Đề tài Quy trình dạy học môn Toán Lớp 2 dạng bài mới

a) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành kiến thức 1.

- GV hướng dẫn HS quan sát đồ dùng trực quan (thực hành trên bộ đồ dùng toán, cắt ghép hình, bài toán, phép tính ).

+ HS quan sát.

+ GV đặt câu hỏi để bật ra kiến thức của bài học. (Nhận xét đồ dùng trực quan, từ hình đã học tạo ra hình mới theo yêu cầu,tóm tắt bài toán .)

 + HS hoạt động cá nhân để đưa ra ý kiến hoặc trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.

+ Lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- Kết luận hoạt động hình thành đơn vị kiến thức 1.

+ GV đặt câu hỏi để HS tự tìm ra cách thực hiện phép tính, công thức, quy tắc, cách giải dạng toán, . .

+ HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.

+ GV kết luận nội dung:Gọi HS nhắc lại kết luận.

b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành kiến thức tiếp theo.

Nội dung gợi ý để học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành đơn vị kiến thức tiếp theo như hoạt động ở đơn vị kiến thức 1 (ở mục a).

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy trình dạy học môn Toán Lớp 2 dạng bài mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2
DẠNG BÀI MỚI
	A. Hoạt độngkhởi động (3-5 phút)
- Khởi động bằng một bài hát; hoạt động hát, múa, vận động; trò chơi học tập có kết nối kiến thức; hoạt động tìm hiểu khác,  
GV có thể chọn các trò chơi sau: “Truyền điện”, “ Đố bạn” , “ Ai nhanh ai đúng” , “ Bắn tên” để ôn tập lại kiến thức đã học tiết trước hoặc ôn lại kiến thức liên quan đến nội dung bài học mới;
Ví dụ: Khi dạy bài “ 33-5”, GV có thể chọn trò chơi “ Truyền điện” để kiểm tra xem học sinh đã thuộc bảng bảng trừ (dạng 13 trừ đi một số) chưa ( mỗi học sinh nêu một phép tính để nhiều học sinh được tham gia).
B. Hoạt động hình thành kiến thức (12-15 phút)
a) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành kiến thức 1.
- GV hướng dẫn HS quan sát đồ dùng trực quan (thực hành trên bộ đồ dùng toán, cắt ghép hình, bài toán, phép tính).
+ HS quan sát.
+ GV đặt câu hỏi để bật ra kiến thức của bài học. (Nhận xét đồ dùng trực quan, từ hình đã học tạo ra hình mới theo yêu cầu,tóm tắt bài toán.)
	+ HS hoạt động cá nhân để đưa ra ý kiến hoặc trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. 
+ Lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Kết luận hoạt động hình thành đơn vị kiến thức 1.
+ GV đặt câu hỏi để HS tự tìm ra cách thực hiện phép tính, công thức, quy tắc, cách giải dạng toán, ...
+ HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận nội dung:Gọi HS nhắc lại kết luận.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành kiến thức tiếp theo.
Nội dung gợi ý để học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành đơn vị kiến thức tiếp theo như hoạt động ở đơn vị kiến thức 1 (ở mục a).
C. Hoạt động thực hành/luyện tập, trải nghiệm (15-20 phút)
Bài 1,2:Thường là các bài tập dạng đơn giản như tính nhẩm, tính, đặt tính,viết số thích hợp vào chổ trống (theo mẫu), viết số thích hợp vào chổ chấm
- HS đọc bài tập SGK.
- Xác định yêu cầu của bài tập (HS tự xác định).
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải bài tập.
- HS giải bài tập (Cá nhân hoặc nhóm đôi).
- HS chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét bổ sung. Hoặc HS nhóm đôi đổi vở, chữa bài, cùng nhau kiểm tra kết quả các phép tính đã thực hiện.
- GV chốt lời giải đúng.
- Tiểu kết: Củng cố nội dung bài tập.
Bài 3,4:Thường là các dạng: Tìm thành phần chưa biết của phép tính; Tính hoặc điền số (với các biểu thức có từ 2 phép tính); giải toán có lời văn; 
- HS đọc đề bài và tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- HS giải quyết bài tập tùy mức độ khó của bài để lựa chọn hình thức tổ chức HĐ học cho HS (cá nhân, nhóm đôi hay nhóm 4).
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác theo dõi và có các câu hỏi chất vấn về cách làm bài của nhóm bạn.
- GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
D. Hoạt động vận dụng (3-5 phút)
- GV hoặc HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến nội dung bài học rồi chia sẻ với cô giáo và các bạn.
Ví dụ bài: 13 trừ đi một số: 13-5
+ GV nêu bài toán: Mẹ có 13 quả cam, mẹ đem biếu bà 6 quả cam.Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả cam?
	+ HS tìm cách giải quyết vấn đề và nêu kết quả (cách làm 13 - 6 = 7 quả cam).
E. Củng cố dặn dò (2 phút)
- HS Nhắc lại nội dung của tiết học: Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Ví dụ bài: 13 trừ đi một số: 13-5
+ HS nêu được nội dung em đã học được trong tiết học là 13 trừ đi một số.
+ HS đọc được bảng trừ 13 trừ đi một số.
- Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, ) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
Kế hoạch bài học minh họa.
Toán
13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5.
	I. MỤC TIÊU
	1.Kiếnthức:
	- Biết thực hiện phép trừ dạng 13-5, lập và học thuộc bảng 13 trừ đi một số.
	- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13-5.
	2.Kỹnăng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán dạng 13 - 5.
	3.Tháiđộ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
	II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, que tính,bảng con.
	III.CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY-HOÏC CHUÛ YEÁU
Hoạt động của Giáo viên.
Hoạt động của Học sinh.
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
-Tròchơi:Xì điện - Truyền điện. (Ôn lại bảng trừ 12 trừ đi một số)
Cách chơi: GV đọc một phép tính, chẳng hạn 12-4 rồi chỉ vào một em, em đó phải nêu ngay ra kết quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, chẳng hạn như 12-5 và chỉ vào một bạn, bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 7. Sau khi trả lời đúng bạn kế tiếp lại đưa ra một phép tính và chỉ vào một bạn khác trả lời. Cứ như vậy GV cho HS ôn lại bảng trừ 12 trừ đi một số.
-Giáoviênnhậnxét,vàtuyêndươngHS.
-Giớithiệubàimới:Vừa rồi qua trò chơi cô thấy các em nắm vững cách trừ có nhớ dạng “12 trừ đi một số”. Tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu thêm với các em một dạng mới nữa, qua bài “13 trừ đi một số: 13 -5”
 - GVghiđầubàilênbảng: 13 trừđimộtsố:13-5.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút)
a. Giới thiệu phép trừ 13- 5.
 - GV lấy ra 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời, hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV nêu bài toán: Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính nữa. Hỏi còn lại mấy que tính? 
 H: Muốn biết còn lại mấy que tính em làm phép tính gì ? lấy mấy trừ mấy?
 - Yêu cầu HS thực hiện trên que tính.
 H: Em làm thế nào để được 8 que tính?
- GV nhận xét, chốt lại cách tính phù hợp nhất và thao tác lại trên bộ đồ dùng của GV cho HS xem. (GV vừa thực hành, vừa nói cách lấy que tính: Đầu tiên lấy 3 que tính rời, rồi cởi bó 1 chục ra lấy tiếp 2 que nữa, tức là lấy đi 5 que tính, còn lại 8 que tính).
- Vậy: 13 - 5 = ?
 - GV ghi bảng: 13 - 5 = 8
- Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính.
-Yêu cầu một số HS nhắc lại.
 b.Lập bảng trừ “13 trừ đi một số”
- Yêu cầu làm việc theo nhóm, sử dụng que tính để tính kết quả các phép trừ trong phần bài học.
 + Nhóm 1: Tìm kết quả của các phép tính:
13 - 4 = 13 - 6 = 
+ Nhóm 2: Tìm kết quả của các phép tính:
13 - 7 = 13 - 8 = 
+ Nhóm 3: Tìm kết quả của các phép tính:
13 - 8 = 13 - 9 = 
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả.
 + GV hỏi thêm một số HS nêu cách thực hiện để tìm kết quả.
 - GV viết kết quả lên bảng.
 - GV yêu cầu HS quan sát cột số bị trừ, số trừ, hiệu.
 H: Em thấy các số ở cột số bị trừ như thế nào?
H: Các số ở cột số trừ?
 H: Các số ở cột hiệu?
 - GV nhận xét, chốt nội dung.
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng trừ “13 trừ đi một số”.
- Xóa dần (hoặc dùng các hình bông hoa, (GV đã chuẩn bị) che dần) các hiệu (hoặc số trừ) trên bảng, yêu cầu học thuộc lòng.
 - Gọi một số học sinh đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành(12-15 phút)
Bài 1: Tính nhẩm: 
 H: Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” để nêu kết quả.
- YC HS nhận xét về8+5 và 5+ 8; mối quan hệ giữa phép cộng 5+ 8 và phép trừ13 - 8, 
13 - 5.
Bài 2: Tính 
H: Bài tập yêu cầu gì?.
 H: Em thực hiện tính kết quả theo thứ tự nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên làm bài ở bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Đặt tính và tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 13 và 9; 13 và 6; 13 và 8
- Gọi HS đọc đề toán.
H: Bài tập yêu cầu gì?
 H: Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
 - Yêu cầu HS làm vào bảng con.
- Nhận xét.
Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề bài.
H: Bài toán cho biết gì? (HS trả lời GV tóm tắt bài toán lên bảng).
H: Bài toán hỏi gì?
 H: Muốn biết cửa hàng còn lại mấy xe đạp ta làm phép tính gì?
 H: Làm như thế nào?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
 - Nhận xét bài làm của HS.
 H: Ngoài câu lời giải của bạn, ai có câu lời giải khác?
 - GV chốt lại nội dung.
4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế(3-5 phút)
- GV nêu bài toán: Mẹ có 13 quả cam, mẹ đem biếu bà 6 quả cam. Mẹ còn lại bao nhiêu quả cam?
 - Nhận xét, tuyên dương.
5. Hoạt động 5: Dặn dò (2 phút)	
H: Chúng ta vừa được học thêm dạng trừ có nhớ nào?
 - Yêu cầu HS đọc lại bảng trừ dạng 13 trừ đi một số.
(HS nêu, GV lần lượt điền lại kết quả đã xóa ở bảng trừ đã lập lúc đầu ở trên bản lớp).
- Nhận xét giờ học.
- Dặn xem trước bài: “33 - 5”.

- HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Một vài HS nhắc lại tên bài học.
- 13 que tính.
- Phép trừ: 13 - 5.
- Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả là:8 que tính.
- HS nêu một số cách để được 8 que tính.
+ Cách 1: Lấy 3 que tính rời, rồi cởi bó 1 chục ra lấy tiếp 2 que nữa, tức là lấy đi 5 que tính, còn 8 que tính.
+ Cách 2: Tháo bó 1 chục que tính ra, bớt đi 5 que tính, còn 5 que tính. 5 que tính và 3 que tính rời. Vậy còn lại 8 que tính.
+ Cách 3: Có tất cả 13 que tính, lấy đi 5 que tính, còn 8 que tính.
- Quan sát GV thực hành.
- Bằng 8.
- Đọc: 13 - 5 = 8 (cá nhân, lớp)
- HS nêu cách đặt tính và tính. 
13
- 5 
 8
- Vài học sinh nhắc lại.
- Thảo luận nhóm, sử dụng que tính để tính kết quả.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả:
13 - 4 = 9 13 - 7 = 6
13- 5 = 8 13 - 8 = 5
13 - 6 = 7 13 - 9 = 4
- Quan sát.
- Nhận xét: Các số ở cột số bị trừ đều là 13.
- Các số ở cột số trừ là dãy số đếm thêm 1 lần lượt từ 4 đến 9.
- Các số ở cột hiệu là dãy số bớt đi 1 lần lượt từ 9 về 4.
- Lần lượt các tổ (lớp) đọc đồng thanh các phép tính trừ: 13 trừ đi một số.
- HS đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của giáo viên.
- 2-3 HS đọc thuộc lòng bảng trừ: 13 trừ một số.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Tính nhẩm.
- HS nêu kết quả.
- HS nhận xét.
-1-2 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.
- Tính.
- Trừ từ phải sang trái.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1HS đọc đề toán. Cả lớp đọc thầm.
- Tính hiệu.
- Muốn tìm hiệu ta làm phép tính trừ, lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Thực hiện vào bảng con.
- 1 học sinh đọc đề toán. Cả lớp đọc thầm.
- Cửa hàng có 13 xe đạp. Đã bán 6 xe đạp.
- Hỏi cửa hàng còn lại mấy xe đạp.
- Phép trừ.
- Lấy số xe đạp cửa hàng có, trừ đi số xe đạp đã bán.
 - HS làm và chữa bài.
- HS nêu các cách viết câu lời giải.
- Tìm và nêu kết quả.
- Dạng 13 trừ đi một số.
- 1 HS nêu lại.

File đính kèm:

  • docde_tai_quy_trinh_day_hoc_mon_toan_lop_2_dang_bai_moi.doc