Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Vật lý lớp 7 - Đào Văn Vinh

A. Mục đích kiểm tra

1. Xác định mục đích kiểm tra

a) Phạm vi kiến thức : 20% học kì I, 80% học kì II.

b) Mục đích :

 +Đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực của học sinh sau học kì II.

 * Kiến thức

- Học sinh nêu được các đơn vị kiến thức cơ bản về sự nhiễm điện do cọ xát; hai loại điện tích; dòng điện, nguồn điện; chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại; sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện; các tác dụng của dòng điện; cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song; an toàn điện; âm phản xạ-tiếng vang; ô nhiễm tiếng ồn.

* Kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng quan sát hiện tượng vật lí liên quan đến phần điện, phần âm học; phân tích, tổng hợp, so sánh giải thích các hiện tượng vật lí liên quan đến phần điện; kĩ năng trình bày và làm bài vật lí.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Vật lý lớp 7 - Đào Văn Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN
TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ LỚP 7
Họ và tên giáo viên: 	Đào Văn Vinh
Năm sinh: 	21/03/1985
Trình độ chuyên môn:	Đại học sư phạm Vật lý
Chức vụ công tác: 	Giáo viên
Năm vào nghề: 	2006
Đơn vị công tác: 	Trường Trung học cơ sở Cộng Hòa
huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định
Cộng Hòa, tháng 2 năm 2018
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017-2018
MÔN VẬT LÍ 7 
Thời gian làm bài 45 phút
A. Mục đích kiểm tra
1. Xác định mục đích kiểm tra
a) Phạm vi kiến thức : 20% học kì I, 80% học kì II.
b) Mục đích :
 +Đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực của học sinh sau học kì II.
 * Kiến thức
- Học sinh nêu được các đơn vị kiến thức cơ bản về sự nhiễm điện do cọ xát; hai loại điện tích; dòng điện, nguồn điện; chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại; sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện; các tác dụng của dòng điện; cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song; an toàn điện; âm phản xạ-tiếng vang; ô nhiễm tiếng ồn.
* Kĩ năng
- Học sinh có kĩ năng quan sát hiện tượng vật lí liên quan đến phần điện, phần âm học; phân tích, tổng hợp, so sánh giải thích các hiện tượng vật lí liên quan đến phần điện; kĩ năng trình bày và làm bài vật lí.
* Thái độ
- Học sinh có ý thức tích cực, tự giác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
* Năng lực
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát, năng lực tính toán,
+ Từ kết quả kiểm tra, giáo viên đánh giá xếp loại lực học của học sinh; điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp.
2. Hình thức kiểm tra
- Hình thức kiểm tra kết hợp TNKQ và Tự luận (20% TNKQ, 80% Tự luận)
B. Bảng trọng số 
1. Hệ số trình độ h= 
0.7
2. Điểm của 1 câu hỏi=
0.4
Nội dung
Tổng số tiết
Tiết LT
Chỉ số 
Trọng số
Số câu
Điểm số
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
1. Phản xạ âm. Chống ô nhiễm tiếng ồn.
2
2
1.4
0.6
1.9
0.8
0
0
0
0
2. Hiện tượng nhiễm điện
2
2
1.4
0.6
1.9
0.8
0
0
0
0
3. Dòng điện. Nguồn điện. Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện.
Dòng điện trong kim loại
2
2
1.4
0.6
1.9
0.8
1
0
0,4
0
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. Các tác dụng của dòng điện
3
3
2.1
0.9
2.8
1.2
1
0
0,4
0
5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song
5
5
3.5
1.5
4.7
2.0
1
1
0,4
0,4
6. An toàn khi sử dụng điện
1
1
0.7
0.3
0.9
0.4
1
0
0,4
0
Tổng
15
15
10.5
4.5
14.0
6.0
4
1
1,6
0,4
C. Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Phản xạ âm. Chống ô nhiễm tiếng ồn
(2 tiết)
- Nêu được âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách sau âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.
- Nêu được những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém. (C6)
- Nhận biết được tiếng ồn gây ô nhiễm, những vật liệu để chống ô nhiễm tiếng ồn (vật liệu cách âm).
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới phản xạ âm, tiếng vang.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Số câu
1
1
Số điểm
Tỉ lệ %
2,0
20%
2,0
20%
2. Hiện tượng nhiễm điện
(2 tiết)
- Nêu được có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện có thể hút các vật nhẹ khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Nêu được có hai loại điện tích là điện tích dương, và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử. 
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. (C7)
Số câu
1
1
Số điểm
Tỉ lệ %
2,0
20%
2,0
20%
3. Dòng điện. Nguồn điện. Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện.
Dòng điện trong kim loại
(2 tiết)
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng của nguồn điện , kể được tên các nguồn điện 
- Nêu được chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng. (C1)
Số câu
1
1
Số điểm
Tỉ lệ %
0,4
4,0%
0,4
4,0%
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. Các tác dụng của dòng điện
(3 tiết)
- Biết được các kí hiệu quy ước của một số bộ phận mạch điện. Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. (C2)
- Nêu được ví dụ cụ thể về các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện
- Chỉ ra được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. 
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản gồm nguồn điện là pin, công tắc, bóng đèn. (C8)
Số câu
1
1
2
Số điểm
Tỉ lệ %
0,4
4,0%
1,5
15%
1,9
19,0%
5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song (5 tiết)
- Nêu được số chỉ của ampe kế là cường độ dòng điện, đơn vị đo cường độ dòng điện 
- Nêu được khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
- Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn.
- Nêu được vai trò của vôn kế và ampe kế trong mỗi mạch điện cụ thể. 
- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.
- Giải thích ý nghĩa của cường độ dòng điện định mức và hiệu điện thế định mức trong các trường hợp cụ thể (C3)
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản gồm nguồn điện là pin, công tắc, bóng đèn, vôn kế, ampe kế.
- Xác định được cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. (C9.1)
- Xác định được cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch song song. (C4)
- Phân tích, so sánh cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song trong những tình huống thực tế. (C9.2)
Số câu
1
1
C9.1
C9.2
3
Số điểm
Tỉ lệ %
0,4
4,0%
0,4
4,0%
2,0
20%
0,5
5%
3,3
33,0%
6. An toàn khi sử dụng điện
(1 tiết)
- Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
- Nêu được một số biện pháp an toàn điện trong những trường hợp cụ thể. (C5)
Số câu
1
1
Số điểm
Tỉ lệ %
0,4
4,0%
0,4
4,0%
Tổng số câu
2
4
2,5
0,5
9
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2,4
24%
3,2
32%
3,9
39%
0,5
5%
10
100%
D .Đề kiểm tra 
Phần trắc nghiệm khách quan. Chọn câu trả lời đúng. (2,0 điểm)
Câu 1. Trong các chất sau đây, chất dẫn điện tốt nhất là
nhôm.
đồng.
sắt.
than chì.
Câu 2. Cầu chì tự động ngắt mạch điện nhờ tác dụng nào của dòng điện ?
Tác dụng từ.
Tác dụng hóa học.
Tác dụng phát sáng.
Tác dụng nhiệt.
Câu 3. Trên một bóng đèn có ghi 12V. Để bóng đèn này sáng bình thường ta phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế
bằng 12V.
nhỏ hơn 12V.
lớn hơn 12V.
nhỏ hơn hoặc bằng 12V.
Câu 4. Cho hai bóng đèn có ghi số vôn lần lượt là 6V và 4,5V được mắc song song với nhau vào giữa hai điểm M,N có hiệu điện thế 3V. So sánh hiệu điện thế giữ hai đầu của hai bóng đèn ta có
U1 > U2 .
U1 < U2 .
U1 = U2 = 3V.
U1 > U2 > 3V .
Câu 5. Trong những việc làm sau đây, việc làm đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng điện là
phơi quần áo lên dây điện.
làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V.
chơi thả diều gần đường dây tải điện.
tự sửa chữa các thiết bị điện trong mạng điện gia đình.
Phần tự luận. (8,0 điểm)
Câu 6. Nêu đặc điểm vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém ? Nêu ví dụ minh họa ?
Câu 7. Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng dầu bao giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích sắt có tác dụng gì ? Tại sao ?
Câu 8. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, công tắc, bóng đèn, dây nối, ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn, vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn ?
_
_
-
+
K
3
2
1
+
+
Đ2
Đ1
A
V
Câu 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. 
 1) Khi công tắc K đóng thì U13 = 5,6V ; số chỉ của ampe kế là 0,3A ; số chỉ của vôn kế là 2,4 V .
a. So sánh cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn ?
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn ?
2) Thay nguồn điện đã cho bằng một nguồn điện khác sao cho số chỉ vôn kế là 3V. Độ sáng của mỗi đèn thay đổi thế nào ?
- Hết -
E. Đáp án và hướng dẫn chấm 
I. Phần trắc nghiệm khách quan. (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
D
A
C
B
II.Phần tự luận. (8,0 điểm)
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu 6
(2,0 điểm)
+ Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). 
 Ví dụ : mặt gương, tấm kim loại, tường gạch, 
+ Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). 
 Ví dụ : miếng xốp, vải, nhung, dạ, cây xanh, 
0,5 điểm 0,5 điểm 
0,5 điểm 0,5 điểm 
Câu 7
(2,0 điểm)
+ Vì khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí nên các bộ phận của ô tô bị nhiễm điện. 
 Nếu bị nhiễm điện mạnh thì giữa các phần này sẽ phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng dầu.
+ Dây xích sắt là vật dẫn điện nên các điện tích có thể dịch chuyển qua dây xích sắt xuống đất.
 Do đó tránh sự nhiễm điện mạnh, tránh phát sinh tia lửa điện, tránh gây cháy nổ.
0,5 điểm 
0,5 điểm 
0,5 điểm 
0,5 điểm 
Câu 8
(1,5 điểm)
_
_
+
+
Đ
A
V
K
-
+
Vẽ sơ đồ mạch điện
+ Nguồn điện, công tắc, bóng đèn vẽ đúng; hoạt động được.
+ Vôn kế vẽ đúng; hoạt động được.
+ Ampe kế vẽ đúng; hoạt động được.
1,0 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
Câu 9
(2,5 điểm)
1) Khi công tắc K đóng. 
a. Vì Đ1 mắc nối tiếp với Đ2 nên ta có:
 I1 = I2 = 0,3A
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu Đ1 bằng số chỉ của vôn kế là 2,4 V 
U12 = 2,4V
 Hiệu điện thế giữa hai đầu Đ2
U13 = U12 + U23
 => U23 = U13 - U12 = 5,6 - 2,4 = 3,2V
1,0 điểm 
0,5 điểm 
0,5 điểm 
2) Số chỉ vôn kế là 3V thì U12 = 3V (lớn hơn 2,4V) nên I1 tăng.
 Mà I1 = I2 nên I2 tăng.Vậy hai đèn đều sáng mạnh lên
0,25 điểm
0,25 điểm
* Lưu ý: Học sinh giải theo cách khác đúng, giáo viên chấm theo thang điểm tương ứng. 	 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_2_mon_vat_ly_lop_7_dao_van_vin.doc