Giáo án Hóa học 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Cao

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi câu 0,25 điểm). Chọn câu trả lời đúng.

Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?

 A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

 A. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.

 B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidro.

 C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.

 D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F, Cl, Br, I)?

 A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

 C. Có tính oxi hóa mạnh. D. Tác dụng mạnh với nước.

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

 A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KMnO4.

Câu 5: Phản ứng của khí Cl2 với khí H2 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?

A. Nhiệt độ thấp dưới 00C. B. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 250C.

C. Trong bóng tối. D. Có chiếu sáng.

Câu 6: Số oxi hoá của clo trong các chất: HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là

 A. +1, +5, -1, +3, +7. B. -1, +5, +1, -3, -7.

 C. -1, -5, -1, -3, -7. D. -1, +5, +1, +3, +7.

Câu 7: Đốt 11,2 gam bột sắt trong khí Clo. Khối lượng sản phẩm sinh ra là

A. 32,5 g. B. 24,5 g. C. 162,5 g. D. 25.4 g.

Câu 8: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?

 A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. HF.

Câu 9: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?

 A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI.

Câu 10: Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?

 A. HCl, HBr, HI, HF. B. HI, HBr, HCl, HF.

 C. HBr, HI, HF, HCl. D. HF, HCl, HBr, HI.

Câu 11: Chất tác dụng với H2O tạo ra khí oxi là

A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.

Câu 12: Cho một dung dịch chứa: KI, KBr và KF tác dụng với clo dư. Halogen tạo thành có

A. Flo. B. Brom. C. Brom và Iot. D. Flo và Iot.

 

doc96 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p chất
 CO + O2 
 C2H5OH + O2 
 * Gv: Yêu cầu Hs xác định số oxi hoá biến đổi của các nguyên tố trong phản ứng. Đó là loại phản ứng gì? Khả năng phản ứng của oxi với các kim loại, phi kim, các hợp chất?
HS lên bảng trình bày. GV nhận xét và bổ sung.
* Gv: để so sánh tính OXH của oxi và clo các em hãy hoàn thành PTHH của clo và oxi với sắt và nêu ra kết luận.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- NX: Oxi có tính oxi hoá mạnh.
1. Tác dụng với kim loại.
O2 tác dụng với hầu hết Kl (trừ Au, Pt)
VD: 
2. Tác dụng với phi kim.
O2 tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen).
VD: 
3. Tác dụng với hợp chất
O2 t/d với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
VD: 
* Kết luận: những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá-khử, trong đó oxi là chất oxi hoá:
BTVN:
 1) Hoàn thành các phản ứng:
 Fe + Cl2 
 Fe + O2 
2) So sánh khả năng phản ứng của clo và oxi?
Hoạt động 4 (15p): Ứng dụng và điều chế oxi
 + Mục tiêu: biết được những ứng dụng quan trọng của oxi trong đời sống và sản xuất. Củng cố lại một số phương pháp điều chế oxi trong PTN và trong CN.
 + Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hợp tác nhóm nhỏ.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: oxi có những ứng dụng gì trong đời sống cũng như sản xuất?
Hs trả lời. Gv nhận xét, bổ sung.
* Gv: liên hệ: trong chương trình lớp 8 các em đã được học phương pháp điều chế oxi trong PTN. Em hãy nêu lại phương pháp đó?
Hs thảo luận trả lời. Gv nhận xét, bổ sung.
* Gv: những nguyên liệu sản xuất oxi trong PTN có những đặc điểm gì?
Hs trả lời.
* Gv: Trong CN, những nguyên liệu nào được dùng để sản xuất oxi? Trình bày phương pháp sản xuất?
* Gv: Trong tự nhiên, oxi được hình thành ntn? Ý nghĩa của nó trong tự nhiên? Viết ptpư xảy ra trong tự nhiên?
Hs trả lời. Gv bổ sung.
IV. ỨNG DỤNG
 (SGK)
V. ĐIỀU CHẾ
1. Trong PTN
2. Trong CN:
a) PP vật lí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
b) PP hóa học: điện phân
3. Trong TN:
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (3p)
- BTVN: + làm BT trong SGK/ trang 127,128 + đọc bài đọc thêm.
Ngày soạn: 16/ 02/ 2016
Ngày dạy: 
10A5...................10A7..................10A8..................10A9................... 10A10.....................
TIẾT 53: OXI – OZON
(Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
a. Hs biết: 	
- Oxi: vị trí, cấu hình electron ngoài cùng; Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là một dạng thù hình của oxi; Điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
b. Hs hiểu: 
- Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ); Ứng dụng của oxi
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi, ozon.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất và điều chế.
- Viết ptpư minh hoạ tính chất và điều chế oxi.
3. Thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc, tích cực.
- Tạo cơ sở cho Hs yêu thích và say mê khoa học. 
4. Tích hợp môi trường: có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh con người. Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn khoáng sản. Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
- Bảng tuần hoàn
2. Học sinh: ôn tập kiến thức về bài oxi ở lớp 8
III. PHƯƠNG PHÁP
- Gv đặt vấn đề
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC:
1. Ổn định lớp ( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu 1: em hãy nêu tính chất hóa học đặc trưng của oxi? Viết PTHH minh họa.
Câu 2: Phương pháp điều chế oxi trong PTN?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1 (15p): Tính chất của ozon
 + Mục tiêu: biết được các tính chất đặc trưng của ozon.
 + Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv giới thiệu: 
+ Ozon là một dạng thù hình của oxi. Thù hình là các dạng cấu tạo khác nhau của cùng một nguyên tố, ví dụ như than chì và kim cương
+ Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
* Gv: Khí oxi và khí ozon có tính chất hoá học nào giống nhau?
Hs trả lời.
* Gv: Hãy so sánh tính oxi hoá của O3 với O2. Viết pthh minh hoạ.
* Gv: bổ sung: dùng dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột hoặc lẫn quỳ tím để nhận biết O3.
B. OZON: (O3)
I. TÍNH CHẤT
- Màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
- O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2, do
 O3 O2 + O
Ví dụ:
O2 + Ag → không phản ứng 
0 0 -2 0
O3 + 2Ag → Ag2O + O2 
O3 + 2 KI + H2O 2KOH + I2 + O2
Hoạt động 2 (10p): Ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon
 + Mục tiêu: biết được sự hình thành, tồn tại của ozon trong tự nhiên và những ứng dụng của chúng.
 + Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hs đọc SGK.
* Gv bổ sung: không khí tại các đồi thông rất trong lành đó là do lá thông có khả năng sản sinh ra O3, là chất diệt khuẩn mạnh. Hiện nay tầng ozon đang bị phá huỷ nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân đó là do trong khí thải có chất làm lạnh CFC. Tuy đã bị cấm nhưng hậu quả của nó còn để lại đến hàng trăm năm sau.
II. OZON TRONG TỰ NHIÊN
III. ỨNG DỤNG
 (SGK)
Hoạt động 3: (10 phút) củng cố:
+ Mục tiêu: Củng cố tính chất của oxi và ozon.
+ Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hợp tác nhóm nhỏ.
+ Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Câu 1. Phản ứng nào sau đây sai:
a. 2H2 + O2 → 2H2O	
b. 2Cl2 + O2 → 2Cl2O
c. 4Al + 3O2 → 2Al2O3
d. 4Au + 3O2 → 2Au2O3
e. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
A. a và b	B. b và d	
C. c,d và e	D. b và e
Câu 2. Để nhận biết 2 lọ đựng khí O2 và O3 bằng phương pháp hoá học, người ta dùng cách nào sau đây?
A. Dùng mẩu giấy có tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột.
B. Dùng mẩu giấy quỳ tím có tẩm dung dịch KI.
C. Dùng dung dịch hồ tinh bột.
D. Cả cách A và B đều đúng.
Trả Lời:
1. Câu B. Vì không xảy ra.
2. Câu D.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (3p)
- BTVN: + làm BT trong SBT + đọc bài đọc thêm.
Ngày soạn: 21/ 02/ 2016
Ngày dạy: 
10A5...................10A7..................10A8..................10A9................... 10A10.....................
TIẾT 54: LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
a. Hs biết: 
- Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử 
- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh; Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
- Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Trong các hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hoá là -2, +4, +6.
b. Hs hiểu: 
- Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
- Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
2. Kĩ năng:
- Quan sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh và viết PTPƯ của các phản ứng lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất (Fe, H2, Hg, O2, F2)
3. Thái độ: có ý thức học tập, lòng đam mê nghiên cứu khoa học.
4. Tích hợp môi trường: có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh con người. Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn khoáng sản.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng tuần hoàn
- Dụng cụ, hoá chất: S, ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm.
- Tranh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
III. NỘI DUNG TIẾT HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút):
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút):
- Hs1: BT 3/SGK/trang 127 (4pt)
- Hs2: Viết các ptpư điều chế oxi trong:
	a. PTN (2pt)
b. Công nghiệp (1pt)
3. Bài mới: 
Trong nhóm VIA, chúng ta đã được học nguyên tố oxi, biết được tính chất hoá học đặc trưng của oxi là tính oxxi hoá mạnh. Hôm nay chúng ta sẽ học nguyên tố tiếp theo trong nhóm VIA, đó là nguyên tố lưu huỳnh, để so sánh xem trong cùng nhóm với nhau thì O và S có những tính chất gì giống và khác nhau?
Chúng ta cũng tiến hành nghiên cứu theo thứ tự như trong bài oxi đã nêu.
Hoạt động 1 (7p): Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
 + Mục tiêu: biết được vị trí của lưu trong BTH và cấu tạo của nguyên tử lưu huỳnh.
 + Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: cho biết Z của lưu huỳnh. Yêu cầu Hs lên viết cấu hình electron của nguyên tử S.
Hs lên bảng trình bày.
* Gv: Từ cấu hình suy ra vị trí của S trong BTH?
I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Lưu huỳnh: 16S
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
- Vị trí: ô 16, nhóm VIA, chu kì 3
→ có 6e ngoài cùng.2
Hoạt động 2 (7p): Tính chất vật lí
 + Mục tiêu: biết được tính chất vật lí của nguyên tử lưu huỳnh.
 + Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: nhắc lại thù hình là gì? Hai dạng thù hình của oxi?
* Gv: S cũng có hai dạng thù hình, nhưng khá phức tạp hơn so với oxi, đó là lưu huỳnh tà phương (Sα), lưu huỳnh đơn tà (Sβ). Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí nhưng tính chất hoá học giống nhau. Chúng có thể biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo điều kiện nhiệt độ.
* Gv: mô tả thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh
Hs: quan sát sự thay đổi trạng thái, màu sắc
* Gv: giải thích nguyên nhân của sự biến đổi các tính chất đó, tóm tắt thành sơ đồ.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
 (SGK)
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí 
(đọc thêm)
Hoạt động 3 (15p): Tính chất hóa học
 + Mục tiêu: hiểu được những tính chất hóa học quan trọng của nguyên tử lưu huỳnh.
 + Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
 + Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: dựa vào cấu hình e và độ âm điện của S dự đoán tính chất hoá học?
Hs trả lời.
* Gv: vì S có thêm phân lớp d trống nên khi bị kích thích e có thể chuyển sang phân lớp d để tạo thành 4e độc thân hoặc 6e độc thân do đó S ngoài số oxi hoá -2 (trong hợp chất với kim loại và hiđro) còn có thêm số oxi hoá +4, +6 (trong hợp chất có độ âm điện lớn hơn) khác với oxi.
* Gv: dựa vào số oxi hoá của S, dự đoán xem tính chất hoá học của lưu huỳnh?
Hs nghiên cứu trả lời. Gv nhận xét, bổ sung
* Gv yêu cầu Hs hoàn thành các phản ứng và xác định vai trò của S.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
- S có số oxi hoá: -2, 0, +4, +6.
→ lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử
1. Tác dụng với kim loại và hiđro
VD: S + Cu → CuS
 S + Fe → FeS
 S + H2 → H2S
0 -2
→ S thể hiện tính oxi hoá:
 S + 2e → S
2. Tác dụng với phi kim
VD: S + O2 → SO2
 S + F2 → SF6
0 +4
→ S thể hiện tính khử:
0 +6
 S → S + 4e
 S → S + 6e 
Hoạt động 4 (5p): Ứng dụng, trạng thái tự nhiên, sản xuất lưu huỳnh
 + Mục tiêu: biết được ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh.
 + Phương pháp: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv yêu cầu Hs tự nghiên cứu SGK.
IV. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH 
 (SGK).
V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT LƯU HUỲNH
 (SGK).
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (5p)
1. Củng cố ( 4 phút).
Câu 1: Giải thích vì sao S có các số oxi hoá -2, +4, +6 trong các hợp chất?
Câu 2: Lấy 2 ví dụ phản ứng trong đó lưu huỳnh đóng vai trò chất oxi hoá và 2 ví dụ phản ứng trong đó lưu huỳnh đóng vai trò chất khử? 
2. Dặn dò (1p)
- BTVN: + làm BT trong SGK/ trang 132.
Ngày soạn: 24/ 02/ 2016
Ngày dạy: 
10A5...................10A7..................10A8..................10A9................... 10A10.....................
TIẾT 55: HIĐRO SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
a. Hs biết: 
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S
- Tính chất vật lí SO2
b. Hs hiểu: tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) 
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của H2S
- Viết ptpư minh họa tính chất của H2S
3. Thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc, tích cực.
- Tạo cơ sở cho Hs yêu thích và say mê khoa học. 
4. Tích hợp môi trường: có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh con người. Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn khoáng sản.
II. CHUẨN BỊ :
- Hoá chất: FeS, dung dịch HCl
- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn xuyên qua
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Gv đặt vấn đề
- Kết hợp sách giáo khoa để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC:
1. Ổn định lớp ( 1 phút).
2. Bài mới:
Chúng ta đã được nghiên cứu về tính chất hoá học của S, hôm nay chúng ta sẽ được học về các hợp chất của S đó là H2S và SO2. Bài này chúng ta chia làm 2 tiết.
Hoạt động 1 (5p): Tính chất vật lí của H2S
 + Mục tiêu: biết được tính chất vật lí của H2S.
 + Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: tính d(H2S/kk)? Nêu những tính chất vật lí của H2S?
Hs nêu và học SGK
A. HIĐRO SUNFUA
 I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
 - Chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc, hơi nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
Hoạt động 2 (20p): Tính chất hóa học của H2S
 + Mục tiêu: nắm được những tính chất hóa học đặc trưng của H2S.
 + Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: gọi tên của H2S ở trạng thái khí và axit?
Hs: nhớ lại cách đọc tên HCl và đọc.
* Gv: H2S là axit 2 lần axit, vậy phản ứng với kiềm có thể tạo ra những loại muối nào? Viết ptpư với NaOH.
* Gv: khi nào thì tạo muối trung hoà, khi nào tạo muối axit?
* Gv: vì sao H2S có tính khử mạnh?
→ do S có số oxi hoá -2, thấp nhất
* Gv: tuỳ theo đk phản ứng mà số oxi hoá của S có thể tăng lên 0, +4, +6
* Gv: biểu diễn thí nghiệm đốt cháy H2S khi thiếu O2 và đủ O2.
Hs: viết ptpư
* Gv: vì sao để dung dịch H2S lâu trong không khí bị vẩn đục màu vàng?
→ do bị O2 của kk oxi hoá tạo thành S
A. HIĐRO SUNFUA
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
H2O
1. Tính axit yếu
Hiđro sunfua axit sunfuhiđric
→ là axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), là axit 2 lần axit.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
K= nNaOH/H2S ≤ 1→ muối axit
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
K = nNaOH/H2S ≥ 2 → muối trung hoà
 1≤ K≤ 2 → 2 muối
2. Tính khử mạnh
+ chất oxi hoá 
-2 0 +4 +6
S S, S, S
a. Thiếu oxi:
 -2 0 -2 0
2H2S + O2 à 2H2O + 2S
b. Đủ oxi:
 -2 0 -2 +4
2H2S + 3O2 à 2H2O + 2SO2
Hoạt động 3 (5p): Trạng thái tự nhiên và điều chế
 + Mục tiêu: biết được trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế H2S.
 + Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: trong tự nhiên H2S có ở đâu? Trong PTN, điều chế H2S như thế nào?
Hs trả lời.
A. HIĐRO SUNFUA
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
- Trong TN: (SGK)
- PTN: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2S
Hoạt động 4 (5p): Tính chất vật lí của SO2
 + Mục tiêu: biết được tính chất vật lí của H2S.
 + Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: nêu những tính chất vật lí của SO2?
Hs trả lời.
B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ (SGK)
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (9p)
1. Củng cố ( 7 phút): BT 1, 2, 3/SGK/ trang 138, 139
2. Dặn dò ( 2 phút):
- BTVN: + làm 8 trong SGK/ trang 139 + BT 6.19, 6.20/trang 48/SBT.
Ngày soạn: /../.
Ngày dạy: 
10A5...................10A7..................10A8..................10A9................... 10A10.....................
Ngày soạn: 24/ 02/ 2016
Ngày dạy: 
10A5...................10A7..................10A8..................10A9................... 10A10.....................
TIẾT 56: HIĐRO SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
LƯU HUỲNH TRIOXIT (Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Hs biết: tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng và pp điều chế SO2, SO3.
- Hs hiểu: tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử), tính oxit axit của SO3.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của SO2, SO3.
- Viết ptpư minh hoạ tính chất của SO2, SO3.
- Nhận biết SO2.
3. Thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc, tích cực.
- Tạo cơ sở cho Hs yêu thích và say mê khoa học. 
4. Tích hợp môi trường: có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh con người. Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn khoáng sản.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
- Gv đặt vấn đề
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
III. NỘI DUNG TIẾT HỌC:
1. Ổn định lớp ( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút).
Câu hỏi: viết phương trình phản ứng khi đốt cháy H2S trong điều kiện thiếu oxi và dư oxi. Cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng e.
Trả lời:
2H2S + O2 (thiếu) → 2H2O + 2S
2H2S + 3O2 (dư) → 2H2O + 2SO2
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (15p): Tính chất hóa học của SO2.
 + Mục tiêu: biết được tính chất hóa học đặc trưng của SO2.
 + Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: nêu tính chất của axit H2SO3?
Hs trả lời.
* Gv: SO2 tác dụng với NaOH tạo thành 2 muối (vì H2SO3 là một điaxit), viết PTHH?
Hs lên viết PTHH
* Gv: xác định khoảng của K để tạo muối axit hay trung hoà.
* Gv: vì sao SO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá?
→ S trong SO2 có số oxi hoá là +4, có thể tăng lên +6 hoặc giảm xuống 0 hoặc -2.
Hs: viết các ptpư, chỉ ra sự thay đổi số oxi hoá 
* Gv: chiếu thí nghiệm tẩy màu cánh hoa hồng và phản ứng SO2 + H2S.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
 SO2 + H2O H2SO3 : axit sunfurơ, là axit yếu (mạnh hơn axit H2S, H2CO3), không bền.
SO2 + NaOH → NaHSO3.
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.
K= nNaOH/SO2 ≤ 1 → muối axit
K = nNaOH/SO2 ≥ 2 → muối trung hoà
 1≤ K≤ 2 → 2 muối
2. SO2 là chất khử và là chất oxi hoá.
a. Là chất khử:
SO2 + Br2 + 2H2O à H2SO4 + 2HBr 
2SO2 + O2 2SO3
b. Là chất oxi hoá:
SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O 
Hoạt động 2 (10p): Ứng dụng và phương pháp điều chế SO2.
 + Mục tiêu: biết được ứng dụng và phương pháp điều chế SO2.
 + Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv yêu cầu Hs nêu ứng dụng của SO2.
* Gv: trong PTN, người a có thể điều chế SO2 từ những nguyên liệu nào?
Hs trả lời.
* Gv: hãy viết ptpư điều chế SO2 từ S, FeS2.
Hs: viết ptpư.
III. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT
1. Ứng dụng: SGK
2. Điều chế:
a. PTN:
 Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2+ H2O
b. CN:
 S + O2 → SO2
 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
 (quặng pirit)
Hoạt động 3 (7p): Tính chất của SO3
 + Mục tiêu: biết được tính chất của SO3. Ứng dụng và phương pháp sản xuất SO3.
 + Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
 + Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Gv: hãy nêu tính chất vật lí của SO3?
Hs trả lời.
* Gv: SO3 là oxit axit, vậy nó có thể phản ứng với những chất nào? Hãy viết ptpư chứng minh.
Hs: viết phản ứng dưới sự gợi ý của gv.
 Vd: với NaOH, CaO
* Gv : nêu ứng dụng và cách đ/chế của SO3?
Hs trả lời.
C. LƯU HUỲNH TRIOXIT
1. Tính chất
a. Tính chất vật lí: SGK
b. Tính chất hoá học: tính oxit axit mạnh
SO3 + H2O → H2SO4
- tác dụng với dung dịch bazơ, oxit bazơ.
2. Ứng dụng và sản xuất: (SGK) 
IV: CỦNG CỐ, DẶN DÒ (8p):
1. Củng cố (7p)
 Câu 1. Vì sao trong không khí có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí?
TL: bị O2 của không khí oxi hóa đến S: 2H2S + O2 → 2S + 2H2O
Câu 2. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí bị xám đen?
TL: Do Ag tác dụng với H2S và O2 trong không khí tạo ra Ag2S màu đen
 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
2. Dặn dò:- BTVN: + làm BT còn lại trong SGK
 Ngày soạn: 25/ 02/ 2016
Ngày dạy:
10A5...................10A7..................10A8..................10A9................... 10A10.....................
Tiết 57
 LUYỆN TẬP: OXI – LƯU HUỲNH
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về Oxi, Lưu huỳnh và H2S, SO2 , SO3 về tính chất hoá học .
 2. Kĩ năng:
- HS vận dụng những kiến thức có liên quan để giải bài tập định tính và định lượng 
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức trong học tập và yêu thích bộ môn học hơn.
II- Chuẩn bị:
1. GV: Câu hỏi , Bài tập.
2. HS: Làm bài tập đã cho ở nhà.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tình hình lớp,kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3.Bài mới:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung bài

File đính kèm:

  • docBai_33_Axit_sunfuric_Muoi_sunfat.doc