Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 10

II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:

Câu 1: ( 3 điểm)

1. Về kĩ năng:

- Đúng thể loại văn nghị luận xã hội.

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng .

- Giữa các đoạn, phần của bài viết có liên kết mạch lạc .

- Viết đúng chính tả, dùng từ, cú pháp. Chữ viết rõ ràng

2. Về kiến thức

2.1. Giới thiệu chung về đức và tài. Đánh giá vai trò và mối quan hệ giữa đức và tài “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Trang 1- Đề thi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT 
 BÌNH THUẬN Năm học: 2015 – 2016 – Khóa ngày: 15/06/2015
 	 Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi có 1 trang)
ĐỀ
I/ PHÂN VĂN-TIẾNG VIẾT: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.” 
 (Ngữ văn 9, tập 2 )
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? “Tôi” trong đoạn văn trên là chỉ ai?
b. Câu in đậm trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo của câu in đậm đó.
c. Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn trên. Cho biết thành phần đó là thành phần biệt lập nào?
II/ TẬP LÀM VĂN: ( 8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) 
Trình bày suy nghĩ của em về tài và đức và mối quan hệ của chúng.
Câu 2: (5 điểm)
 Cảm nhận của em về hai khổ thơ trích trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải :
 	Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
 	Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
 	Lặng lẽ dâng cho đời
 	Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
 -------HẾT -------
Trang 2: Hứơng dẫn chấm và đáp án
Sở giáo dục và Đào tạo Bình Thuận
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THCS năm học 2015 – 2016 
HỨƠNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 
Lời giải tóm tắt
Điểm
I/ PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT : ( 2 điểm) a. -Trích trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Tác giả : Lê Minh Khuê 
-Tôi ở trong đoạn văn là Phương Định.
b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
-Là câu ghép.
- Nhưng vì bom / nổ gần, Nho / bị choáng.
 CN1 VN1 CN2 VN2 (Xác định đúng 1 cụm C-V được 0,25 điểm)
 c. Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trên: 
- có lẽ 
- Thành phần tình thái 
II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Câu 1: ( 3 điểm) 
1. Về kĩ năng:
- Đúng thể loại văn nghị luận xã hội.
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng .
- Giữa các đoạn, phần của bài viết có liên kết mạch lạc .
- Viết đúng chính tả, dùng từ, cú pháp. Chữ viết rõ ràng
2. Về kiến thức 
2.1. Giới thiệu chung về đức và tài. Đánh giá vai trò và mối quan hệ giữa đức và tài “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
2.2. Giải thích khái niệm và bàn luận về mối quan hệ giữa tài và đức: 
a.Giải thích khái niệm : a1 Tài: Tài năng, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo của con người trong mọi lĩnh vực. Tài là kết quả của nhiều yếu tố: năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.
a2. Đức: Đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất thiên phú; môi trường sinh sống, học tập và giáo dục trong gia đình, ở nhà trường, xã hội; công phu trau dồi, tu dưỡng bản thân được soi sáng bởi một lý tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.
b. Bàn luận mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức: 
b1. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục. Nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học , trò bất xứngcông dân phạm pháp). b2. Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc.
b3. Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng.
b4. Trước đây, cha ông ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ chủ tịch cũng từng nói: có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia.
2.3. Bài học được rút ra: 
a. Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa tài và đức; ngày nay, tài là kỹ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc.
b. Về tình cảm: tình cảm làm cơ sở cho sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng cho đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người.
c. Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
(Lưu ý trong quá trình làm bài học sinh có thề sắp xếp ý giữa các phần theo một trình tự khác, không nhất thiết phải theo trình tự trong đáp án. Học sinh có thể có đưa ra ý kiến riêng trình bày nhiều cách khác nhau theo chủ đề này.) .
BIỂU ĐIỂM
- Về kĩ năng: Văn viết mạch lạc và giàu cảm xúc, hình ảnh; chuyển ý, liên kết câu, đoạn chặt chẽ; sai lỗi về chính tả,dùng từ, đặt câu không đáng kể. - Về kiến thức: Bài làm đúng cơ bản yêu cầu của phần kiến thức (phần 2).
- Về kĩ năng: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, văn viết rõ ý, sai chính tả, dùng từ, viết câu không quá 3 lỗi mỗi loại. 
- Về kiến thức: + Bài viết đạt các mục 2.1, 2.2a, 2.2 b1,2,3 ,2.3 a,c
- Chưa đạt yêu cầu của điểm 2; nội dung nghèo nàn, văn viết còn rối, không rõ nghĩa hoặc mới chỉ viết một phần.
- Bài làm hoàn toàn lạc đề. Bài làm để giấy trắng .
Câu 2 ( 5 điểm) ĐÁP ÁN
1. Về kĩ năng: 
 - Đúng thể loại văn nghị luận về một bài thơ.
 - Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng.
 - Giữa các đoạn, các phần của bài viết có sự liên kết mạch lạc .
 - Chính tả, dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, phù hợp. Chữ viết rõ ràng. 
2. Về kiến thức : 
2.1. Giới thiệu chung:
a- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Hải. Hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 b- Cảm nhận chung về chủ đề, giá trị bài thơ và đoạn thơ.
2.2. Cảm nhận về mùa xuân và khát vọng hiến dâng của nhà thơ.
a. Khái lược: Phần đầu bài thơ là một khúc ca ngợi ca vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, đất nước.
a 1. Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên: được vẽ nên bằng hình ảnh một dòng sông xanh, bông hoa tím biếc; âm thanh vui tươi của tiếng chim chiền chiện như những giọt âm thanh long lanh rơi.
a2. Sức sống của đất nước: qua sức xuân trong mỗi con người và sức sống trỗi dậy, vươn lên của đất nước được khắc họa tài tình qua các vần thơ giàu ý nghĩa.
 b. Cảm nhận: Hai khổ thơ là nỗi niềm xúc động về nguyện ước được dâng hiến trọn vẹn cho cuộc đời, cho đất nước, cho sự sống.
b1. Khao khát hóa thân: muốn làm con chim hót, muốn làm một cành hoa tươi thắm, muốn làm nốt nhạc trầm xao xuyến nhập vào bản hòa ca mùa xuân và đặc biệt trở thành một mùa xuân nho nhỏ;
b2. Nguyện ước dâng hiến trọn vẹn cho đất nước, cho cuộc đời: “Lặng lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”. Một nguyện ước chân thành, khiêm tốn, một quan niệm sống cao đẹp: Sống là để cống hiến suốt đời mình.
c. Sự tinh tế và độc đáo của nhà thơ Thanh Hải:
c1. -“Con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” là ba hình ảnh hài hòa tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui và mùa xuân.
c2. Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ thật độc đáo, đầy sáng tạo, khắc sâu ý tưởng hòa nhập, dâng hiến, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
c3.- Cách xưng hô thay đổi “tôi - ta”. Từ lời tâm sự, bộc bạch của riêng ḿình về phương châm sống và làm việc, Thanh Hải đă nói hộ cho tất cả mọi người về lẽ sống cống hiến ở đời. 
 c4- Sử dụng biện pháp điệp ngữ tài tình “ta làmta làmta nhập”, “dù là” đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ khắc sâu và nhấn mạnh.
2.3. Ý nghĩa và nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ, bài thơ. 
a. Bài thơ là một nét đẹp tâm hồn của nhà thơ Thanh Hải: một tiếng lòng tha thiết mến yêu và gắn bó với đất nước, cuộc đời.
b. Hai khổ thơ như là một lời nhắn nhủ người đọc: hãy biết trân trọng sự sống, hãy biết hòa nhập và hiến dâng tâm sức mình cho đất nước, cuộc đời.
c. Bài thơ, đoạn thơ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo và phép điệp ngữ tài tình.
BIỂU ĐIỂM ( Câu 2 làm văn )
- Về kĩ năng: Văn viết đầy đủ bố cục, trình bày mạch lạc và giàu cảm xúc, hình ảnh; chuyển ý, liên kết câu, đoạn chặt chẽ; sai lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu không đáng kể. 
- Về kiến thức: Bài làm đúng, đủ yêu cầu của phần kiến thức (phần 2).
-Về kĩ năng: Bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, văn viết rõ ý, có cảm xúc. Chính tả, dùng từ, viết câu sai không quá 2 lỗi mỗi loại. 
- Về kiến thức: + Bài viết đạt các mục 2.1, 2.2, 2.3 a,b
 + Mục 2.2 c2, c4 có bàn luận nhưng chưa sâu.
- Về kĩ năng: Bài viết chứng tỏ học sinh đã biết phương pháp nghị luận 
về một bài thơ, có bố cục ba phần rõ ràng. Tuy nhiên, một số đoạn văn 
viết chưa rõ ý; chính tả, dùng từ, viết câu sai không quá 3 lỗi mỗi loại. 
- Về kiến thức: + Bài viết đạt phần 2.1.a, 2.2.b, 2.3.b
 + Chưa nói được mục 2.2 c.
- Chưa đạt yêu cầu của điểm 3; nội dung nghèo nàn, văn viết còn lủng củng, không rõ nghĩa hoặc mới chỉ dừng lại diễn xuôi bài thơ.
- Về kĩ năng: Chưa biết làm bài văn nghị luận, bài viết mắc quá nhiều lỗi 
chính tả, viết câu, dùng từ, bố cục không rõ.
- Về kiến thức: Bài viết chỉ nêu được 1 vài ý nhỏ chưa trọng tâm. Kiến 
thức sai, sót nhiều.
- Bài làm để giấy trắng .
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
3
2
1
0
5
4
3
2
1
0
Lưu ý: trong quá trình chấm giám khảo chú ý và trân trọng những bài diễn đạt, văn có hình ảnh, có cảm xúc, có sáng tạo trong quá trình viết, tuy nội dung chưa đạt các mốc điểm trong đáp án thì cần xem xét cho điểm cho hợp lí.
--------HẾT ---------
 La Gi, ngày 9 tháng 04 năm 2015
 Người ra đề
 Trần Châu

File đính kèm:

  • docDE THI TUYEN SINH -CHAU LAGI 1.doc
Giáo án liên quan