Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 98: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Năm học 2014-2015

H: Ở đoạn b đã dùng các luận điểm và trình tự phân tích như thế nào?

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS chia sẻ

- GV nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài tập2 - xác định yêu cầu.

- HS thảo luận theo 3 nhóm trong 5 phút

- HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Nhóm khác chia sẻ

- Người điều hành kết luận

- GV nhận xét, bổ sung.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 98: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/01/2015
Ngày giảng: 9A
 9B
	NGỮ VĂN: Tiết 98 	
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu 
* Mức độ cần đạt.
- Rèn luyện kỹ năng nhận dạng văn bản phân tích và tổng hợp, kỹ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp 
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
2. Kĩ năng.
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng phépphân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được gd trong bài.
III. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
IV. Phương pháp, kĩ thuật
Phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kt trình bày một phút...
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ: (3p)
H: Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ?
TL: Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng......
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
* HĐ 1 Khởi động: (1p)
 Chúng ta đã học về phép phân tích và tổng hợp. Để nắm sâu sắc hơn những kiến thức đã học. Tiết hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về phép phân tích và tổng hợp.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
-Mục tiêu: HS áp dụng các kiến thức đã học về phép phân tích và tổng hợp để làm các bài tập ở tiết luyện tập hôm nay.
- HS đọc đoạn trích a, b ở bài tập 1,SGK/11,12.
H: Ở đoạn trích a, tác giả đã dùng các luận điểm và trình tự phân tích như thế nào?
- HS thảo luận theo 3 nhóm trong 5 phút 
- HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV nhận xét, bổ sung.
HS khuyết tật: Đọc chép chính tả 3 câu đầu của phần bài tập
GV uốn nắn
H: Ở đoạn b đã dùng các luận điểm và trình tự phân tích như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài tập2 - xác định yêu cầu.
- HS thảo luận theo 3 nhóm trong 5 phút 
- HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV nhận xét, bổ sung.
Gv: gọi học sinh đọc, xác định yêu cầu của bài tập
Hs: Đọc, xác định yêu cầu bài tập, sgk (21)
H*: Dựa vào văn bản bàn về đọc sách hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách ?
HS trả lời
HS chia sẻ
Gv: Nhận xét, sửa sai, kết luận: Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả...
Gv: gọi học sinh đọc, xác định yêu cầu của bài tập 4
Hs: đọc, xác định yêu cầu bài tập 4, sgk (21)
H: Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài bàn về đọc sách ?
Gv: yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
Hs: hoạt động cá nhân giải quyết yêu cầu của bài tập 
Gv: gọi 3, 4 học sinh trình bày bài làm của bản thân 
Hs: trình bày bài làm trước tập thể lớp
Gv: gọi học sinh nhận xét, bổ sung 
Hs: nhận xét, bổ sung 
Gv: nhận xét, sửa sai, kết luận
35p
1. Bài tập1:
a. Luận điểm: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
- Trình tự phân tích:
+ Cái hay thể hiện ở các điệu xanh: Xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo.
+Cái hay thể hiện ở các động tác cử động: Thuyền nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động.
+Cái hay thể hiện ở các vần thơ: Tử vận hiểm hóc,kết hợp với từ với chữ nghĩa tự nhiên, không non ép.
b. Luận điểm: “mấu chốt của thành đạt là ở đâu”.
- Trình tự phân tích:
+ Do nguyên nhân khách quan (điều kiện cần) gặp thời, hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi, tài năng trời phú.
+ Do nguyên nhân chủ quan(điều kiện đủ): Tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi và trau dồi phẩm chất đạo đức.
2. Bài tập 2:
a. Học qua loa có các biểu hiện sau:
- Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn,biết không cơ bản, không sâu sắc.
- Học cốt để khoe bằng này, bằng nọ nhưng đầu óc trống rỗng.
b. Học đối phó có biểu hiện như sau:
- Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách,cha mẹ không trách mắng, chỉ đối phó với thi cử, kiểm tra.
- Học đối phó thì kiến thức phiến diện, nông cạn, ngày càng trở nên dốt nát, hư hỏng. Vừa lừa dối người khác vừa tự huyễn hoặc mình. 
c. Bản chất của học đối phó:
- Cũng có hình thức học tập: Cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, có bằng cấp.
- Không có thực chất: Đầu óc rỗng tuếch, hỏi cái gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng.
* Tác hại:
- Đối với bản thân:
- Đối với xã hội.
3. Bài tập 3:
Phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách:
+ Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay. Bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
+ Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
+ Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích.
+ Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng. Kiến thức rộng mới hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
4. Bài tập 4:
* Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài bàn về đọc sách
Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng phải chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
4. Củng cố: (3p)
H: Thế nào là phép phân tích ? Tổng hợp ?
Gv: Phân tích và tổng hợp là 2 phương pháp quan trọng bài văn nghị luận có tác dụng giúp cho người đọc hiểu rõ bản chất của vấn đề. Vì vậy, khi viết văn các em chú ý vận dụng tốt những phương pháp này.
5.Hướng dẫn học bài: (2p)
- Ôn lại các kiến thức đã học về phép lập luận phân tích
- Chuẩn bị nghị luận về một hiện tượng đời sống

File đính kèm:

  • doctiet 98 luyen tap phan tich.doc