Ôn tập Văn 8 lên 9

Ô n tập tiếng việt

 1 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

- Nghĩa của môt ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác

 -Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của môt số từ ngữ khác [

 -Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác .

 -Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ naỳ, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác

 Ví dụ :động vật (thú, chim, cá )

2 Trường từ vựng

Là tập tất cả những từ có nét chung về nghĩa.

Lưu ý :Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn

VD: Tường tữ vựng mắt :có những trường hợp nhỏ

-Bộ phận của mắt :lòng đen, lòng trắng,con ngươi, lông mày.

-Đặc diểm của mắt :đờ đẫn, sắc,lờ, đờ,tinh anh,loét, mù loà,.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Văn 8 lên 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là 1 tướng sĩ kiệt xuất của dân tộc quân Nguyên Mông xâm lược nước ta ông được Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân cả 2 lần đều thắng lời vẻ vang 
Hịch 1285-1287
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa được sáng tácđể cổ động ,thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 
phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của đaan trong kháng chiến chông xam lược thể hiện qua lòng căm thù giặc ý chí quyeets chiến , quyết thắng kẻ thù xâm lược 
 đây là một áng văn chính luận suất sắc có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ ,sắc bén với lời văn thống thiết ,có sức lôi cuấn mạnh mẽ .Lời văn khi thân mật khi thống thiết,khi mỉa mai khi dứt khoát như dao chém đá nhiều hơn cả là cách dùng câu hỏi tu từ để các tướng tự suy nghĩ ,tự trả lời 
Nước đại Việt ta 
Nguyễn Trãi một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng bị giét hại oan khốc (14420) đến năm 1446được rửa oan 
là danh nhân văn hoá thế giới .
1428
 đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thỏ riêng phong tục riêng ,có chhủ quyền, có truyền thống lịch sử 
cách lập luật chặt chẽ chứng cứ hùng hồn 
 bàn luận về phép học 
Nguyễn Thiếp (1723-1804)
 văn bả được trích từ bài tấucủa Nguyễn thiếp gửi vua Quang Trung (tháng 8-1791)
Mục đích của việc học là làm người có đạo đức,có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước , Chứ không phải để cầu danh lợi .Muốn học tốt phải có phương pháp,học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn đặc biệt học phải đi đôi với hành 
Lý luận chặt chẽ 
Thuế máu 
Nguyễn ái Quốc
tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn bạo thâm độc của bọn thực dân phong kiến 
có nhièu hình ảnh giàu sức gợi cảm ,giọng điệuvừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát 
Bài tập 1
 Khi quyết định dời đô, Lý Công Uẩn đẫ phân tích cho thần dân về ưu thế của thành Đại La so với Hoa Lư điều đó thể hiện qua những phương diện nào ?
Đáp án 
-Trước hết LTTố căn cứ vào thực tế , Phê phán hai triều đình Đinh ,Lê chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô.
- Khẳng định Đại La là kinh đô vì nhiều ưư thế 
+Là nơi Cao Vương từng định đô 
+Về địa lý:trung tâm của đất trời mở ra bốn phương vừa có sông vừa có núi ,Đất rộng mà bằng phẳng ,cao mà thoáng tránh được lụt lội chật chội 
+Về phong thuỷ có thế rồng cuộn hổ ngồi 
+Về sự giàu có muôn vật phong phú tốt tươi 
+Về chính trị là nơi tụ hội trọng yếu của đất nước 
*** Như vậy thành Đại La là nơi có đầy đủ mọi ưu thế để trở thành nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời 
Bài tập 2
Đọc những câu văn dưới đây và cho biết 
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da,nuốt gan uống máu quân thù.Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ,nghìn xác này có trong da ngựa, ta cũng vui lòng ."
1, những câu văn ấy được trích từ tác phẩm nào của ai :nêu vắn tắt sự hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó .
2 Theo em,trong những câu văn ấy, tác giả đã thể hiện tình cảm gì ?cách thể hiện của tác giả có gì đặc sắc khiến người đọc nhớ mãi ?
Đáp án 
1 Hịch ướng sĩ .Hoàn cảnh ra đời Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285) Bài hịch này làm ra để khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược 
2 Tình cảm:Lòng yêu nước và sự căm thù giặc của tác gỉa được bộc lộ hết sức cụ thể 
Cách thể hiện của tg khiến người đọc nhớ mãi vì về mặt nghệ thuật sự xuất hiện liên tiếp của các vế gồm 4 từ "tới bữa quên ăn ,.........đầm đìa "nhằm nhấn mạnh một nỗi đau lớn ,cách diễn tả lòng căm thù giặc cao độ thông qua các động từ mạnh "xả thịt ......"và câu văn có quan hệ "đẫu cho .....thì"nhằm khẳng định tinh thần quyết sống mái với kẻ thù
_Những lời nói trên không phải là lời nói suông mà là những lòi nói từ trái tim của một người coi lợi ích của tổ quốc là lợi ích tối cao những lời nói này có ý nghĩa như một tấm gương để tướng sĩ học tập .
Bài tập 3 
Sau khi học xong 2 bài thơ " sông núi nước nam và nước Đại Việt" em hãy nêu lên những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi so vời bài "sông núi nước nam "
Đáp án 
Nét mới :Quan niệm về quốc gia, dân tộc hoàn chỉnh hơn.Trong sông núi .. tg mới nói đến hai yếu tố (lãnh thổ và chủ quyền"còn trong nước đại Việt bổ sung thêm 3 yếu tố :văn hiến,phong tục tập quán, lịch sử dân tộc 
-Sự sâu sắc còn thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập.
Bài tập 4
Có bản dịch câu 
 "Tù Triệu, Đinh, Lý,Trần bao đời xây nền độc lập 
 Cùng Hán,Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đé một phương 
Là "Từ Triệu, Đinh, Lý,Trần bao đời xây nền độc lập
 Cùng Hán,Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương "
Theo em cách dịch nào hợp lý hơn ?Vì sao?
Đáp án 
Hùng cứ không có gì sai nhưng chưa khẳng định được lòng tụ tôn dân tộc và chưa thấy được thế ngang hàng của vua Nam với hoàng đế phương Bắc _-> Cách dịch xưng đế hợp lý hơn sát với nguyên tác của NT 
Bài tập 5 
Từ văn bản bàn luận về phép học em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân viết thành đoạn 
Bài tập 6 
Văn bản thuế máu đặt ra vấn đề gì ?ba phần trong văn bản có mối quan hệ như thế nào trong việc bộc lộ chủ đề của văn bản 
 Đáp ánTHuế máu đặt ra một vấn đề hết sức nóng bỏng :Chính quyền thực dân đã tìm mọi cách biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh phục vụ lợi ích của chúng trng cuộc chiến tranh tàn khốc (ctrTG lần 1)
-Bố cục 3 phần hết sức hợp lý người đọc dễ nhận thấy sự tàn bạo của chính quyền thực dân và nỗi khổ đau của người dân thuộc địa theo trình tự thời gian (trước ,trong và sau chiến tranh ).TRình tự này giúp cho tg có điều kiện bóc trần sự bịp bợm giả nhân giả nghiã của chính quyền thực dân .Lợi dụng xương máu của người nô lệ để tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa là một trong những tội ác đáng ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân 
Ô n tập tiếng việt
 1 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
- Nghĩa của môt ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác 
 -Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của môt số từ ngữ khác [
 -Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác .
 -Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ naỳ, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác 
 Ví dụ :động vật (thú, chim, cá )
2 Trường từ vựng 
Là tập tất cả những từ có nét chung về nghĩa.
Lưu ý :Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn 
VD: Tường tữ vựng mắt :có những trường hợp nhỏ 
-Bộ phận của mắt :lòng đen, lòng trắng,con ngươi, lông mày...
-Đặc diểm của mắt :đờ đẫn, sắc,lờ, đờ,tinh anh,loét, mù loà,...
-Cảm giác của mắt :chói,quáng, hoa, cộm....
-Bệnh về mắt :cận thị ,viễn thị, loạn thị ...
-Hoạt động của mắt :nhìn, trông, liêc, nhòm.......
3 Trợ từ 
Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến trong câu 
VD Những từ thường gập : "những, có, đích, chính, ngay...." 
4 Thán từ 
Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc ,tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Thán từ thường đứng ở đầu câu ,có khi nó tách ra thành một câu đặc biệt 
Thán từ có hai loại :
+Bộc lộ tình cảm 
+Gọiđáp :
5 Tình thái từ 
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu gnhi vấn ,câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói 
VD : à, ư ,hả, hử, đi, nào, với, thay, ạ ...cơ mà, 
 Bài tập luyện
Bài tập1 
Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho những từ in đậm sau :
 1, Tôi bặt tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút nữa .
 2, Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
 Bài tập 2
Trong các từ in đậm sau đây từ nào có tính gợi hình hơn ?Tại sao ?
a, Một cậu đứng ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.
b, Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi,thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo .
 Bài tập 3
Tìm trợ từ trong các câu sau :
a, Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp .
b, Nó là nhân vật chính của buổi họp tối hôm nay .
c, Nó đưa cho tôi những 10000đồng 
d, Nó đưa cho tôi những đồng bạc cuối cùng trong túi .
g, Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại 
h, Các em đừng khóc.Trưa nay các em được về nhà cơ mà.Và cả ngày mai lại được nghỉ cả ngaỳ nữa .
i, Ngay chúng tôi cũng chẳng biết phải nói những gì 
k, Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này :chắc phải người thạo mới cầm nổi cái bút thước .
n, Nó đưa cho tôi mỗi 5000 đồng .
m, Mỗi người nhận được 5000 đồng 
 Bài tập 4
Tìm thán từ trong các câu sau và cho biết chúng dùng để làm gì: 
a)Này,bảo bác có trốn đi đâu thì trốn.
b, gõ đầu roi xuống đất ,cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ :_Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ?Nộp tiền sưu !Mau!
c, Khốn nạn nhà cháu đã không có dẫu ong chửi mắng cũng đến thế thôi ,xin ông trông lại 
d, Chao ôi! có biết đâu rằng :Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
e, Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng . Chà ! ánh sáng kì diệu làm sao !
 đáp án bt2
Đáp án : nức nở,thút thít ,sụt sùi 
 đáp án bt1
a, giữ : ghì, nắm, ôm 
b, Di chuyển : Lội, đi 
 Luyện tập xây dựng đoạn văn trong văn bản 
Lý thuyết:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản , bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng ,kết thúc bàng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh 
Đoạn văn thường có câu chủ đề, .câu chủ đề mang nội dung khái quát ,lời lẽ ngắn ngọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu đoạn văn .
 Các câu trong đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với nhau chúng có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau hoặc có thể bình bẳng với nhau về ý nghĩa 
Nội dung doạn văn có thể triển khai theo cách diễn dịch ,qui nạp ,song hành móc xích ,tổng- phân -hợp .
Bài tập luyện 
Phân tích nhân vật lão hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao , Từ đó rút ra ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm 
Tìm ý trong phần thân bài cuả đề trên 
vd Lão Hạc là một người nông dân nghèo 
 -Lão hạc là người có tình thương yêu loài vật 
-Lão hạc là người có tình thương yêu con tha thiết 
-Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng Và có nhân cách cao thượng ......
** ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm:
-Tác giả đứng về phía nhân dân ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, nhìn thấy nỗi khổ của người nông dân trước cm là nỗi khổ bần cùng 
Gián tiếp tố cáo chế độ phong kiến , chế độ thực dân dã gây ra nỗi khổ cực cho người nông dân tiêu biểu là gia đình lão hạc (cha con li tán ,gia đình phải sống trong nghèo khổ......)
Bên cạnh gia đình lão Hạc còn có gia đình ông giáo một trí thức nghèo.....
Bài tập 2viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm 
Cho sự việc và nhân vật sau: Sau khi bán chó , lão Hạc sang báo để ong giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ .
Gợi ý :Đoạn văn phải có miêu tả và biểu cảm 
 Sự việc được kể lại phải có trình tự .., Việc tả phải làm nổi bật nét mặt đau khổ , tâm trạng day dứt của Lão hạc để từ đó nói lên những yếu tố biểu cảm
Ôn tập thơ trữ tình
Tác phẩm 
Tác giả
Thời gian st
 Nộidung chính 
Nghệthuật chính 
 Nhớ rừng
Thế Lữ 
1943
Bài thơ mựon lời con hổ để khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thủa ấy 
Thể thơ tự do cảm xúc lãng mạn
Ông đồ
 VĐL
1936
Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tg 
Lãng mạn 
 hoài cổ hiện thực trữ tình 
giọngđiệu, trầmlắng ngậm ngùi 
kết cấu đầu cuối tương ứng 
Quê hương 
Tế Hanh 
1939
Bài thơ cho thấy tình cảm tha thiết trong sáng của nhà thơ 
Vần thơ bình dị mà gợi cảm ,
 Khi con tu hú 
Tố Hữu 
7-1939
Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù ngục 
tiếng chim khơi nguồn cảm xúc giọng diệu thơ tự nhiên ,khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt sôi trào trong thể thơ lục bát truyền thống mềm mại uyển chuyển .
túc cảnh Pắc Bó 
Hồ Chủ Tịch 
2 -1941
Tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống CM đầy gian khổ và với Bác làm CM sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn 
Bài thơ có bút pháp cổ điển xen hiện đại , ngôn từ giản dị tự nhiên,giọng thơ chân thành dung dị đùa vui hóm hỉnh 
Đi dường 
HCM
1942
Bài thơ mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đường đời vượt qua gian lao thử thách sẽ tới thắng lợi vẻ vang .
 bài thơ có khuynh hướng khái quát triết lý rất rõ 
Ngắm trăng 
HCM 
1942
Tình yêu thiên nhiên đén say mê và phong thái ung dung của bác hồ ngay cả trong cảnh tù ngục tối tăm 
bài thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại 
Bài tập luyện 
Căn cứ vào nội dung bài thơ , hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú .việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ ?
Đáp án Không nói thẳng cảm xúc tâm trạng của mình mà lại mượn lời con hổ trong vườn bách thú là một đặc sắc quan trọng hàng đầu của bài thơ bởi nó rất phù hợp với cảm hứng và bút pháp lãng mạn . hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn đã được nhân hoá cao độ trở thành hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng một cách kín đáo mà vẫn rõ ràng nói lên tâm tư ước vọng của nhà thơ của một lớp người ở một thời đã qua mặt khác nói xa xôi bóng gió thể hện nhân cách cao thượng , ước mơ cao đẹp, nỗi buồn thực tại ,thể hiện tình cảm yêu nước của thanh niên tiểu tư sản việt nam trên văn đàn công khai thời Pháp. Tâm trạng của con hổ là tâm trạng của người ang hùng chiến bại trong cuộc sống của một tù nhân vẫn mơ về giấc mơ quá khứ oai hùng 
Bài tập 2 
Bình giảng 8 câu đầu của bài thơ "Quê hương"
Gợi ý :
-Chép lại 8 câu 
- Nội dung nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà 
+"Làng tôi vốn .."là một nghề truỳen thống của ông cha để lại 
+6 câu tiếp theo mở ra một không gian hoành tráng 
+Những chàng trai hăm hở ra khơi 
+ Hình ảnh "mảnh hồn làng "là một hình ảnh trìu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng sức sống lao động bền bỉ dẻo dai và lâu đời của một miền quê , đây là một so sánh rất độc đáo, sáng tạo biểu lộ niềm tự hào đối với quê hương 
+Đoạn thơ cho thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới., cách dùng từ chuẩn xác , tinh luyện , hình tượng thơ đẹp và sáng tạo làm nổi bật sức sống của làng chài và tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng của tác giả .
Bài tập 3 
 1, Phân tích bức tranh mùa hè và tâm trạng của người tù qua bài thơ khi con tu hú 
 2, Tiếng chim tu hú mỏ đầu và kết thúc bài thơ gợi cho người đọc những liên tưởng gì?
Gợi ý
Tiếng chim tu hú mơ đầu bài thơ gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng và tâm trạng náo nức bồn chồn của nhà thơ. 
=Tiếng chim tu hú ở câu kết lại nhấn vào tâm trạng và cảm giác u uất ,bực bội ,ngột ngạt, ý muốn tung phá để giành lại tự do của người tù . tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc thể hiện sụ thay đổi diễn biến tâm trạng của tác giả một cách rất lô gích, hợp lý. Mặt khác nó tạo cho bài thơ mở đầu kết thúc tự nhiên 
+Mở tiếng chim tu hú chính là gọi tự do, tiếng gọi tha thiết của cuộc sống đầy khuyến rũ 
+Kết nhấn vào tâm trạng u uất , ngột ngạt 
Bài tập 4 
Cho biết tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện như thế nào? 
Gợi ý :
Cổ điển :Thú lâm tuyền , thể thơ thất ngôn tứ tuyệt , hình ảnh, nhịp điệu,...
Hiện đại :Cuộc đời cách mạng, lối sống cách mạng , công việc cách mạng tinh thần cách mạng ngôn từ giản dị tự nhiên giọng thơ chân thành , dung dị , vui đùa hóm hỉnh ,
Bài tập 5 
1, Có ý kiến cho rằng bài ngắm trăng là cuộc vượt ngục thành công và kì lạ của HCM.ý kiến của em thế nào ?hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu
 2, Chép chững câu thơ về trăng của Bác và sau đó so sánh với trăng trong bài vọng nguyệt 
Gợi ý 
 _Trăng trong Nguyên tiêu:Tròn đầy ...
 _Trăng trongCảnh khuya :đẹp kỳ oả như bức tranh sơn mài lộng lẫy 
 _Trăng trong Báo tiệp :tinh tế nhí dỏm và chủ động đòi thơ 
 _Trăng trong Đêm trung thu :vời vợi, sáng như gương ,....
 _Trăng trong Vọng nguyệt :Giaop hoà, tri ân, tri kỉ ...
Bài tập 6
hãy suy nghĩ và trả lời về các câu hỏi sau 
1. Đi đường có phải là bài thơ tức cảnh và tự sự hay không? Vì sao?
2. Đi đường có phải là bài thơ triết lí không? Vì sao?
3. Đi đường có phải là bài thơ tả thực không? 
4. Vậy Đi đường là bài thơ như thế nào, xét về mặt thể loại?
(Gợi ý: 
Đi đường là bài thơ tả cảnh, tức cảnh, tự sự, nếu chỉ xem xét trên bề mặt, trên nghĩa đen: tả cảnh, kể chuyện đi đường. Và vì vậy, cũng có tể nói đây là bài thơ tả thực những điều tác giả đã trực tiếp cảm nhận, nếm trải trên đường bị giải đi. Thế nhưng đọc kĩ, ta thấy nhà thơ không tả, không kể một cách cụ thể, sinh động như một số bài thơ đi đường khác (Lộ thượng, Tảo giải). Bài thơ có khuynh hướng khái quát, triết lí rất rõ. Nhưng đây lại không hoàn toàn là bài thơ triết lí một cách trừu tượng, khó hiểu. Ngược lại triết lí thế lộ nan được rút ra từ hành lộ nan một cách dụng dị, tự nhiên và rất dễ hiểu. Đó là triết lí của Bác Hồ. Người đúc rút hằng ngày trong cuộc sống mà chính mình đã trải qua. Nó rất sâu sắc và đầy sức thuyết phục: Con đường núi mà người tù bị giải đi cũng là hình ảnh biểu trưng của con đường cách mạng lâu dài, vô cùng gian khổ, nhưng nếu bền gan, quyết chí, quyết tâm vượt qua, thì cuối cùng nhất định thành công. Vì Người hiểu rõ qui luật ấy, con đường ấy nên trong bất kì hoàn cảnh nào dề ung dung, bền lòng, bền chí vuợt qua. Và ngay trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt, không phải không có ít lần Bác Hồ đã vuợt lên hoàn cảnh, tự tìm thấy và đã được hưởng những giờ phút, những khoảnh khắc khoan khoái, vui vẻ, thậm chí hạnh phúc trong tù.
Bài thơ, trước hết làm ra để tự động viên, tự khuyên mình, nhưng tự nó lại có sức truyền cảm, có tác dụng cổ vũ tinh thần con người vuợt qua khó khăn, thử thách trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp. Đó là chân lí, đạo lí thực tiễn sâu sắc của bài thơ nhật kí của Bác Hồ.
Ôn tập - tập làm văn
Văn thuyết minh 
Lý thuyết :văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đồi sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày , giới thiệu , giải thích 
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan ,xác thực, hữu ích cho con người 
Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác rõ ràng chặt chẽ và hấp dẫn . 
Các phương pháp thuyết minh 
Phương pháp nêu định nghĩa ,giải thích 
Phương pháp liệt kê
Phương pháp nêu ví dụ 
Phương pháp dùng số liệu 
Phương pháp so sánh 
Phương pháp phân tích phân loại 
Văn nghị luận 
Lý thuyết 
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc , người nghe một tư tưởng , quan điểm nào đó .Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng , có lý lẽ dẫn chứng thuyết phục 
Nhũng tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa 
Yếu tố biểu cảm trong văn nghịi luận 
 Tác dụng giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc người nghe muốn vậy người làm văn phải có tình cảm thực sự trước những điều mình viết và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ câu văn có sức truyền cảm và sự diễn tả phải không được phá vỡ mcạh lạc nghị luận của bài văn.
Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 
Tác dụng giúp việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng cụ thể , sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn và các yếu tố này cũng không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn .
Bài tập luyên
Bài tập1 
Xếp những câu văn sau để

File đính kèm:

  • docon_van_8_len_9_20150725_033444.doc