Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Tiết 10: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2019-2020

Hoạt động của giáo viên

* GV giới thiệu dụng cụ thực hành

Nêu câu hỏi:

Cho 1 gương phẳng và 1 bút chì

a. Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có đặc điểm sau:

- Song song cùng chiều với vật.

- Cùng phương ngược chiều với vật

b. Vẽ ảnh của bút chì trong 2 trường hợp trên

- Cho hs nêu cách tiến hành trong 2 trường hợp

- Cho hs lựa chọn cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng.

- Chốt lại cách tiến hành đặt vật và cách vẽ ảnh của vật

Theo dõi các nhóm và giúp đỡ khi cần thiết

Lắng nghe và điều khiển phiên thảo luận của các nhóm

 Đánh giá câu trả lời của HS

Hợp thức hóa kiến thức

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Tiết 10: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2019 Ngày giảng: / /2019 
Tiết 10
THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về đặc điểm ảnh của vật qua gương phẳng 
2. Kĩ năng: 
- Dựng được ảnh của vật đặt trước gương phẳng theo hai trường hợp vật đặt song song với gương phẳng và vật đặt vuông góc với gương
3. Thái độ : 
yêu thích môn học.
nghiêm túc , có thói quen hợp tác trong công việc
4. Phát triển năng lực: 
Vận dụng kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí. 
mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí
trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình một cách phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/Thiết bị DH
 Đối với GV: Phiếu HT , ứng dụng CNTT, bảng phụ
 Đối với mỗi HS: bút chì; thước ê- ke; gương phẳng
 2/ Phương pháp dạy học: hợp tác nhóm 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A-HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức liên quan đến bài mới, hướng sự chú ý của HS vào bài học mới, giúp HS ý thức được nhiệm vụ HT, hứng thú học bài mới.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Chuyển giao nhiệm vụ
(2 phút)
Nêu câu hỏi: 1. Các em nêu tính chất ảnh của vật qua gương phẳng? Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng?
2. Cho 1 điểm sáng S đặt trước gương. 
*Vẽ ảnh của điểm sáng S theo 2 cách:
+ Vận dụng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
+ Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng
*Ảnh vẽ theo 2 cách trên có trùng nhau không?
Theo dõi nhận nhiệm vụ
2. Thực hiện nhiệm vụ (6 phút )
- Gọi HS trả lời câu1
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu 2
- Hs trả lời câu 1
- 2 hs lên bảng làm câu 2
3. Báo cáo, thảo luận (1 phút)
- Yêu cầu hs nhận xét
- Hs nhận xét
- Hs ghi nhận
4. Đánh giá kết quả (1 phút)
- đánh giá câu trả lời của HS,
- Chốt lại kiến thức về cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng
HS đánh giá lẫn nhau
5. Sản phẩm học tập
Biết: khi đặt vật ở bất kì vị trí nào trước gương ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất chung: Ảnh ảo không hứng được trên mà chắn, lớn bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của vật đến gương. Để vẽ được ảnh của vật qua gương phẳng có 2 cách vẽ: Vận dụng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng hoặc vận dụng định luật phản xạ ánh sáng. 
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1(17phút): XÁC ĐỊNH ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
 Mục tiêu: Xác định được vị trí của vật trước gương và luyện tập cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Chuyển giao nhiệm vụ
(1 phút)
* GV giới thiệu dụng cụ thực hành
Nêu câu hỏi: 
Cho 1 gương phẳng và 1 bút chì
a. Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có đặc điểm sau: 
- Song song cùng chiều với vật.
- Cùng phương ngược chiều với vật 
b. Vẽ ảnh của bút chì trong 2 trường hợp trên
- Lắng nghe yêu cầu của GV
2. Thực hiện nhiệm vụ
(10 phút )
- Cho hs nêu cách tiến hành trong 2 trường hợp
- Cho hs lựa chọn cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng.
- Chốt lại cách tiến hành đặt vật và cách vẽ ảnh của vật 
Theo dõi các nhóm và giúp đỡ khi cần thiết
- Đưa ra dự đoán
- Cách tiến hành
- Thực hành ghi kết quả trên bảng phụ
3. Báo cáo, thảo luận (5 phút)
Lắng nghe và điều khiển phiên thảo luận của các nhóm
nhóm trình bày và thảo luận trước lớp
4. Đánh giá kết quả (1 phút)
 Đánh giá câu trả lời của HS
Hợp thức hóa kiến thức
HS đánh giá lẫn nhau
5. Sản phẩm học tập
- Xác định được vị trí vật đặt trước gương
- Biết được cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)
Mục tiêu: giúp HS củng cố, hoàn thiện KT, KN vừa lĩnh hội được. 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1:Chuyển giao nhiệm vụ (1 phút)
Phát PHT số 1 và giới thiệu nội dung PHT
2: Thực hiện nhiệm vụ
(7 phút )
Theo dõi các nhóm và giúp đỡ khi cần thiết
Làm việc cá nhân 5 phút
Làm việc nhóm và hoàn thành PHT
3: Báo cáo, thảo luận 
(1 phút)
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến đóng góp nếu cần.
4. Đánh giá kết quả (1 phút)
 Đánh giá thái độ hợp tác của HS
 Hợp thức hóa kiến thức
HS đánh giá lẫn nhau
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 8 phút)
Mục tiêu: vận dụng được các KT, KN để giải quyết các tình huống (vấn đề) mới, 
1/ Cho học sinh quan sát ứng dụng gương phẳng trong thực tế
2/ Vận dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng trong thực tế
IV/ RÚT KINH NGHIỆMCÁC PHỤ LỤC : 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Gương phẳng
A
B
Vẽ ảnh của các vật sau trước gương phẳng:
A
B
Gương phẳng
Gương phẳng
A
B
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Trong tiệm cắt tóc người ta thường bố trí 2 cái gương: Một cái treo trước mặt và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng người đến cắt tóc. Hai gương này có tác dụng gì? Hãy giải thích
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Tại sao trong lĩnh vực trang trí nội thất, ở một số gian phòng chật hẹp người ta bố trí thêm các gương phẳng trên tường nhằm mục đích gì?
MẪU BÁO CÁO TH
THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT
 TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
	Họ và tên: , Lớp: 
Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
	a) - Đặt bút chì song song với gương. (0.5 điểm)
 - Vẽ hình: (1.0 điểm)
A
B
b) - Đặt bút chì vuông góc với gương. (0.5 điểm)
 - Vẽ hình: (1.0 điểm)
A
B
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THỰC HÀNH:
1. Đánh giá kỹ năng thực hành. (4 điểm)
 - Đặt được bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có đặc điểm sau: 
Song song cùng chiều với vật. (1,0 điểm)
Cùng phương ngược chiều với vật (1,0 điểm)
 (Còn lúng túng. Trừ 1 điểm)
 - Vẽ được ảnh của bút chì trong 2 trường hợp trên (2điểm)
 (Còn lúng túng. Trừ 1 điểm)
2. Đánh giá kết quả thực hành. (3 điểm)
 - Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác: (1điểm)
 (Báo cáo không đầy đủ, có chỗ chưa chính xác. Trừ 0,5 điểm)
 - Kết quả phù hợp: (2 điểm)
 (Còn thiếu sót. Trừ 1 điểm)
3. Đánh giá thái độ tác phong. (3 điểm)
 - Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, hợp tác nhóm tốt:
 (Thái độ, tác phong , hợp tác nhóm chưa được tốt. Trừ 1 điểm)
 (Để hỏng hóc dụng cụ, thiết bị, tài sản có trong phòng TH, làm việc thiếu an toàn. Trừ 1 điểm)
Đáp án và biểu điểm chi tiết của BÁO CÁO KẾT QUẢ TH
Câu
Yêu cầu cần đạt
Biểu điẻm
1. Trả lời câu hỏi : trả lời đầy đủ, chính xác
 a)
Đặt bút chì song song với gương.
0.5 
b)
Đặt bút chì vuông góc với gương.
0,5
2. Vẽ hình đúng
B
A
A’
B’
b)
a)B
A
B’
A’
1.0
1.0

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_7_tiet_10_thuc_hanh_quan_sat_va_ve_an.doc