Đề kiểm tra Hóa 10 - Chương 2: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Câu 1: (2 điểm)

Nguyên tố X có Z = 18. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X, cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 2: (2 điểm)

Nguyên tố Nitơ thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Nêu những tính chất hóa học cơ bản của Nitơ.

Câu 3: (2 điểm)

Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Hóa 10 - Chương 2: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra:
Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Mục đích của đề kiểm tra
Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của hóc sinh qua chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” để thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập, những sai lầm, vướng mắc của học sinh về các vấn đề trong chương.
Hình thức, thời gian làm bài của đề kiểm tra
Hình thức TNTL 100%.
Thời gian làm bài kiểm tra: 45 phút, 5 câu.
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ cao hơn
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Viết được cấu hình electron.
- Nêu được vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Số câu (điểm)
1 (2 điểm)
0
0
0
20% (2 đ)
2. Quan hệ giữa vị trí và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố.
 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong cùng chu kì, cùng nhóm A.
* Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra những tính chất hóa học cơ bản:
- Tính kim loại, phi kim.
- Hóa trị cao nhất với oxi.
Hóa trị với hidro (nếu có).
- Công thức oxit cao nhất
Công thức hợp chất khí với hidro (nếu có).
- Công thức hidroxit tương ứng.
- Tính axit, bazơ của các oxit và hidroxit.
* So sánh được tính chất của các nguyên tố, các hợp chất với nhau (tính bazơ, bán kính nguyên tử).
Số câu (điểm)
0
2 (4 điểm)
0
0
40% (4 đ)
3. Tính chất của nhóm kim loại kiềm.
- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất kim loại kiềm.
- Vận dụng các công thức đã học biến đổi phù hợp để xác định được nguyên tố cần tìm.
Số câu (điểm)
0
0
1 (2 điểm)
0
20% (2 đ)
4. Xác định nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí vơi hidro và phần trăm nguyên tố.
- Vận dụng những kiến thức liên quan lập được công thức cần (oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro).
- Dùng công thức tính phần trăm lập được phương trình 1 ẩn.
- Giải được phương trình suy ra nguyên tố cần tìm.
Số câu (điểm)
0
0
0
1 (2 điểm)
20% (2 đ)
Tổng số câu 
Tổng số điểm
1 (2 điểm)
2 (4 điểm)
1 (2 điểm)
1 (2 điểm)
10 đ
Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Câu 1: (2 điểm)
Nguyên tố X có Z = 18. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X, cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 
Câu 2: (2 điểm)
Nguyên tố Nitơ thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Nêu những tính chất hóa học cơ bản của Nitơ.
Câu 3: (2 điểm)
Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.
Câu 4: (2 điểm)
Cho 13,8 g một kim loại M nhóm IA tan hoàn toàn trong nước thu được 6,72 lit khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đã dùng.
Câu 5:
Dãy nguyên tố I, Br, Cl, F xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là:
b. Các chất NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4 được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là: 	
5. Đáp án và thang điểm 
Câu
Đáp án
Điểm
1
Cấu hình electron:1s22s22p63s23p6
X thuộc ô thứ 18 vì có Z = 18.
X thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
X thuộc nhóm VIIIA vì có 8 electron hóa trị và electron cuối cùng thuộc phân lớp s.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
N là phi kim vì thuộc nhóm VA
Hóa trị cao nhất với oxi là 5
Công thức oxit cao nhất: N2O5.
Hóa trị với H là 3
Công thức hợp chất khí với H là NH3.
Hidroxit tương ứng là HNO3.
N2O5 là oxit axit, HNO3 là axit mạnh.
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH3
Hóa trị với H là 3
Hóa trị cao nhất với oxi 5
Công thức oxit cao nhất là R2O5
%O = 53,3% => %R = 100 – 56,33 = 43,67%
 => R = 31
Vậy R là Photpho.
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
4
PTHH: 2M + 2H2O → 2MOH + H2
nM = 2.0,3 = 0,6 mol
MM = 13,8/0,6 = 23
Vậy M là Natri (Na).
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
5
a. Dãy nguyên tố I, Br, Cl, F xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là: F < Cl < Br < I
b. Các chất NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4 được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là: 
Si(OH)4 < Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH
1 đ
1 đ

File đính kèm:

  • doc1_tiet_BTH_20150726_102646.doc
Giáo án liên quan