Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm)

PHẦN A: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 1: (1,5 điểm)

 Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh? Trình bày sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mĩ La- tinh từ sau sự kiện đó đến nay.

Câu 2: (1,5 điểm)

 "Chiến tranh lạnh" là gì? Biểu hiện và hậu quả của nó.

PHẦN B: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 3:(3 điểm)

 a/ Trình bày hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1920- 1930 dưới hình thức một niên biểu:

STT Thời gian Nội dung sự kiện

. . .

 b/ Hãy chọn lọc và trình bày một đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920- 1930 đối với cách mạng Việt Nam.

 Câu 4: ( 4 điểm)

 a/Vì sao vào đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước? Yêu cầu đó được giải quyết như thế nào?

 b/Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu cho bước phát triển nhảy vọt về sau của lịch sử Việt Nam.

************Hết***********

( Đề thi gồm có 01 trang)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2015- 2016 
 Môn thi: Lịch sử 9 
 Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN A: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: (1,5 điểm)
 Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh? Trình bày sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mĩ La- tinh từ sau sự kiện đó đến nay.
Câu 2: (1,5 điểm)
 "Chiến tranh lạnh" là gì? Biểu hiện và hậu quả của nó.
PHẦN B: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3:(3 điểm)
 a/ Trình bày hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1920- 1930 dưới hình thức một niên biểu:
STT
Thời gian
Nội dung sự kiện
......
...................................
............................................................
 b/ Hãy chọn lọc và trình bày một đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920- 1930 đối với cách mạng Việt Nam.
 Câu 4: ( 4 điểm)
 a/Vì sao vào đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước? Yêu cầu đó được giải quyết như thế nào?
 b/Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu cho bước phát triển nhảy vọt về sau của lịch sử Việt Nam.
************Hết***********
( Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh:.. , Số báo danh:
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI HƯỚNG DẪN ĐÁP ĐÁN CHẤM
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Lịch sử 9
 Năm học: 2015- 2016
 Thời gian làm bài:120 phút.
PHẦN A: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 ( 1,5điểm)
Ý/ Phần
Đáp án
Điểm
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh? 
* Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh:
Ngày 1/1/1959 cách mạng Cu- ba thắng lợi đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh.
0,5đ
Trình bày sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mĩ La- tinh từ sau sự kiện đó đến nay.
* Trình bày sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mĩ La- tinh từ sau sự kiện đó đến nay:
 - Từ những năm 60 đến những năm 80 của TK XX, một cao trào đấu tranh bùng nổ ở Mĩ La- tinh như ở Bô-lô-vi-a, Côm-lôm-bi-a, Ni-ca-ra goa.. Khu vực này được ví như “ Lục địa bùng cháy”. Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt là ở 2 nước: Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. 
+ Ở Chi- lê, tháng 9-1970, chính phủ Liên minh đoàn kết do tổng thồng An-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970-1973. 
+ Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân đã lật đổ chế dộ độc tài thân Mĩ.
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ,các nước MLT đã thu được nhiều thành tựu quan trọng . Một số nước đã trở thành nước công nghiệp mới ( NICs) Braxin, Achentina, Mêhicô
- Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 TK XX nhiều nước có lúc gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. 
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2 ( 1,5điểm)
Ý/ Phần
Đáp án
Điểm
"Chiến tranh lạnh" là gì? Biểu hiện và hậu quả của nó.
* "Chiến tranh lạnh" là :
“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
0,25đ
* Biểu hiện của " Chiến tranh lạnh": 
- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
+ Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO, AUZUS, ...)
+ Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang (Cu-ba, Grê-na-đa, Pa-na-ma...).
- Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
*Hậu quả của " Chiến tranh lạnh":
- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng	
- Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...
0,5đ
PHẦN B: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3 ( 3 điểm)
 a/ Trình bày hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1920- 1930 dưới hình thức một niên biểu: ( 2 điểm - 8 hoạt động- Hs nêu đúng mỗi hoạt động được 0,25 đ)
STT
Thời gian
Nội dung sự kiện
1
Ngày 18/6/1919
Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
2
Tháng 7/1920 
Nguyễn Ái Quốc đọc So thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin- tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
3
Tháng 12/1920
Tại Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
4
Năm 1921
Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri.
5
Năm 1923- 1924
Người rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân , dự Đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản...
6
Cuối năm 1924
Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu- Trung Quốc 
7
Tháng 6/1925
Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
8
Từ ngày 6/1/1930
( Tháng 2/1930)
Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long- Hương Cảng- Trung Quốc, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
b/ 
Ý/ Phần
Đáp án
Điểm
* Hãy chọn lọc và trình bày một đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920- 1930 đối với cách mạng Việt Nam.
* Năm 1920: Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam:
- Tháng 7/ 1920 NAQ đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đê thuộc địa” của Lê-nin. Sự kiện này tạo bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức tư tưởng của Người. Người khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản
- Sau 10 năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Con đường theo chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cách mạng vô sản. Kết hợp độc lập dân tộc với đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp.. Con đường đó phù hợp với lịch sử, với xu thế thời đại. Đây là công lao to lớn đầu tiên của Người.
0,5đ
0,5đ
 Câu 4 ( 4 điểm ) 
Ý/ Phần
Đáp án
Điểm
a/Vì sao vào đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước? Yêu cầu đó được giải quyết như thế nào?
*Đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước vì:
- Tới năm 1928-1929, dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam , phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản : Đông Dương Cộng sản đảng ( tháng 6/1929). An Nam Cộng sản đảng ( tháng 8/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( tháng 9/1929).
 - Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ( ĐD CSĐ, ANCSĐ, ĐD CSLĐ)là 1 xu thế tất yếu của cách mạng VNam . Các tổ chức cộng trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đang tại nhiều địa phương, trực tiệp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân...tạo thành 1 làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
- Tuy nhiên, cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng thống nhất trong cả nước.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
* Yêu cầu đó được giải quyết :
- Trước tình hình ấy được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
- Hội nghị họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc)... 
- Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do NAQ soạn thảo. Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
- Hội nghị tháng 2-1930 của đại biểu các tổ chức cộng sản để hợp nhất đảng có ý nghĩa như 1 Đại hội thành lập Đảng. CCVT, SLVT được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .
 - Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập ĐCS VN , như vậy cả 3 tổ chức cộng sản VN đã hợp nhất thành 1 đảng duy nhất : Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b/Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu cho bước phát triển nhảy vọt về sau của lịch sử Việt Nam.
* Đối với dân tộc:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu 1930( từ tháng 10-1930 đổi tên là ĐCSĐD)là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng kiên trung, đó là nhân tố có tính chất quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
* Đối với giai cấp công nhân:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vì: đối với giai cấp công nhân, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. 
-Từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.Cách mạng VN nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng góp phần mình cho cách mạng thế giới.
->Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_lich_su_lop_9.doc