Đề tài Giải pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, kiện toàn bộ máy hành chính cấp xã

3. Lĩnh vực chứng thực:

Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất: 282 trường hợp.

Chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: 112 trường hợp.

Chứng thực chữ ký công dân trong các giấy tờ giao dịch dân sự: 36 trường hợp

 

doc28 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, kiện toàn bộ máy hành chính cấp xã, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội.
Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội.
Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.
	Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THUẬN TÂY, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH.
1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Kế hoạch số 44/KH.UB.TC ngày 20/11/2003 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc Tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 
Trên cơ sở thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, UBND Thị xã Cao Lãnh (nay là Thành phố Cao Lãnh) chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã Tân Thuận Tây tiến hành xây dựng Đề án thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Tân Thuận Tây và được phê duyệt bằng các văn bản sau:
+ Quyết định số 1290/QĐ-UBND ngày 10/11/2003 của UBND Thị xã Cao Lãnh phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Tân Thuận Tây theo cơ chế “một cửa”.
+ Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 19/11/2003 của UBND Thị xã Cao Lãnh về việc thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND xã Tân Thuận Tây.
+ Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 19/11/2003 của UBND Thị xã Cao Lãnh về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND xã Tân Thuận Tây.
+ Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 19/11/2003 của UBND Thị xã Cao Lãnh về việc phê duyệt bản Quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Tân Thuận Tây.
+ Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 24/11/2003 của Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Tây về việc điều động công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND xã Tân Thuận Tây.
Ngày 01/12/2003, “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thuộc Văn phòng UBND xã Tân Thuận Tây chính thức đi vào hoạt động.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ.
1. Cơ cấu tổ chức.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND xã, được tổ chức theo Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 19/11/2003 của UBND Thị xã Cao Lãnh về việc thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND xã Tân Thuận Tây và Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 24/11/2003 của Chủ tịch UBND xã về việc điều động công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND xã.
Biên chế gồm 03 công chức: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Chủ tịch UBND xã. 
2. Chức năng, nhiệm vụ.
2.1. Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi họ có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của UBND xã. 
2.2. Hướng dẫn tổ chức, công dân trong việc hoàn tất các thủ tục hành chính, giấy tờ, biểu mẫu theo quy định. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc một lần, đầy đủ, theo đúng quy định đã niêm yết công khai.
2.3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi;
Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. 
2.4. Xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình. 
Trường hợp hồ sơ của tổ chức, công dân có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các cán bộ, công chức khác, công chức phụ trách hồ sơ chủ động phối hợp với các cán bộ, công chức khác cùng xử lý hồ sơ. 
Sau khi xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân xong, trình Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ tịch UBND xã giải quyết. 
2.5. Nhận lại kết quả đã giải quyết, trả lại cho tổ chức, công dân, thu phí, lệ phí theo quy định (nếu có).
3. Nhiệm vụ cụ thể của công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
	3.1. Đối với Công chức văn phòng - Thống kê: là người trực tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của tổ chức, công dân; có trách nhiệm luân chuyển hồ sơ cho Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Công chức Địa chính - Xây dựng và công chức Văn hoá - Xã hội theo đúng thời gian quy định; có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các bộ phận trong nội bộ; tổng hợp, báo cáo về trên theo quy định; nhận lại hồ sơ từ các công chức chuyên môn để trình ký để trả kết quả cho tổ chức, công dân đúng theo quy định.
3.2. Đối với Công chức Tư pháp - Hộ tịch: là người xử lý, giải quyết hồ sơ khi được Công chức Văn phòng - Thống kê chuyển đến trong lĩnh vực Hộ tịch; có trách nhiệm xử lý, giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định và chuyển lại cho Công chức Văn phòng - Thống kê để trình ký và trả kết quả cho tổ chức, công dân.
3.3. Đối với Công chức Địa chính - xây dựng: là người xử lý, giải quyết hồ sơ khi được Công chức Văn phòng - Thống kê chuyển đến trong lĩnh vực đất đai, xây dựng và nhà ở, có trách nhiệm xử lý, giải quyết hồ sơ đúng thời gian qui định và chuyển lại cho Công chức Văn phòng - Thống kê để trình ký và trả kết quả cho tổ chức, công dân.
III. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG.
1. Các lĩnh vực hoạt động:
1.1. Lĩnh vực đất đai:
+ Thẩm tra, xác nhận hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất.
+ Thẩm tra, xác nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Thừa kế quyền sử dụng đất.
+ Hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên hệ cơ quan địa chính các trường hợp yêu cầu chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (áp dụng đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, công dân có sai sót về diện tích, kỹ thuật hoặc các chi tiết khác).
1.2. Lĩnh vực xây dựng nhà ở:
Thẩm tra, xác nhận đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.
1.3. Lĩnh vực hộ tịch:
+ Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn.
+ Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn.
+ Đăng ký nuôi con nuôi.
+ Đăng ký nhận cha, mẹ, con.
+ Xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Hướng dẫn tổ chức, công dân đến liên hệ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 
1.4. Lĩnh vực chứng thực:
Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc giao dịch dân sự trong nước.
Chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản.
Các việc khác theo quy định của pháp luật.
1.5. Những lĩnh vực công việc khác thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã. 
2. Thời gian làm việc: 
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả làm việc 8 giờ/ngày (40 giờ/tuần), trong đó:
Thời gian tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân: Buổi sáng từ 07h30 đến 10h30; Buổi chiều từ 13h30 giờ đến 16 giờ.
Thời gian còn lại công chức thực hiện các tác nghiệp chuyên môn, xử lý hồ sơ tiếp nhận và trình lãnh đạo UBND xã ký, giải quyết.
IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG.
1. Kết quả hoạt động.
Trên cơ sở thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc theo mô hình “một cửa” tại UBND xã Tân Thuận Tây, được triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định pháp luật. Thực hiện 4 công khai: Công khai quy trình, công khai thủ tục, công khai thời gian và công khai lệ phí; nội quy, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, công dân khi đến quan hệ...
Tính từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2013, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết 18.024 hồ sơ các loại, (trong đó lĩnh vực tiếp nhận nhiều hồ sơ nhất là chứng thực bản sao văn bản của công dân trong các giấy tờ giao dịch dân sự 14.303 hồ sơ) cụ thể như sau:
* Năm 2011.
1. Lĩnh vực Địa chính - Xây dựng:
Cấp phép xây dựng nhà ở, nạo vét, bơm cát kết hợp làm đường liên xã.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch:
Khai sinh: 360 trường hợp.
Khai tử: 49 trường hợp.
Đăng ký nuôi con nuôi: 00 trường hợp.
Đăng ký nhận cha, mẹ, con: 00 trường hợp.
Cải chính hộ tịch: 01 trường hợp.
Xác nhận tình trạng hôn nhân: 94 trường hợp.
3. Lĩnh vực chứng thực:
Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất: 282 trường hợp.
Chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: 112 trường hợp.
Chứng thực chữ ký công dân trong các giấy tờ giao dịch dân sự: 36 trường hợp.
Chứng thực sao y: 4.041 văn bản.
Di chúc: 03 trường hợp.
Văn bản phân chia, từ chối nhận di sản thừa kế: 12 trường hợp.
4. Xác nhận hồ sơ hành chính:
Trong năm, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã đã tiếp nhận giải quyết 4.990 hồ sơ hành chính các loại cho công dân.
* Năm 2012
1. Lĩnh vực Địa chính - Xây dựng:
Cấp phép xây dựng nhà ở, nạo vét, bơm cát kết hợp làm đường liên xã.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch:
Khai sinh: 470 trường hợp.
Khai tử: 62 trường hợp.
Đăng ký nuôi con nuôi: 01 trường hợp.
Đăng ký nhận cha, mẹ, con: 02 trường hợp.
Cải chính hộ tịch: 02 trường hợp.
Xác nhận tình trạng hôn nhân: 106 trường hợp.
3. Lĩnh vực chứng thực:
Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất: 312 trường hợp.
Chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: 135 trường hợp.
Chứng thực chữ ký công dân trong các giấy tờ giao dịch dân sự: 79 trường hợp.
Chứng thực sao y: 4.841 văn bản.
Di chúc: 06 trường hợp.
Văn bản phân chia, từ chối nhận di sản thừa kế: 22 trường hợp.
4. Xác nhận hồ sơ hành chính:
Trong năm, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã đã tiếp nhận giải quyết 6.038 hồ sơ hành chính các loại cho công dân.
* Năm 2013
1. Lĩnh vực Địa chính - Xây dựng:
Cấp phép xây dựng nhà ở, nạo vét, bơm cát kết hợp làm đường liên xã.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch:
Khai sinh: 443 trường hợp.
Khai tử: 42 trường hợp.
Đăng ký nuôi con nuôi: 04
Đăng ký nhận cha, mẹ, con: 03 trường hợp.
Cải chính hộ tịch: 02 trường hợp.
Xác nhận tình trạng hôn nhân: 369 trường hợp.
3. Lĩnh vực chứng thực:
Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất: 192 trường hợp.
Chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: 427 trường hợp.
Chứng thực chữ ký công dân trong các giấy tờ giao dịch dân sự: 59 trường hợp.
Chứng thực sao y: 5.421 văn bản.
Di chúc: 02 trường hợp.
Văn bản phân chia, từ chối nhận di sản thừa kế: 32 trường hợp.
4. Xác nhận hồ sơ hành chính:
Trong năm, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã đã tiếp nhận giải quyết 6.996 hồ sơ hành chính các loại cho công dân.
Nhìn chung, tất cả hồ sơ đều được giải quyết đúng thời gian theo giấy hẹn, riêng lĩnh vực hộ tịch phần lớn giải quyết sớm hơn từ 1 đến 2 ngày (quy định 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ); lĩnh vực đất đai có một số hồ sơ giải quyết sớm hơn từ 3 - 5 ngày (quy định từ 15 - 30 ngày tuỳ theo loại hồ sơ mà có quy định cụ thể), lĩnh vực chứng thực giải quyết trong ngày.
	Bên cạnh việc tổ chức tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, công dân, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thường xuyên rà soát các quy trình thủ tục hành chính liên quan, kịp thời cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực hoạt động.
2. Thuận lợi, khó khăn.
Thực tiễn giải quyết hồ sơ, yêu cầu của tổ chức và công dân theo cơ chế “một cửa” trong 03 năm qua tại UBND xã Tân Thuận Tây đã cho thấy đây là cơ chế đúng đắn, một giải pháp hữu hiệu để cải cách thủ tục hành chính. Có thể rút ra những lợi ích chủ yếu của cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính thời gian qua như sau:
* Thuận lợi:
Trước hết, đối với Chính quyền địa phương:
+ Tăng cường hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý nhà nước của UBND xã nói riêng, của cả bộ máy hành chính Nhà nước nói chung. Thông qua việc giải quyết hồ sơ thủ tục theo quy trình được công khai, các bộ phận, cơ quan được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thời gian giải quyết và mối quan hệ phối hợp giải quyết, giảm bớt chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. 
+ Các hồ sơ của quần chúng được giải quyết một cách triệt để, nhanh chóng tiết kiệm rất nhiều thời gian cho nhân dân.
+ Quy trình giải quyết công việc được tổ chức khoa học, chặt chẽ, giúp lãnh đạo UBND xã có điều kiện kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức; mặt khác tạo điều kiện khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của từng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức, công dân hầu hết được thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, có phiếu tiếp nhận hồ sơ, có sổ ghi chép và hẹn ngày trả kết quả, tạo sự an tâm cho người dân, góp phần làm giảm đáng kể số lượng đơn khiếu nại liên quan đến công tác giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do cơ quan hành chính thực hiện.
+ Giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của tổ chức, công dân theo quy trình khép kín, được quản lý chặt chẽ từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kết quả, hạn chế sự tuỳ tiện trong giải quyết, xử lý công việc.
+ Thông qua việc rà soát, xem xét lại các quy trình thủ tục, các quy định trong thủ tục hành chính đã phát hiện ra những vấn đề vướng mắc về cơ chế, mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, được nghiên cứu và đã nhiều lần đề xuất sửa đổi, tháo gỡ.
+ Hồ sơ, yêu cầu của tổ chức, công dân được thực hiện qua nhiều khâu, đòi hỏi công chức phải đáp ứng về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cá nhân. Đặc biệt là năng lực, kiến thức về pháp luật và kỷ năng tổ chức thực hiện công việc trong lĩnh vực hành chính. Ngoài ra, còn đòi hỏi phẩm chất, tư cách, thái độ lịch sự, nghiêm túc, nhã nhặn trong quan hệ giao tiếp với người dân tại khâu tiếp nhận. 
+ Đã thay đổi được nhận thức của cán bộ, công chức để xây dựng nền hành chính dân chủ; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với việc thực thi công vụ trong việc giải quyết yêu cầu của công dân và tổ chức đối với cơ quan nhà nước, tạo lập được mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức với nhân dân. Trên cơ sở đó để tổ chức, công dân tham gia giám sát và xây dựng chính quyền vững mạnh, bước đầu đã xây dựng nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại hoá.
Thứ hai, đối với tổ chức, công dân:
+ Các quy trình thủ tục, các khoản phí, lệ phí rõ ràng, công khai được niêm yết tại nơi tiếp dân đã giúp người dân có được một tâm trạng thoải mái, giải tỏa được những thắc mắc do sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trước đây, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Đồng thời tạo sự gần gũi hơn giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.
+ Giảm bớt được một số thủ tục không cần thiết nhờ định kỳ rà soát lại các quy định trong từng loại thủ tục.
+ Việc quy định rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ đã giúp cho người dân tránh được sự tốn kém về thời gian, chi phí. Điều này không những mang ý nghĩa tốt đẹp về tình cảm của người dân đối với cơ quan nhà nước, mà còn là yếu tố thể hiện phong cách và ý thức phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước. 
* Khó khăn:
Trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần được nghiên cứu, tháo gỡ trong thời gian tới: 
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, việc thực hiện cơ chế "một cửa" còn những hạn chế chủ yếu như sau:
+ Ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thái độ phục vụ nhân dân của đa số cán bộ, công chức tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm. Một bộ phận cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn thiếu trách nhiệm, chưa quan tâm đầy đủ đến thời hạn đã hẹn trả hồ sơ cho tổ chức, công dân nên để hồ sơ tồn đọng, kéo dài, có trường hợp sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức tại bộ phận "một cửa" chưa thạo việc, hạn chế về năng lực, giải thích, tiếp nhận hồ sơ của người dân không được thỏa đáng, đầy đủ dẫn đến việc người dân phải đi lại nhiều lần. Có những công chức phòng chuyên môn khi thẩm định giải quyết hồ sơ còn thiếu linh hoạt, máy móc, có biểu hiện quan liêu trong xử lý công việc.
+ Việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc theo cấp hành chính, chưa tạo thành quy trình giải quyết thống nhất từ Trung ương đến địa phương nên còn gây phiền hà cho tổ chức, công dân khi thực hiện các giao dịch hành chính. Quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ giữa các cấp, các ngành tuy có tiến bộ, nhưng còn tồn tại nhiều thiếu sót, ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa các bên chưa cao, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
+ Công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tiến hành chưa mạnh và thiếu chiều sâu, chưa tạo ra những chuyển biến căn bản trong nhận thức về trách nhiệm thực hiện công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và hiểu biết của nhân dân về cơ chế "một cửa". Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của bộ phận "một cửa" của cơ quan hành chính địa phương chưa được quan tâm hỗ trợ đầy đủ.
+ Do cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” là lộ trình từng bước xóa bỏ tệ quan liêu, nhũng nhiễu đã đụng chạm đến quyền lợi cục bộ của một bộ phận cán bộ, công chức nên trong buổi đầu thực hiện đã gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, nhờ thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và quyết tâm cải cách của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước nên những trở ngại này từng bước đã được khắc phục.
+ Quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” cho thấy mặc dù các quy định về thủ tục hành chính tuy đã được rà soát, xem xét, điều chỉnh, nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa thật sự đơn giản, khoa học, hợp lý. Để cải tiến, sửa đổi cần phải có sự thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. 
+ Để giải quyết những hồ sơ, yêu cầu có tính liên ngành như đất đai, xây dựng,… thì người dân phải liên hệ với nhiều cơ quan, nhiều cấp (ít nhất là 2 cấp: xã – thành phố, thành phố - tỉnh) để được giải quyết. Như vậy, vẫn còn tình trạng “cắt khúc” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, cần nghiên cứu điều chỉnh theo hướng “một cửa” liên thông theo ngành hoặc theo cấp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
+ Giải quyết hồ sơ, yêu cầu của người dân theo cơ chế “một cửa” thời gian qua vẫn còn tình trạng người dân đi lại nhiều lần bổ sung hồ sơ, có lúc, không ra phiếu hẹn hoặc trễ hẹn trả kết quả,…Tuy không phổ biến nhưng cũng gây tâm lý phiền hà, bức xúc cho người dân. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do trình độ năng lực, phẩm chất của một bộ phận công chức làm công tác tiếp nhận và trả kết quả và cán bộ chuyên môn thụ lý giải quyết hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu. Thiếu quy chế phối hợp, phân công phân nhiệm chưa rõ ràng, hoặc có quy chế nhưng không xem xét, xử lý trách nhiệm khi có sai phạm và khen thưởng khi có thành tích tốt.
+ Đối với cấp xã, công chức công tác tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đồng thời cũng là công chức chuyên môn trực thuộc UBND xã, cho nên vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngành (địa chính, tư pháp ...) vừa thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả, do vậy cường độ lao động và áp lực công việc cao nhưng chưa có chế độ, chính sách tương xứng (chưa có phụ cấp) đối với đội ngũ này. 
+ Thiếu cơ sở vật chất ở cấp xã, nơi tiếp nhận và trả kết quả chưa đảm bảo thông thoáng, chưa đảm bảo đủ diện tích để cho công dân ngồi chờ đợi, chưa thuận tiện, thiếu phương tiện làm việc, gây khó khăn cho việc thực hiện cơ chế “một cửa”.
3. Bài học kinh nghiệm.
Lãnh đạo các cấp chính quyền phải nêu cao quyết tâm thực hiện cải cách thủ tục hành chính, phục vụ nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm cá nhân về công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Thực hiện tốt công 

File đính kèm:

  • doccai cach hanh chinh o xa Tan Thuan Tay thanh pho Cao Lanh tinh Dong Thap.doc
Giáo án liên quan