Đề kiểm tra HKII - Môn Vật lí 7 - Năm học 2014-2015 - Bình Thạnh

Câu 5.(3 điểm)

 Cho mạch điện gồm: Nguồn điện 6V, khóa K đóng, hai đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp nhau, một ampe kế dùng để đo cường độ dòng diện qua đèn Đ1.

 a/ Vẽ sơ đồ mạch điện? Vẽ chiều dòng điện chạy qua mạch điện khi đèn sáng?

 b/ Biết số chỉ của ampe kế là 0,5 A. Hãy cho biết cường độ dòng điện qua đèn 2 và qua toàn mạch?

 c/ Cho hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là 4V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là bao nhiêu ?

 d/ Nếu tháo một trong hai đèn thì đèn còn lại có sáng bình thường không? tại sao?

 e/ Tháo bỏ bớt đèn 2, nối hai đầu dây cho mạch điện kín lại. Hãy cho biết khi này số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn 1 thay đổi ra sao?

Câu 6. (1,5 điểm)

Khi sử dụng ấm điện để đun nước, em hãy cho biết:

a/ Khi nước còn trong ấm, nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?

b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra HKII - Môn Vật lí 7 - Năm học 2014-2015 - Bình Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND QUẬN BÌNH THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - VẬT LÝ 7
Thời gian 45 phút
Năm học 2014 – 2015
Câu 1. (1,5 điểm)
Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách nào?
Có mấy loại điện tích? Kể tên các loại điện tích đó.
Nêu đặc điểm về lực tương tác giữa các vật nhiễm điện cùng loại và khác loại.
Câu 2. (1,5 điểm)
Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này.
Hình 1
Câu 3. (1,5 điểm)
Hình 1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:
a/ Giới hạn đo của ampe kế.
b/ Độ chia nhỏ nhất của ampe kế.
c/ Kim của ampe kế chỉ giá trị bao nhiêu?
Câu 4.(1 điểm)	
 Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
a/ 4,375 A = . . . . . mA
b/ 525 mA = . . . . . A
c/ 65 kV = . . . . . V
d/ 750 mV = . . . . . V 
Câu 5.(3 điểm)	
 Cho mạch điện gồm: Nguồn điện 6V, khóa K đóng, hai đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp nhau, một ampe kế dùng để đo cường độ dòng diện qua đèn Đ1.
 a/ Vẽ sơ đồ mạch điện? Vẽ chiều dòng điện chạy qua mạch điện khi đèn sáng?
 b/ Biết số chỉ của ampe kế là 0,5 A. Hãy cho biết cường độ dòng điện qua đèn 2 và qua toàn mạch?
 c/ Cho hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là 4V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là bao nhiêu ?
 d/ Nếu tháo một trong hai đèn thì đèn còn lại có sáng bình thường không? tại sao?
 e/ Tháo bỏ bớt đèn 2, nối hai đầu dây cho mạch điện kín lại. Hãy cho biết khi này số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn 1 thay đổi ra sao?
Câu 6. (1,5 điểm)
Khi sử dụng ấm điện để đun nước, em hãy cho biết:
a/ Khi nước còn trong ấm, nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?
------------------------- Hết --------------------------
 UBND QUẬN BÌNH THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ – LỚP 7
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Lưu ý:
- Sinh hoạt nhóm để thống nhất biểu điểm, đáp án trước khi chấm.
- Trình bày bài giải khác hướng dẫn chấm nhưng đúng, hợp lý thì vẫn đạt điểm tối đa.. 
- Sai đơn vị: - 0,25 đ ( chỉ trừ một lần cho một loại đơn vị)
- Dùng công thức SAI mà kết quả ĐÚNG: Không có điểm
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
(1,5đ)
Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát vật đó vào vật khác. 
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. 
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau	
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(1,5đ)
Cường độ dòng điện.
Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.
Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(1,5đ)
a/ Giới hạn đo của ampe kế là 1,2 A
b/ Độ chia nhỏ nhất của ampe kế là 0,1 A
c/ Kim của ampe kế chỉ giá trị là 0,3 A
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4
(1,0đ)
a/ 4,375 A = 4375 mA
b/ 525 mA = 0,525 A
c/ 65 kV = 65000 V
d/ 750 mV = 0,75 V 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
(3,0đ)
a/ Vẽ sơ đồ, chiều dòng điện đúng
b/ I = I1 = I2 = 0,5 A
c/ U1 = U – U2 = 6 – 4 = 2 V 
d/ Không vì mạch hở 
e/ Số chỉ Ampe kế tăng, đèn sáng hơn 
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 6
(1,5đ)
a/ Khi nước còn trong ấm, nhiệt độ của ấm cao nhất là 100 oC (Nhiệt độ của nước đang sôi).
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng. Vì khi cạn nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy gây hoả hoạn.
0,5đ
1,0đ

File đính kèm:

  • docLy 7.doc