Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng vật sáng

a. Phạm vi kiến thức: Nội dung chương II.

b. Mục đích:

- HS: Hệ thống kiến thức từ bài 10 đến bài 16 chương II.

- GV: Đề thi, nắm lại mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng của học sinh để rút ra được phương pháp dạy và học cho phù hợp. Phân loại học sinh.

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận (gồm 2 đề chẵn và lẻ)

 

doc106 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng vật sáng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương II.
Xem lại tất cả các BT đã làm.
Chương trình vật lí 7 học kỳ I đến đây tạm dừng, hình thức ra đề và thời gian thi chờ thông báo của ban giám hiệu.
e) Bổ sung:
TIẾT 18	 NGÀY SOẠN: /12/2013
 TUẦN 18	 NGÀY DẠY: /12/2013 
THI HỌC KÌ I
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tuần 18
Tiết 18
THI HỌC KỲ I
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài kiểm tra học kỳ I
a. Phạm vi kiến thức: Nội dung chương II. 
b. Mục đích: 
- HS: Hệ thống kiến thức từ bài 10 đến bài 16 chương II.
- GV: Đề thi, nắm lại mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng của học sinh để rút ra được phương pháp dạy và học cho phù hợp. Phân loại học sinh.
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận (gồm 2 đề chẵn và lẻ)
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PP CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung
Tsố tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ
T.số của chương
T.số của bài KT
Câu LT
Câu VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chương II - Âm học
7
7
4.9
2
70.0
30.0
70.0
6.6
4.2
0.9
Tổng
7
7
4.9
2
70.0
30.0
15.3
6.6
14
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Bài 1
Nhìn thấy một vật khi nào?
Chỉ ra được vật không phải là nguồn sáng 
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 3
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%
Chủ đề 2
Bài 2
Thuộc định luật truyền thẳng ánh sáng
Biết nước nguyên chất là mt đồng tính
Số câu
 Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 2
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
Chủ đề 3
Bài 4
Thuộc định luật phản xạ ánh sáng
Số câu
 Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Chủ đề 4
Bài 5
Biết được khoảng cách từ ảnh đến gương so với từ vật đến gương
Vẽ được tia phản xạ tạo bởi gương
Giải thích được vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương
Số câu
 Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 3
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Chủ đề 5
Bài 7
Vận dụng được vùng nhìn thấy của gương để giải thích
Số câu
 Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 2,5
Số câu 2
Số điểm 2,5
Tỉ lệ 25%
Chủ đề 6
Tổng hợp 3 loại gương
Hiểu được sự giống nhau về ảnh của 3 loại gương
Biết xác định gương từ ảnh
Số câu
 Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu 2
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%
Tổng số câu
 số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 5
 Số điểm 2,5 
Tỉ lệ 25%
Số câu 4
 Số điểm 3,5 
Tỉ lệ 35%
Số câu 4
 Số điểm 4
Tỉ lệ 40%
Số câu 13
 Số điểm 10 
Tỉ lệ 100%
Bước 4: Thiết lập đề kiểm tra
A – PHẦN TRẮC NGHIỆM:
I. Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em chọn, mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu 1: Âm được tạo ra nhờ:
dao động
điện
ánh sáng
nhiệt
Câu 2: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ
Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.
Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.
Câu 3: Âm không thể truyền trong mội trường nào dưới đây:
Không khí
Khoảng chân không
Tường bê tông
Nước biển 
Câu 4: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
Tiếng sấm rền
Tiếng hét rất to sát tai
Tiếng sóng biển ầm ầm
Tiếng nô đùa của các bạn trong giờ học
II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau : (mỗi chỗ đúng 0,5đ)
 Câu 5: Các vật phản xạ âm kém là các vật ………… và có bề mặt ……………….. 
 Câu 6: Các vật phản xạ âm tốt là các vật …………. và có bề mặt …………………
B – TỰ LUẬN:
Câu 1 (3 điểm): Hạ và Thủy thắc mắc, cùng trên một cánh đồng vào thời điểm yên tĩnh, hai bạn gọi nhau nhưng vì sao vào mùa nước nổi lại nghe rõ hơn mùa khô. Em hãy giải thích giúp bạn.
Câu 2 (3 điểm): Bác Hai Lúa than phiền: “ Bên trái nhà Bác là một lò sấy lúa cở lớn, cứ đến mùa vụ là hoạt động từ sáng đến tối không nghĩ, còn bên phải nhà Bác là một câu lạc bộ HÁT VỚI NHAU hôm nào cũng hát đến khuya. Liệu tôi phải làm gì để tránh được những tiếng ồn đó?”
Em hãy khuyên Bác Hai nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn. 
Bước 5: Đáp án thang điểm
 A – PHẦN TRẮC NGHIỆM:
I. Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em chọn, mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu: 	1A ;	2C ;	3B ;	4D 
II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau : (mỗi chỗ đúng 0,5đ)
Câu:	1. mềm	2. gồ ghề	3. cứng	4. nhẵn bóng	
B – TỰ LUẬN:
Câu 1: (3 điểm)
Mùa nước nổi thì mặt cánh đồng toàn nước nên nhẵn bóng do đó phản xạ âm tốt.
Mùa khô mặt cánh đồng gồ ghề nên phản xạ âm kém.
Câu 2 (3 điểm): Tiếng lò sấy và tiếng câu lạc bộ lớn và kéo dài do đó Bác Hai bị ô nhiễm tiếng ồn cách phòng tránh: trồng nhiều cây xanh quanh nhà, xây tường rào cao, xây nhà bê tông cửa kính và treo rèm cửa bằng nhung.
* Rút kinh nghiệm:
TIẾT 20	 NGÀY SOẠN: 25/12/2013
 TUẦN 20	 NGÀY DẠY:30/12/2013 
CHƯƠNG III – ĐIỆN HỌC
§17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
1) Mục Tiêu:
a) Kiến thức: HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
b) Kĩ năng: Làm thí nghiệm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
c) Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế gới xung quanh.
2) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của học sinh: Xem và soạn nội dung bài ở nhà. 
b) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Dự kiến phương pháp : Đặt và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm, . . . . 
-Biện pháp:GD HS HT nghiêm túc, ý thức vận dụng vào thực tế về điện học. 
-Phương tiện: Nội dung, 1 quả cầu nhựa xốp, giá treo, 1 mãnh phim nhựa.
- Yêu cầu học sinh: Học bài và làm câu hỏi SGK, bài tập SBT . 
- Tài liệu tham khảo: + GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. + HS: SGK. 
 3) Tiến trình bài dạy :
a) Kiểm tra bài cũ (4p): Thay bằng việc giới thiệu chương III.
b) Dạy bài mới (36p):
Lời vào bài (03p): Đặt vấn đề giống mở bài trong sách. giới thiệu sự nhiễm điện do cọ xát và tầm quan trọng trong cuộc sống. 
Hoạt động 1 (11p): Làm TN 1 phát hiện một số vật sau khi bị cọ xát nó có tính chất mới. 
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
- HS Đưa thước nhựa, thanh thuỷ tinh mảnh nilông chưa cọ xát đến gần những mảnh giấy vụn, quả cầu nhựa xốp xem có hiện tượng gì xảy ra không?
-Sau đó cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô rồi đưa chúng lại gần những mảnh giấy vụ và quả cầu nhựa xốp.
- Làm TN tương tự nhưng cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa và cho kết quả. 
-HS làm TN theo nhóm và ghi kết quả quan sát vào bảng kê. Nhóm HS thảo luận, lựa chọn tư thích hợp vào chỗ trống ở phần kết luận
I. Vật dẫn điện
- Kết luận 1: 
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. 
Có thể làm nhiễm điện điện vật bằng cách cọ xát
Hoạt động 2 (11p): Phát hiện vật sau khi bị cọ xát bị nhiễm điện (Mang điện tích). . 
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
TN2: Khi cọ xát vật bị nóng lên và nó hút được vật khác. Thử áp nhẹ thước nhựa vào chai nước nóng và đem thước nhựa lại gần giấy vụn xem giấy vụn có bị hút không?
Nếu có nam châm xem nam châm có hút giấy vụn không?
Cho HS làm TN hình 17. 2 và nêu lên kết luận. 
HS làm TN và trả lời
I. Vật dẫn điện
Kết luận 2:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
Vật bị nhiễm điện(Vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác và có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
Hoạt động 3 (11p): Vận dụng
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
C1: Giải thích vì sao những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra?
C2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép quạt chém vào không khí?
C3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ, màn hình TV bằng khăn khô vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi C1,C2,C3. 
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 
C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. 
C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải. 
II. Vận dụng:
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 
C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. 
C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải.
TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG:
- Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nêm nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Có lợi: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển.
+ Có hại: Phá hủy nhà của và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO. NO2 ….)
- Để giàm tác hại của sét, bào vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
c) Củng cố - luyện tập (03p): 
Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. Thông qua phần này GV nêu tác dụng và tác hại của sấm, sét.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2p): 
Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 17.1, 17.2/SBT.
Đọc trước bài 18 Hai loại điện tích.
e) Bổ sung:
TIẾT 21	 NGÀY SOẠN: 2/1/2014
 TUẦN 21	 NGÀY DẠY:6/1/2014 
§18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
1) Mục Tiêu:
a) Kiến thức: Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm quay quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang điện tích dương thừa electron.
b) Kĩ năng: làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
c) Thái độ: trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm, thích nghiên cứu.
2) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của học sinh: Xem và soạn nội dung bài ở nhà. 
b) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Dự kiến phương pháp : Đặt và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm, . . . . 
-Biện pháp:GD HS HT nghiêm túc, ý thức vận dụng vào thực tế về điện học. 
-Phương tiện: Nội dung bài dạy, SGK, hình vẽ 18.4. 1 quả cầu nhựa xốp, giá treo, 1 mãnh phim nhựa
- Yêu cầu học sinh: Học bài và làm câu hỏi SGK, bài tập SBT . 
- Tài liệu tham khảo: + GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. + HS: SGK. 
 3) Tiến trình bài dạy :
a) Kiểm tra bài cũ (4p): Phát biễu nội dung ghi nhớ. Làm BT 17.1; 17.2/SBT
b) Dạy bài mới (36p):
Lời vào bài (03p): Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác như giấy vụn. Nếu thay giấy vụn bằng vật nhiễm điện thì chúng sẽ hút hay đẩy nhau? Để hiểu rõ vấn đề này ta vào tìm hiểu bài 18. Hoạt động 1 (7p): TN1, tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng của chúng. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Lưu ý trong khi làm TN. 
Kiểm tra hai mảnh nilông trước khi cọ xát. 
Cọ xát theo một chiều và số lần giống nhau. 
Tránh ảnh hưởng của gió. 
HS làm TN và thảo luận theo nhóm
HS làm TN và nêu lên nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 
I. Hai loại điện tích:
 Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 
Hoạt động 2 (6p): TN2 hai vật nhiễm điện hút nhau là mang điện tích khác loại 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Vì sao thanh thuỷ tinh và thanh nhựa lại nhiễm điện khác loại?
HS làm TN và nêu lên nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. 
Vì thanh thuỷ tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại nên chúng đã hút nhau. 
I. Hai loại điện tích:
 Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. 
Hoạt động 3 (5p):Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng của chúng. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Thông báo và qui ước về điện tích. 
Cho HS giải thích C1:
Cho HS trả lời C1
GV giới thiệu: Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hai cho công nhân. Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện bị hút vào tấm kim loại, giữ MT trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.
HS rút ra kết luận 
C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải thì mang điện tích âm, còn mảnh vải thì mang điện tích dương. 
HS thu thập thông tin của GV vừa thông báo và xem thêm trong SGK
. 
I. Hai loại điện tích:
Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau,mang điện tích khác loại thì hút nhau. 
Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương:
- Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương(+). 
- Điện tích của thanh thuỷ nhựa sẫm khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm(-). 
Hoạt động 4 (6p): Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Những điện tích trên ở đâu có? Đề tìm hiểu vấn đề này chúng ta hãy vào phần tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. 
Thông báo với HS nội dung sơ lược về cấu tạo nguyên tử: Kích thước, hạt nhân, electron và tính chất trung hoà về điện của nguyên tử, electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và từ vật này sang vật khác 
 -
 -
 -
 -
 + +
 +
- Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. 
Hoạt động 5 (9p): Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời các câu C2,C3,C4. 
C2: Trước khi cọ xát có phải trong mỗi vậtđều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại nào cấu tạo nên vật?
C3: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ?
C4: Sau khi cọ xát các vật nào trong hình 18. 5b nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương và vật nào nhiễm điện âm?
C2: Trước khi cọ xát các vật đều có mang điện tích âm và điện tích dương tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 
C3: Trước khi cọ xát các vật không hề hút các vụn giấy nhỏ là vì các vật chưa nhiễm điện, các điện tích âm và điện tích dương hoà lẫn vào nhau. 
C4: Sau khi cọ xát mãnh vải nhiễm điện dương (Có 6 dấu + và 3 dấu -). Thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu trừ – và 4 dấu +). 
- Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron. 
- Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron. 
III. Vận dụng:
* Tích hợp môi trường: xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.
c) Củng cố - luyện tập (03p): Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2p): 	
Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 18. 1,18. 2 SBT. 
Xem trước bài 19 Dòng điện – Nguồn điện cho tiết học tới. 
e) Bổ sung:
TIẾT 22	 NGÀY SOẠN: 9/1/2014
 TUẦN 22	 NGÀY DẠY:13/1/2014 
§19. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
1) Mục Tiêu:
a) Kiến thức: Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín.
b) Kĩ năng: Biết làm thí nghiệm, sử dung bút thử điện.
c) Thái độ: Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
2) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của học sinh: Xem và soạn nội dung bài ở nhà. 1 số loại pin, mỗi nhóm 1 bút thử điện, 1 nguồn điện như hình 19.3
b) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Dự kiến phương pháp : Đặt và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm, . . . . 
-Biện pháp:GD HS HT nghiêm túc, ý thức vận dụng thực tế .
-Phương tiện: Nội dung, SGK, 1 mảnh phim nhựa, 1 bút thử điện, 1 số loại pin, ắc quy, 1 nguồn điện như hình 19.3.
- Yêu cầu học sinh: Học bài và làm câu hỏi SGK, bài tập SBT . 
- Tài liệu tham khảo: + GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. + HS: SGK. 
 3) Tiến trình bài dạy :
a) Kiểm tra bài cũ (4p): 
Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích.
Thế nào là vật mang điện tích dương, thế nào là vật mang điện tích âm?
b) Dạy bài mới (36p):
Lời vào bài (03p): GV nêu một số dụng cụ sử dụng điện và nói chúng hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1 (08p): Tìm hiểu dòng điện là gì?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
C1: Hãy tìm hiểu sự tương tự của dòng điện và dòng nước. 
Cho HS quan sát hình vẽ 19. 1 và nêu sự tương tự:
Mảnh phim nhựa tương tự như bình nước. 
Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự như nước đựng trong bình. 
Ống thoát nước. 
Điện tích di chuyển qua miếng tôn, bóng đèn từ tay tương tự như nước chảy qua ống thoát. 
Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như nước trong bình vơi đi. 
C2: Khi nước chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn sáng lại?. HS nhận xét
Dòng điện là gì và dấu hiệu nhận biết dòng điện chạy qua các thiết bị điện. 
HS thu thập thông tin từ GV và SGK, hình vẽ và rút ra nhận xét và kết luận
C1: 
a. Mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình. 
b. Điện tích dịch chuyển qua bóng đèn đến tay tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B. 
C2: Muốn đèn sáng thì cần phải cọ xát mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã chạm với mảnh phim nhựa. 
I. Dòng điện:
Nhận xét:
- Bóng đèn thử điện sáng khi các điện tích di chuyển qua nó. 
Kết luận:
Dòng điện là dòng các điện tích di chuyển có hướng. 
Khi cho các thiết bị hoạt động:
Vd: đèn sáng, quạt quay,. . . 
Hoạt động 2(08p): Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Thông báo tác dụng của nguồn điện như SGK và hai cực của pin,acquy. Kể tên các nguồn điện và mô tả các cực dương và cực âm của mỗi nguồn điện đó. 
C3. Các nguồn điện có trong hình19. 2,ø các nguồn điện mà em biết và các cực dương và âm của mỗi nguồn:
Pin tròn: Đáy bằng(-); núm nhô lên (+). 
Pin vuông: Đầu loe(-); đầu khum tròn(+). 
Pin cúc áo: Đáy tròn nhỏ(-); đáy tròn lớn(+)
Acquy: Cực ghi dấu(-); cực ghi dấu(+). 
HS thu thập thông tin và thảo luận nhóm để trả lời
C3: Các nguồn điện trong hình 19. 2; Pin tiểu,pin vuông, pin tròn, pin dạng cúc áo,acquy. 
Các nguồn điện khác: pin mặt trời, máy phát điện xách tay, đinamô xe đạp, máy phát thuỷ điện nhỏ, ổ lấy điện trong gia đình. 
II. Nguồn điện:
1. Các nguồn điện thường dùng:
2. Mạch điện có nguồn điện:
Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. 
Hoạt động 3(11p):Mác mạch 

File đính kèm:

  • docly 7 2014 2015.doc