Đề tài Một số biên pháp dạy trẻ 5 -6 tuổi kể chuyện qua ứng dụng công nghệ thông tin ở trường mầm non hồng Thái Tây

- Trẻ mầm non không chỉ học mà chơi, chơi mà học

Bên cạnh việc dạy trẻ kể chuyện qua giờ học, để củng cố thêm cho trẻ nội dung câu chuyện. Giờ chơi trẻ có thể được xem các băng hình các hoạt động, nội dung của câu chuyện. Tổ chức trẻ tô màu, tìm nhân vật theo yêu cầu, hoạt động có liên quan đến nội dung câu chuyện trong chương trình vui học kisdmart với phần Happy kid, Emdmar, ngôi nhà trudy và sammy.hay chơi các trò chơi bắt chước cử chỉ, dáng đi, giọng nói của nhân vật.

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biên pháp dạy trẻ 5 -6 tuổi kể chuyện qua ứng dụng công nghệ thông tin ở trường mầm non hồng Thái Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng tạo với hình ảnh trẻ nhìn được...Qua đó mà trẻ nhận thức nhanh về những điều đúng sai, bộc lộ những cảm xúc yêu ghét một cách rõ ràng làm tăng tính giáo dục và phát triển nhân cách trẻ .
Hiện nay nhà trường đã và đang thực hiện đưa công nghệ thông tin vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ cũng như công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn nên việc giáo viên lựa chọn công nghệ thông tin vào giờ dạy sẽ góp phần cho sự phát triển của toàn trường về chất lượng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, khởi đầu cho sự phát triển mới đem lại những bộ diện mới của nhà trường .
Cùng với sự phát triển chung của nhà trường, nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính tích cực của trẻ cũng là những mong muốn của các bậc phụ huynh, cùng hưởng ứng giúp đỡ các giáo viên để thực hiện tốt công tác cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi giờ dạy, phối kết hợp cùng nhà trường để con em tiếp cận điều mới mẻ, nhận thức được những hiệu quả co mà công nghệ thông tin đem lại cùng giáo viên đư các hình thức , biện pháp hay, sáng tạo giáo dục trẻ để có hiệu quả cao hơn.
Lớp tôi phụ trách có 26 cháu. để phát triển toàn diện các mặt Nhận thức- Ngôn ngữ- Thẩm mỹ- Thể chất- Tình cảm xã hội là một thách thức không hề nhỏ đối với tôi. 
Trong khi đó trường mầm non Hồng Thái Tây là một ngôi trường nằm trên địa bàn xã Hồng Thái Tây, người dân trong xã chủ yếu làm nghề nông, việc huy đông trẻ nhà trẻ và mẫu giáo 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi ra lớp rất ít, chỉ khi 5 - 6 tuổi số trẻ ra lớp mới đạt 100%. Phần lớn khi hỏi các cháu “ ở nhà con thường làm gì?” Tôi thường nhận được câu trả lời “ Con xem ti vi...” như vậy ở nhà các cháu được xem ti vi, băng đĩa rất nhiều, trong đó là những câu chuyện, những bộ phim hoạt hình, những hình ảnh ngộ nghĩnh, những âm thanh sống động, những lời thoại thánh thót diễn cảm... rất thu hút các cháu. Có những câu chuyện trong chương trình học các cháu đã xem kể qua đài đĩa, ti vi, hay qua mạng internet rồi. Nhưng nếu yêu cầu các cháu kể lại truyện, phần lớn các cháu kể rất rời rạc, lộn xôn không theo trật tự của câu chuyện, hay còn gượng gạo, nói lắp, nói ngọng, sử dụng tiếng địa phương... khi kể. Chính vì vậy cần phải có một biện pháp lôi cuốn trẻ khi nghe cô kể truyện để thu hút và rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, mạch lạc cho trẻ
 Nếu ta chỉ dừng lại ở nội dung kể chuyện cho trẻ nghe thì chưa đủ, trẻ cần tự kể lại câu chuyện để từ đó ngôn ngữ, cử chỉ, các giác quan của trẻ mới phát triển mạnh mẽ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nói chung và trong giờ kể chuyện là một hình thức mới có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, làm thay đổi những hình thức cũ mang lại diện mạo mới cho giáo dục trẻ mầm non , thu hút trẻ bởi những hình ảnh, âm thanh sống động ngộ nghĩnh, cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động của cô. 
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1. Khảo sát:
Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kỹ năng kể chuyện tốt thì việc khảo sát chất lượng đầu năm là việc cần thiết để nắm bắt khả năng từng trẻ là cần thiết.
* Qua kết quả khảo sát
Số trẻ khảo sát là 26 cháu
Nội dung khảo sát đầu năm 2010 - 2011
+ Khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện:
Số trẻ nhớ nội dung câu chuyện: 16 cháu 	đạt 61%
Số trẻ chưa nhớ được hết nội dung chuyện: 10 cháu 	đạt 39%.
+ Khả năng kể lại chuyện:
- Số trẻ kể lại chuyện: 10 cháu 	đạt 39%
- Số trẻ nhớ một số chi tiết: 10 cháu 	đạt 39%
- Số trẻ không nhớ được đến hai chi tiết 6 cháu 	đạt 22%.
+ Khả năng diễn đạt:
- Số trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc: 15 cháu 	đạt 57%.
- Số trẻ trả lời chưa đầy đủ, lưa loát: 8 cháu 	đạt 30%
- Số trẻ còn ngọng: 4 cháu 	đạt 13%.
+ Khả năng kể chuyện qua tranh :
- Trẻ kể qua tranh sáng tạo , lưu loát : 10 cháu	đạt 39%
- Số trẻ còn lúng túng khi kể chuyện qua tranh: 16 cháu 	đạt 61%.
+ Trẻ thích xem băng hình : 26 cháu đạt 100%
2. Đánh giá:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của ngành học, các cấp lãnh đạo trên địa bàn xã và nhà trường , tạo cơ sở vật chất cho lớp khang trang, sạch đẹp, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho mọi hoạt động tương đối đầy đủ. Để đưa trẻ làm quen với văn học nói chung và làm quen với các câu chuyện nói riêng nhà trường tổ chức nhiều chuyên đề văn học giúp giáo viên nắm được phương pháp làm quen với tác phẩm văn học, đồng thời tạo môi trường văn học cho trẻ hoạt động, đồ dùng phục vụ cho một tiết dạy cũng khá đầy đủ ( bộ đĩa chuyện phim của một số câu chuyện, Các bộ rối các câu chuyện, tranh truyện theo chủ đề, đài đĩa), giúp trẻ tham gia nhiều hoạt động phát triển ngôn ngữ, hình thành nhân cách... một cách toàn diện.
Bên cạnh đó trường luôn tạo điều kiện để tổ công nghệ thông tin bồi dưỡng cho giáo viên trong những ngày nghỉ, từ đó giáo viên có điều kiện vào mạng, đao những bài soạn mẫu, những hình ảnh ngộ nghĩnh, những câu chuyện mang tính giáo dục, hay tự thiết kế lập trình những bài soạn cho mình để phục vụ cho bài giảng điện tử.
Mặt khác đội ngũ giáo viên trường mầm non Hồng Thái Tây là một dội ngũ trẻ, đầy nhiệt tinh, hăng say trong chăm sóc giáo dục các cháu, phần lớn các cô rất nhạy bén khi tiếp cận công nghệ thông tin. Chính vì vậy tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên là 19 đồng chí, trong đó 15/19 đồng chí có nắp đặt vi tính tại nhà, 100% cán bộ giáo viên, công nhân viên có chứng chỉ B tin học. Ngay bản thân tôi cũng thực hiện bài soạn trên máy tính nhiều năm.
Bên cạnh nững thuận lợi thì cũng còn rất nhiều những khó khăn như sau.
* Khó khăn:
Mặc dù cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, đồ chơi, đồ dùng vẫn chưa đủ để giáo viên tổ chức các tiết học một cách sáng tạo, hay những bộ đĩa phim thiếu nhi chưa phong phú, chưa đủ các câu chuyện trong chương trình, phần mềm kismard và Bút chì thông minh phần nào đáp ứng một số nội dung. Tuy giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng phần nhiều giáo viên chưa biết cách tìm tòi hình thức mới với việc kết hợp công nghệ thông tin để trẻ tiếp cận với những điều mới mẻ, giáo viên cũng chưa biết việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một tiết học như thế nào là hợp lí, đơn giản mà đạt hiệu quả , làm thế nào để giờ kể chuyện gây được hứng thú cho trẻ, để lại trong trẻ những ấn tượng không quên? Qua đó trẻ có những bài học sâu sắc ý nghĩa. 
Bên cạnh đó lớp chưa có trang bị về vi tính, chưa có màn hình ti vi. Mỗi giờ dạy trẻ kể chuyện qua ứng dụng công nghệ thông tin cô giáo phải tự thuê màn hình trình chiếu hay mượn ti vi, đầu đĩa rất bất lợi
Với mức lương trợ cấp ít ỏi, công với đời sống người dân có con em học trong trường lớp có kinh tế thấp. Đòi hỏi người giáo viên phải luôn lỗ lực, khắc phục khó khăn.
3. Các giải pháp
* Giải pháp đầu tiên là tôi cần bồi dưỡng nâng cao nhân thức cho mình
Cùng với tự rèn luyện nhân cách, phẩm chất, yêu nghề mến trẻ, tôi nghĩ rằng bản thân cần luôn luôn không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để có những bài giảng hay, sáng tạo, phát huy tính tích cực của trẻ.
 Nhận thức rõ tác dụng của công nghệ thông tin có lợi ích như thế nào đối với giáo dục và đặc biệt đối với giờ kể chuyện đạt hiệu quả.Vậy việc học tập để ứng dụng công nghệ thông tin là việc làm đầu tiên của giáo viên.Tham gia mỗi khoá học tin học cơ bản để có vốn hiểu biết cần thiết về các chương trình lập các hình ảnh có hiệu ứng động, hay sử dụng tranh ảnh, ảnh, hình để xử lí trên máy tạo những nội dung cho mỗi câu chuyện.
 Tham gia học hỏi bạn đồng nghiệp về cách sử dụng các phần mềm, các hình thức tổ chức các tiết học đạt hiệu quả. Thường xuyên dự giờ, trao đổi , thảo luận về tiết dạy đặc biệt tiết học kể chuyện khi ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ thông tin như thế nào để không lạm dụng mà đạt hiệu quả.
Tham gia và dự các chuyên đề của trường, phòng tổ chức các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Thường xuyên cập nhật các thông tin trên đài, ti vi hay internet. thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nghiên cứu tài liệu sách báo, các tập san có nội dung liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục mầm non.
Bản thân không ngừng tự học bồi dưỡng về tin học, tự rèn luyện thói quen luôn luôn học hỏi, luôn luôn vận động, sáng tạo và tích cực khi tổ chức cho trẻ mỗi giờ học, mỗi giờ kể chuyện.
* Từ kinh nghiệm của bản thân tôi áp dụng luyện kỹ năng thực hành trên trẻ bằng các hình thức sau.
 - Để giúp trẻ có hứng thú trong kể chuyện, tôi đã dùng nhiều hình thức như: Sử dụng trò chơi, trò chuyện cùng trẻ để làm nỗi bật cốt truyện và đưa trẻ đến gần với cốt truyện trẻ sẽ được học.
 Khi kể câu chuyện “ Cây tre trăm đốt” tôi sử dụng trò chơi ghép các nhân vật trong truyện hay đoán nhân vật qua hình ảnh sống động trên màn hình để trẻ có thể nhớ nội dung câu chuyện
Ví dụ: Cho trẻ quan sát những hình ảnh: khóm trẻ; anh Khoai đang cày ruộng, vợ chồng lão nhà giàu và khách bị dính vào thân tre, sau đó tôi gợi mở 
- Đó là những cảnh trong câu chuyện gì? 
- Khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi sử dụng phương pháp đọc kể diễn cảm.
Qua phương pháp này, hình thành thói quen, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.Trong quá trình kể chuyện cho trẻ nghe tôi phải kể bằng giọng điệu hấp dẫn
diễn cảm và lưu loát. Giọng đọc của cô càng diễn cảm bao nhiêu càng hấp dẫn trẻ bấy nhiêu, và trong quá trình đó trẻ lĩnh hội tác phẩm văn học dần dần, đồng thời thông qua nghe cô kể diễn cảm trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ, sẽ ghi nhớ được đặc điểm giọng nói của nhân vật trong truyện.
Ví dụ: Truyện: Chú dê đen.
- Giọng dê trắng yếu ớt, run sợ, lắp bắp.
- Giọng chó sói khi gặp dê trắng :ồm ồm đay nghiến; khi gặp dê đen thì rụt rè, hốt hoảng.
- Giọng dê đen dõng dạc, hùng dũng, dứt khoát, nói to.
 Khi kể xong lần 1 cô đặt câu hỏi.
- Câu chuyện cô kể có tên là gì?
- Sau đó giảng nội dung câu chuyện và giáo dục trẻ.
Ví dụ truyện: Quả bầu tiên.
+ Giảng nội dung: “Qua câu chuyện quả bầu tiên chúng ta thấy được hình ảnh một cậu bé tốt bụng thật thà đã ân cần chăm sóc én nhỏ bị thương nên được én trả công là một hạt bầu tiên. Khi gieo hật bầu tiên xuống đất, hạt bầu nảy mầm, kết trái và cho chú bé một quả bầu đầy vàng bạc châu báu. Còn lão nhà giàu tham lam, độc ác tự ý bẻ gãy cánh chim én rồi giả vờ thương sót chăm sóc cũng được chim én cho hạt bầu. Khi hạt bầu ra hoa kết trái lão nhà giàu bổ ra toàn là rắn rết”
+ Giáo dục: Các con sẽ học tập gương của ai trong câu chuyện?. Hãy luôn biết yêu quý mọi người cũng như các con vật có ích, không lên tham lam ích kỉ.
- Để trẻ khắc sâu hơn nội dung câu chuyện cần đổi hình thức kể diễn cảm bằng hình thức.
- Kể chuyện diễn cảm kết hợp cho trẻ xem trên màn hình hình ảnh minh hoạ cho câu chuyện chuyển động. Từ đó giúp trẻ tập chung chú ý để trẻ nhớ và hiểu được các câu chuyện một cách sâu sắc hơn.
Với hình thức này trẻ sẽ được nghe lại câu chuyện một lần nữa và trẻ không chỉ biết cách sử dụng ngôn ngữ mà còn biết cách thể hiện cử chỉ, tình cách nhân vật.
Qua truyện: Chú dê đen.
- Dê trắng vừa nói lắp bắp vừa có động tác tay rụ sợ, người co lại.
- Chó sói khi gặp dê trắng, không chỉ quát to, giọng ômg ồm mà còn làm động tác tay chỉ về phía dê trắng, giậm chân.
- Dê đen, giọng hùng dũng, quát to dõng dạc va một tay chống hông, một tay chỉ vào những bộ phận sừng, chân và trái tim của mình...
Hình thức kể chuyện càng nhiều thì trẻ sẽ không cảm thấy nhảm chán chính vì vậy tôi cho trẻ xem trên màn hình cả câu chuyện với những hình ảnh,lời thoại của nhân vật, những âm thanh của sự vật hiện tượng của chính vở kịch đó.
Ví dụ: câu chuyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ
Cảnh 1: hình ảnh bác Gấu đen đang đi trong một khu rừng có nhiều cây cối, mưa rơi như trút nước, gió thổi ào ào làm nghiêng ngả cây cối và xa xa là ngôi nhà với ánh lửa bập bùng của thỏ nâu.
Cảnh 2: Bác gấu đứng trước ngôi nhà của thỏ nâu run lên vì rét, mưa vẫn rơi lộp bộp, gió vẫn thổi ào ào bác gấy lập cập gõ cửa tiếng động cốc cốc.
- Lời bác Gấu cất lên: Thỏ nâu ơi, thỏ nâu à, mưa to quá cho bác trú nhờ có được không?
Thỏ nâu mở cửa, tiếng cửa kêu, vẻ mặt ngái ngủ và giọng nói làu bàu.
- Người Bác to như thế kia làm đổ nhà cháu mất.
Bác gấu càng run nhiều hơn, giọng nói ôn tồn, tiếng mưa vẫn rơi, gió vẫn thổi.
- Bác đi nhẹ thôi mà, không làm đổ nhà cháu được đâu.
- Thỏ nâu nói giọng dứt khoát: Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ, thôi bác đi đi.
Tiếng đóng cửa sập lại, bác gấu lại bước đi lặng lề, vẫn tiếng mưa rơi, từng hạt mưa rất to như quất vào người bác gấu, gió thổi dữ dội như muốn làm bác gấu nghiêng ngả đi, lá cây bay tới tấp, cây cối quằn quại....
Như vậy bằng ba hình thức để kể một câu chuyện trong giờ học : Cô kể diễn cảm trẻ nghe; kể diễn cảm kết hợp hình ảnh minh hoạ; xem trên màn hình nhưng vẫn kích thích sự chú ý của trẻ vào1 câu chuyện
- Phương pháp tiếp theo tôi sử dụng đó là phương pháp đàm thoại
Khi trẻ đã hiểu nội dung truyện, có thể nhớ được các tình tiết, lời thoại trong câu chuyện cô giáo đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ, nhằm mục đích củng cố, mở rộng và chính xác hơn cốt truyện, bên cạnh đó trẻ được rèn luyện ngôn ngữ, diễn cảm, được sửa sai, sửa ngọng khi dùng từ kết hợp cử chỉ, hành động, thái độ của nhân vật trong truyện.
Ví dụ truyện: Sự tích hoa hồng
Cô giáo đặt câu hỏi cho trẻ trả lời như sau
- Câu chuyện cô kể có tên là gì?
- Có những nhân vật nào trong câu chuyện?
- Ngày xưa hoa hồng chỉ toàn một màu gì?
- Các loại hoa hồng đã ước điều gì?
- Ai là người đã nghe thấy điều ước của các loại hoa hồng?
- Nàng tiên đã đến gặp thần mặt trời để xin thần mặt trời điều gì?
- Thần mặt trời có đồng ý không?
- Nàng tiên tới gặp nữ thần mặt trăng để xin thần mặt trăng điều gì?
- Nữ thần mặt trăng có đồng ý không?
- Hoa hồng đã có những mầu gì?
- Nàng tiên đã đặt tên cho hoa hồng như thế nào?
- Các loài hoa hồng hỏi nàng tiên điều gì?
- Nàng tiên trả lời như thế nào?
 Khi trẻ đàm thoại cùng cô trẻ phải diễn đạt lại nội dung truyện lúc này khẳ năng diễn xuất được bộc lộ, được phát huy tư duy, trí nhớ của mình.
- Khi trẻ hiểu và nhớ nội dung truyện tôi sử dụng phương pháp tiếp theo đó là phương pháp thực hành.
- Cô giáo dẫn truyện kết hợp hình ảnh minh hoạ trên màn hình để trẻ nói lời thoại của truyện
Ví dụ truyện: Tích Chu.
+ Cô giáo :Ngày sửa ngày xưa có một câu bé tên là Tích chu, bố mẹ tích chu mất sớm, Tích Chu ở với bà nội, bà rất yêu thương và làm việc vất vả để nuôi Tích Chu. Một hôm bà bị ốm năng bà khát nước quá liền gọi...
+ Trẻ: Tích Chu ơi lấy cho bà ngụm nước, bà khát khô cả cổ rồi.
Có thể thay đổi bằng cách cô nói lời thoại, trẻ dẫn truyện hoặc các tổ thay nhau tổ nói lời thoại, tổ dẫn truyện.
- Khi trẻ học thuộc lời thoại, có thể kể chuyện diễn cảm cho một số trẻ trẻ kể chuyện 
- Tiếp đến cho từng nhóm trẻ đóng kịch lúc này hình ảnh trên màn hình không còn nhân vật nữa mà chỉ là khung cảnh minh hoạ như (Khóm tre, khu rừng, hay dòng suối có xen lần tiếng động của sự vật) trẻ sẽ đóng vai là các nhân vật trong truyện.
	- Trẻ mầm non không chỉ học mà chơi, chơi mà học
Bên cạnh việc dạy trẻ kể chuyện qua giờ học, để củng cố thêm cho trẻ nội dung câu chuyện. Giờ chơi trẻ có thể được xem các băng hình các hoạt động, nội dung của câu chuyện. Tổ chức trẻ tô màu, tìm nhân vật theo yêu cầu, hoạt động có liên quan đến nội dung câu chuyện trong chương trình vui học kisdmart với phần Happy kid, Emdmar, ngôi nhà trudy và sammy...hay chơi các trò chơi bắt chước cử chỉ, dáng đi, giọng nói của nhân vật.
* Việc tăng cường cơ sở vật chất trong các hoạt động học nói chung và hoạt động trong giờ “dạy trẻ kể chuyện” nói riêng là việc cần thiết bởi. Lớp học thoáng mát, sạch sẽ giúp trẻ có cảm thoải mái, bên cạnh đó khi trẻ đóng kịch được hoá thân vào các nhân vật với những bộ trang phục, những chiếc mũ có gắn hình ảnh của nhân vật trong truyện đẹp và có mầu sắc sặc sỡ càng làm cho trẻ thích thú muốn tham gia. Chính vì vậy tôi đã huy động phụ huynh may cho lớp những bộ áo liền thân đủ mầu sắc có thể dùng để mặc cho thỏ nâu, thỏ trắng, nàng tiên, dê đen, chó sói.... Trẻ khi tham gia đóng kịch không chỉ có trang phục mà còn đôi nnững chiếc mũ rất đẹp hình các nhân vật trong chuyện như: mũ cáo, mũ chó sói, mũ gà, mũ thỏ, mũ hoa....
* Kiểm tra, đánh giá :
Kiểm tra và đánh giá sau các hoạt động là hết sức cần thiết vì chỉ có thế sau mỗi giờ dạy tôi mới biết mình cần rút ra những bài học gì? hình thức ra sao? đã gây được hứng thú cho trẻ không? cùng với việc đánh giá khả năng của trẻ khi tham gia các hoạt động sự hứng thú, hiểu bài, cảm nhận, khả năng diễn đạt,..
 Đối với trẻ việc kiểm tra đánh giá là phải kịp thời để có sự thay đổi về phương pháp hay hình thức sao cho phù hợp với trẻ . 
Sau mỗi lần tổ chức cho trẻ kể chuyện, tổ chức các hoạt động tôi thường kiểm tra,đánh giá trên cơ sở qua bài học trẻ nắm được những gì , trẻ hiểu được nội dung hay không, trẻ nhớ lại câu chuyện như thế nào, để lại cho trẻ những bài học gì . Ví dụ: Khi kết thúc giờ kể chuyện: Giấc mơ kì lạ. Cô có thể đặt câu hỏi:
- Qua câu chuyện con rút ra bài học gì cho mình?
- Con thích nhất điều gì qua câu chuyện cô vừa kể
Sau mỗi giờ đó tôi cần ý kiến của bạn đồng nghiệp góp ý, ban giám hiệu bổ xung những ý tưởng hay , sáng tạo để tiết dạy hoàn hảo hơn
Sau mỗi tuần tôi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động ôn luyện như :Kể những câu chuyện đã được nghe, kể sáng tạo qua những hình ảnh quen thuộc của câu chuyện, bản thân tôi rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy đưa ra kế hoạch cụ thể để thực hiện vào hoạt động kể chuyện của tuần tiếp theo.
Sau mỗi tháng tôi tổng kết số lượng câu chuyện cho trẻ tham gia hoạt động trong và ngoài chương trình tổ chức cho trẻ kể lại số lượng , tên của mỗi câu chuyện cô đã cho trẻ nghe, tham gia hoạt động.Tôi xem lại sau một tháng số lượng trẻ tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và sự hứng thú của trẻ như thế nào để điều chỉnh, lựa chọn các hình thức phù hợp với hứng thú của trẻ.
Trong những buổi hội giảng chào mừng 20/11, hội giảng mùa xuân, hội giảng chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam... tôi mời đồng nghiệp và BGH đến dự giờ, góp ý kiến để gời dạy của tôi đạt hiệu quả hơn.
Như vậy giờ kể chuyện sẽ hay, hấp dẫn hơn nếu giáo viên kịp thời điều chỉnh các phương pháp , đưa ra những hình thức cho phù hợp với sự phát triển , khả năng của từng trẻ.
* Phê phán, rút kinh nghiệm:
Tổ chức hoạt động không tránh khỏi những sai sót, tôi đã được ban giám hiệu chuyên môn có những lời chỉ bảo hết sức tận tình , chỉ ra những hạn chế khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ kể chuyện , bạn đồng nghiệp góp ý kiến về giờ dạy đó là một số những lưu ý đối với một giờ kể chuyện ứng dụng công nghệ thông tin mà tôi đã rút ra được bài học cho mình:
+ Không lạm dụng quá nhiều hình ảnh, nội dung câu chuyện để truyền đạt trên máy, nên xen kẽ phù hợp với thời gian, nội dung, phương pháp.
+ Tổ chức hoạt động giờ kể chuyện ứng dụng công nghệ thông tin có âm thanh thì tiết dạy mới sinh động.
+Các hình ảnh khi đưa lên nhất thiết phải màu sắc đẹp , hiệu ứng động gây được sự hứng thú cho trẻ.
+ Lựa chọn hình thức nhẹ nhàng khi đưa công nghệ thông tin vào bài dạy.
+ Khi cho trẻ xem màn hình nên cho trẻ suy nghĩ về hình ảnh để trẻ có thể kể chuyện sáng tạo.
+ Lời kể của giáo viên tạo được sự tập trung và phù hợp hình ảnh( Khớp với hoạt động) nội dung của câu chuyện.
+ Bao quát trẻ tốt khi tổ chức cho trẻ cùng khám phá với các hoạt động đảm bảo cho tất cả trẻ tham gia hoạt động.
* Biểu dương, tuyên truyền:
Biểu dương :
Biểu dương là một hình tức hết sức quan trọng đối với trẻ vì:
Là phương pháp động viên khen ngợi trẻ sau mỗi một hoạt động hay sau mỗi một việc làm của trẻ ,được động viên khen ngợi kịp thời trẻ phấn khích hơn và làm tốt hơn, cho dù trẻ thực hiện chưa thật tốt thì vẫn phải động viên khen ngợi kịp thời, như vậy trẻ không bị nhàm chán .có thể động viên khen ngợi trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như: Phát hoa, phiếu bé ngoan vào cuối ngày, cuối tuần .
Trong giờ kể chuyện cô giáo thường xuyên động viên trẻ để trẻ tích cực hơn tham gia hoạt động, cuối giờ học cô nhận xét khả năng của từng trẻ trong giờ học tuyên dương trẻ trước lớp, động viên, khích lệ trẻ trước phụ huynh để trẻ được khen ngợi của bố mẹ.
Tuyên truyền : 
Để phụ huynh biết việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt vào mỗi giờ kể chuyện có rất nhiều biện pháp giúp phụ huynh nắm bắt rõ. Bằng cách tạo các góc tuyên truyền c

File đính kèm:

  • docskkn.doc