnh ẩn dụ (nô nức, yến anh) gợi tả không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu của nam thanh, nữ tú trong lễ hội mùa xuân.
 + Bức tranh thứ ba tả cảnh chiều tà, chị em Kiều du xuân trở về. Từ láy (tà tà, thanh thanh, nao nao) diễn tả không khí nhạt dần, lặng dần, nhuốm buồn. Tâm trạng con người bâng khuâng, tiếc nuối.
Đề 6:
 Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Ý kiến của em như thế nào? Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ.
1. Phân tích đề:
 a. Kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ.
 b.Nội dung: Phân tích, nêu ý kiến để làm sáng tỏ tâm sự của Thúy Kiều trong cảnh ngộ xa người yêu, xa gia đình, trước lúc bước vào cuộc đời “Sống làm vợ khắp người ta”.
2. Gợi ý làm bài:
 - Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh tâm tình đầy xúc động, cảnh nói lên tình và tình người thấm sâu vào cảnh vật. Tất cả đều buồn, một nỗi buồn mênh mang vô tận, không thể gì làm vơi bớt, không có ai để chia sẻ. Nỗi buồn của một con người hoàn toàn cô đơn giữa một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng.
 - Cảnh của lầu Ngưng Bích hiện ra qua con mắt của Thúy Kiều. Cảnh vật thiên nhiên thật thi vị nhưng cũng mênh mông và vắng lặng đến ghê rợn! Cảnh thiên nhiên ấy không làm nguôi ngoai nỗi nhớ của nàng Kiều. Nỗi chán ngán, buồn tủi bẽ bàng tràn ngập trong lòng Kiều ở mọi thời điểm cả khi nàng ngắm nhìn mây sớm, cả lúc nàng ngồi dưới ngọn đèn khuya. Thiên tài của Nguyễn Du chính là chỗ chỉ bằng một nét chấm phá mà đã dựng lên được một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh rộng lớn để làm nổi bật lên tâm trạng Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng của Thúy Kiều.
 - Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Kiều được Nguyễn Du miêu tả sinh động và sâu sắc trong những lời độc thoại nội tâm. Nỗi nhớ người yêu được nói trước và là một nỗi nhớ thật tha thiết, mãnh liệt. Càng nhớ Kim Trọng, Kiều càng nuối tiếc mối tình đầu trong trắng, nàng càng thấm thía tình cảnh bơ vơ trơ trọi của mình nơi đất khách quê người. Lòng nhớ thương cha mẹ của nàng là lòng nhớ thương của một người con hiếu thảo. Đây là tiếng nói của bổn phận, nó có sự xót tủi hiển nhiên khi hình ảnh cha, mẹ vì con mà sớm hôm mòn mỏi tựa cửa chờ mong, tuổi già sức yếu ai là người chăm nom, cậy nhờ.
 - Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc lại càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ cuối. Đây là đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong Truyện Kiều. Cái hay nhất của đoạn thơ là bút pháp thiên tài Nguyễn Du đã phát huy cao độ tính đa nghĩa của ngôn ngữ và tính đa dạng của hình tượng tạo nên nhiều tầng ý nghĩa phong phú. Cánh buồm thấp thoáng gợi cảnh đời lưu lạc, nỗi nhớ nhà, cô đơn. Cánh hoa trôi man mác gợi tâm trạng và số phận vô định 
 - Cảnh, tình hòa hợp. Lòng nhà thơ cũng đang hòa vào lòng nhân vật, cùng đồng cảm, buồn thương, đau xót trước một kiếp người tài, sắc, hiếu thảo. Nói cách khác, đây chính là giá trị nhân văn của tác phẩm.
KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 
I. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.
- Vấn đề của bài văn là nêu lên những tác phẩm, đức tính tốt đẹp, đáng yêu của nhân vật, tính cách, số phận của nhân vật được người viết phát hiện.
- Cách nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
II. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
+ Thân bài: nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
+ Kết bài: nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Đề 1: 
Ấn tượng sâu sắc của em về nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
1.tìm hiểu đề:
 -Vấn đề nghị luận: ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Hai (về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật).
- Thể loại: phân tích nhân vật.
- Tư liệu: truyện ngắn Làng
2. Yêu cầu:
* Về kỹ năng:
- Biết cách nghị luận về một nhân vật văn học.
- Bài viết đủ ý,bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận.
* Về kiến thức: hs cần đảm bảo các ý sau.
- Ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Hai: ấn tượng về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.
- Tình yêu làng quê: nỗi nhớ làng, nhớ những kỷ niệm về làng, muốn về làng.
- Tinh thần yêu nước:
+ Thái độ ông hai khi nghe tin làng theo giặc: phân tích các chi tiết: cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng đến không thở được, cúi mặt đi, tủi thân nhìn đàn con, chỉ quanh quẩn ở nhààđau xót, tủi hổ trước cái tin làng theo giặc.
+ Khi cần lựa chọn, biết đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng: làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất thì phải thù, không chịu về làng vì không muốn làm nô lệ.
+ Tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mạng( biểu tượng là Cụ Hồ) tâm sự với đứa con nhỏ, lời độc thoại như lời thề
- Ấn tượng về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống có thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng: chi tiết nghe tin làng chợ dầu theo tây.
+ Miêu tả thành công diễn biến tâm trạng nhân vật thông qua hành vi, ngôn ngữ, dằn vặt nội tâm
+ Ngôn ngữ truyện đặc sắc, đặc biệt ngôn ngữ nhân vật ông Hai: ngôn ngữ mang nét chung của người nông dân trước cách mạng, lại có nét riêng mang đậm cá tính nhân vật khiến câu chuyện rất sinh động.
à Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. ông đã diễn đạt thành công vẻ đẹp tinh thần của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, góp phần tạo nên sức hấp dẫn và sức sống của truyện.
Đề 2:
Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn nguyễn thành long.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên.
	- Thể loại: phân tích nhân vật
	- Tư liệu: truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa
2. Yêu cầu chung:
* Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng.
- Diễn đạt, tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp.
- Chữ viết rõ ràng, cẩn thận, sạch đẹp.
 * Yêu cầu về kiến thức:
- Qua sự phát hiện, phân tích, làm sáng lên vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn nhân vật anh thanh niên:
- Biết làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh sống, lao động thiếu thốn gian khổ, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc và cuộc sống; đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hữu ích và tốt đẹp.
- Tự nguyện sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
- Biết chủ động tạo cho mình một phong cách sống khoa học, nề nếp, một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp.
+ Tâm hồn rộng mở, yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực.
- Yêu thiên nhiên, cuộc sống, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm của mọi người.
- Trung thực với công việc, với mình, với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn đáng quý trọng.
à Anh đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của anh và cũng là của người Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Đề 3: 
Chất trữ tình trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng của Sa Pa, từ vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên.
- Thể loại: phân tích tác phẩm.
- Tư liệu: tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
2. Yêu cầu chung:
* Yêu cầu về kỹ năng: 
Hs viết đúng yêu cầu của một bài NLVH. kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc, dùng từ, ngữ pháp chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Biểu hiện của chất trữ tình:
+ Nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa thấm đẫm chất thơ
+ Khung cảnh thiên nhiên: thơ mộng qua những nét vẽ tinh tế, những hình ảnh đẹp gợi cảm.
+ Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sỹ và cô gái trong cái lạnh của Sa Pa nhưng vẫn nồng ấm tình người, để lại dư vị ngọt ngào.
+ Vẻ đẹp của người lao động: tâm hồn trong sáng, bình dị, cư xử tinh tế, lịch lãm, sâu lắng, miệt mài lao đông, có tinh thần trách nhiệm, yêu công việc đến say mê: sống có hoài bão, lí tưởng thầm lặng cống hiến, có những suy nghĩ chân thành về con người, cuộc sống và nghệ thuật
+ Giọng văn nhẹ nhàng, mượt mà, ngôn ngữ văn xuôi trong sáng, giàu màu sắc hội họa.
Đánh giá:
+ Chất trữ tình tạo nên vẻ đẹp riêng cho tác phẩm.
+ Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long: nhẹ nhàng, kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất trữ tình.
Đề 4:
Em hãy trình bày những cảm nhận của mình về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu.
- Thể loại: phân tích tác phẩm
- Tư liệu: truyện ngắn Chiếc lược ngà
2. Yêu cầu chung:
* Yêu cầu về kỹ năng: vận dụng được phương pháp tạo lập một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: trình bày những cảm nhận của mình về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của hai nhân vật ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
- Bài làm cần có sự phân tích cụ thể, chính xác những dẫn chứng chọn lọc trong tác phẩm (nghĩa là những cảm nhận phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật, từ nghệ thuật thể hiện của tác giả).
* Yêu cầu về nội dung: bài làm cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Tóm lược cốt truyện Chiếc lược ngà và nêu được hai tình huống.
- Bé Thu cương quyết không nhận cha, đến lúc nhận ra và tha thiết mong “ba ở nhà với con’’ thì cha phải ra đi.
- Ông Sáu cố gắng làm chiếc lược ngà tặng con, nhưng đã hi sinh trước khi trao tặng cho con mình.
b. Phân tích những biểu hiện cụ thể của tình cha con:
- Phân tích diễn biến tâm trạng, thái độ và hành động của bé Thu đối với ông Sáu (nhất là lúc nhận cha ở giờ phút chia li).
- Phân tích diễn biến tâm trạng, thái độ và hành động của ông Sáu đối với bé Thu (nhất là lúc ông làm chiếc lược ngà tặng cho con).
c. Trình bày những cảm nhận của mình về:
- Nghệ thuật chọn tình huống truyện: bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí hấp dẫn.
- Tình cảm cha con hết sức cảm động trong hoàn cảnh éo le của thời kì chiến tranh: chịu đựng nhiều thiệt thòi, mất mát khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc (cảm động, khâm phục).
- Tình cảm cha con, tình cảm gia đình trong hoàn cảnh hiện tại: những bài học của bản thân.
Đề 5: 
Phân tích diễn biến tâm lí hành đông của bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng”
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha
- Thể loại: phân tích nhân vật
- Tư liệu: truyện ngắn Chiếc lược ngà
2. Yêu cầu:
* Về hình thức:
Hs viết đúng yêu cầu của một bài NLVH. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc, dùng từ ngữ pháp chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
 * Về kiến thức:
Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Diễn biến hành đông:
+ Thái độ hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách ông Sáu rất vui mừng, vồ vập nhưng bé thu lại lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách, bướng bỉnh, ương ngạnh
+ Khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Thu thay đổi hoàn toàn, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
b. Đánh giá:
- Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, cứng cỏi, ương ngạnh nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con.
- Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, miêu tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
-Tác phẩm gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra.
Đề 6:
 - Nhận xét về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: “Bến quê là một truyện ngắn đặc sắc, chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí về đời người được thể hiện bằng tình huống truyện độc đáo những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng”.
Em hãy phân tích truyện ngắn Bến quê để làm sáng tỏ nhận xét trên.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: những chiêm nghiệm, triết lí về đời người được thể hiện bằng tình huống truyện độc đáo và những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Thể loại: phân tích tác phẩm văn học.
- Tư liệu: truyện ngắn Bến quê.
2. Yêu cầu:
* Về hình thức:
- Đúng kiểu bài nghị luận phân tích tác phẩm tự sự. bố cục chặt chẽ rõ ràng.
- Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, phân tích sắc sảo, có cảm súc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về nội dung: cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Phân tích tình huống truyện:
* Tình huống thứ nhất:
- khi còn trẻ, Nhĩ đã đi rất nhiều nơi, gót chân anh hầu như đã đặt lên khắp mọi xó xỉnh trên trái đất.
- Về cuối đời anh gặp phải một căn bệnh hiểm nghèo nên bị liệt toàn thân.
à Đây là một tình huống nghịch lí để người ta chiêm nghiệm một triết lí về đời người.
* Tình huống thứ hai:
- Phát hiện ra vẻ đẹp bãi bồi bên kia sông, Nhĩ khao khát một lần được đặt chân tới đó.
- Biết mình không thể làm gì được, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp, song cậu con trai mải sa vào đám chơi phá cờ thế bên đường nên để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
à cuộc đời chứa đầy những điều bất thường, vượt ra khỏi những dự định toan tính của con người. Cuộc đời người ta khó tránh khỏi cái vòng vèo, chùng chình. Cảm nhận thấm thía những vẻ đẹp của quê hương giàu đẹp, tình cảm yêu thương của những người xung quanh.
b. Ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh:
- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông: là hình ảnh quê hương giàu đẹp bình dị. nó đánh thức Nhĩ một niềm khao khát được 

File đính kèm:

  • docTai_lieu_boi_duong_HSG_lop_9_mon_Ngu_van.doc