Đề kiểm tả cuối năm môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Trực Cát

Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào trước ý trả lời đúng.

1)Những từ: “ cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời” diễn đạt số lượng lớn của hoa phượng theo thứ tự nào? ( 0,5 đ)

a.Theo thứ tự tăng dần.

b.Theo thứ tự giảm dần.

c.Không theo thứ tự nào.

2.Dòng nào liệt kê đầy đủ những từ ngữ trong bài dùng để miêu tả màu sắc hoa phượng? ( 0,5 đ)

a.Thắm tươi, đỏ rực, tươi dịu, màu cũng đậm dần, màu phượng mạnh mẽ kêu vang, rực lên, đỏ chói, thắm, màu đỏ còn non.

b.Thắm tươi, đỏ rực, tươi dịu, màu cũng đậm dần, màu phượng mạnh mẽ kêu vang, rực lên, như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ, thắm, màu đỏ còn non.

c.Thắm tươi, đỏ rực, tươi dịu, màu cũng đậm dần, đỏ ối, rực lên, như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ, thắm, màu đỏ còn non.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tả cuối năm môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Trực Cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TOÁN LỚP 5
NĂM HỌC: 2014 – 2015( Đề số 1)
Họ và tên: ...
Lớp: .
Trường tiểu học Trực Cát
Chữ kí giám thị
Số phách
.
MÔN TOÁN LỚP 5
( Thời gian làm bài 40 phút)
Điểm bài kiểm tra
Chữ kí giám khảo
Số phách
Bằng số:
Bằng chữ: ..
.
Nhận xét:.
Bài 1( 3 điểm): Khoanh vào chữ cái dặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: 0,5% = ? 
A. B. C. D. 
Câu 2: Số thích hợp điền vào chỗ chấm: 3 km2 8hm2 =  km2
A. 3,8 B. 3,08 C. 3,008 D. 38
Câu 3: Một hình tròn có diện tích là 314 cm2. Chu vi của hình tròn đó là:
A. 62,8 cm B. 62,8 cm2 C. 10 cm D. 314 cm
Câu 4: Biết 90% của một số là 540, vậy của số đó là:
A. 600 B. 507,6 C. 150 D. 135
Câu 5: Cạnh của một hình lập phương là 5 cm. Thể tích của nó là:
A. 5 cm3 B. 25 cm3 C. 125 cm2 D. 125 cm3
Câu 6: Một ô tô dự định đi quãng đường dài 210 km. Ô tô đó đi với vận tốc 50 km/giờ và đã đi được 2 giờ rưỡi. Hỏi ô tô đó còn phải đi tiếp quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 85 km B. 95 km C.105 km D. 142 km
Bài 2 ( 2 điểm): Tính giá trị của biểu thức
a)11 – 10,35 : 4,5
b)3,45 0,99 + 3,45 : 100
Bài 3 ( 2 điểm): Tìm x
Bài 4(3 điểm):
Một kho chứa tất cả 2400 tấn gạo, trong đó số gạo nếp bằng 60% số gạo tẻ. Hỏi kho đó chứa bao nhiêu tấn gạo mỗi loại?
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Bài 1 ( 3đ): Mỗi câu đúng cho 0,5đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
B
A
C
D
A
Bài 2 ( 2đ):
a) 1 điểm
11 – 10, 35 : 4,5
= 11 – 2,3 
= 8,7
0,5đ
0,5đ
b) 1 điểm
3,55 0,99 + 3,45 : 100
= 3,45 0,99 + 3,45 0,01
= 3,45 ( 0,99 + 0,01 )
= 3,45 1
= 3,45
( Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Bài 3( 2 đ)
a) 1 điểm
0,5đ
0,5đ
b) 1 điểm
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Bài 4 (3đ)
Ta có: 60% = ( 0,25đ)
Vẽ sơ đồ đúng ( 0,25đ)
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là ( 0,25đ)
3 + 5 = 8 ( phần ) ( 0,25đ)
Số gạo nếp trong kho là ( 0,5đ)
2400 : 8 3 = 900 ( tấn) ( 0,5đ)
Số gạo tẻ trong kho đó là ( 0,5đ)
2400 – 900 = 1500 ( tấn ) ( 0,25đ)
Đáp số: 900 tấn; 1500 tấn ( 0,25đ)
( Lưu ý: Thừa, thiếu, sai tên đơn vị toàn bài trừ 0,5 điểm. Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TOÁN LỚP 5
NĂM HỌC: 2014 – 2015( Đề số 2)
Họ và tên: ...
Lớp: .
Trường tiểu học Trực Cát
Chữ kí giám thị
Số phách
.
MÔN TOÁN LỚP 5
( Thời gian làm bài 40 phút)
Điểm bài kiểm tra
Chữ kí giám khảo
Số phách
Bằng số:
Bằng chữ: ..
.
Nhận xét:.
Bài 1( 3 điểm): Khoanh vào chữ cái dặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số thích hợp điền vào chỗ chấm: phút =  giây 
A. 40 giây B. 24 giây C. 18 giây D. 30 giây
Câu 2: Biết 65% của một bao gạo là 149,5 kg. Hỏi bao gạo đó là: 
A. 230 kg B. 180 kg C. 194 kg D. 184 kg
Câu 3: Tìm số tự nhiên y biết 224,1 < y 5 < 225,8
A. y = 225 B. y = 44 C. y= 45 D. y = 46
Câu 4: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 25 dm, chiều rộng 16 dm, chiều cao 12 dm. Hỏi phải bơm vào bể nước đó bao nhiêu lít nước để nửa bể có nước?
A. 2400 lít B. 4800 lít C. 2000 lít D. 4000 lít
Câu 5: Số thích hợp điền vào chỗ chấm: 2m2 15 dm2 =  m2
A. 21,5 B. 2,15 C. 2,015 D. 2,0015
Câu 6: Một xe máy đi với vận tốc 46 km/giờ. Tính quãng đường xe máy đó đi trong 1 giờ 30 phút?
A. 69 km B. 59 km C.52,9 km D. 50,9 km
Bài 2 ( 2 điểm): Tính giá trị của biểu thức
a) 12,45 + 1,35 : 0,15
b) 
Bài 3 ( 2 điểm): Tìm x
Bài 4(3 điểm):
Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 180 m, đáy bé bằng đáy lớn, chiều cao là 90 m. Trên thửa ruộng đó cứ 100 m2 thu được 80 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu tạ thóc?
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Bài 1 ( 3đ): Mỗi câu đúng cho 0,5đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
D
C
A
B
A
Bài 2 ( 2đ):
a) 1 điểm
12,45 + 1,35 : 0,15
= 12,45 + 9
= 21,45
0,5đ
0,5đ
b) 1 điểm
0,5đ
0,5đ
Bài 3( 2 đ)
a) 1 điểm
0,5đ
0,5đ
b) 1 điểm
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
Bài 4 (3đ)
Đáy bé thửa ruộng hình thang đó là ( 0,5đ)
180 = 120 ( m ) ( 0,5đ)
Diện tích thửa ruộng hình thang đó là ( 0,5đ)
 = 13 500( m2) ( 0,5đ)
Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là ( 0,25đ)
13 500 : 100 80 = 10 800 ( kg ) ( 0,25đ)
Đổi: 10 800 kg = 108 tạ ( 0,25đ)
Đáp số: 108 tạ ( 0,25đ)
( Lưu ý: Thừa, thiếu, sai tên đơn vị toàn bài trừ 0,5 điểm. )
KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC: 2014 – 2015
BÀI KIỂM TRA ĐỌC ( Đề số 1)
Họ và tên: ...
Lớp: .
Trường tiểu học Trực Cát
Chữ kí giám thị
Số phách
.
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
( Thời gian đọc và trả lời câu hỏi 30 phút, sau đó kiểm tra đọc thành tiếng )
Điểm bài kiểm tra
Chữ kí giám khảo
Số phách
Bằng số:
Bằng chữ: ..
.
Nhận xét:.
I.Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 30 phút ): 5 điểm
Hoa học trò
 Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.
 Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
 Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mtj trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
 Xuân Diệu
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào trước ý trả lời đúng.
1)Những từ: “ cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời” diễn đạt số lượng lớn của hoa phượng theo thứ tự nào? ( 0,5 đ)
a.Theo thứ tự tăng dần.
b.Theo thứ tự giảm dần.
c.Không theo thứ tự nào.
2.Dòng nào liệt kê đầy đủ những từ ngữ trong bài dùng để miêu tả màu sắc hoa phượng? ( 0,5 đ)
a.Thắm tươi, đỏ rực, tươi dịu, màu cũng đậm dần, màu phượng mạnh mẽ kêu vang, rực lên, đỏ chói, thắm, màu đỏ còn non.
b.Thắm tươi, đỏ rực, tươi dịu, màu cũng đậm dần, màu phượng mạnh mẽ kêu vang, rực lên, như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ, thắm, màu đỏ còn non.
c.Thắm tươi, đỏ rực, tươi dịu, màu cũng đậm dần, đỏ ối, rực lên, như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ, thắm, màu đỏ còn non.
3.Từ “ tin thắm” gợi tả điều gì? ( 0,5 đ)
a.Gợi tả màu sắc của hoa phượng.
b.Gợi tả niềm vui của học trò khi hè đến.
c.Vừa gợi tả được màu đỏ thắm của hoa phượng vừa gợi tả được niềm vui của học trò khi hè đến.
4.Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? ( 0,5 đ)
a.Vì hoa phượng chỉ được trồng trong sân trường.
b.Vì hoa phượng báo hiệu mùa hè, mùa thi, mùa chia tay đã đến mà những ngày này luôn gắn bó với cuộc đời người học sinh.
c.Vì hoa phượng đẹp, nở hàng loạt.
5.Nội dung bài văn nói gì? ( 0,5 đ)
a.Tả vẻ đẹp của hoa phượng.
b.Tả vẻ đẹp đặc sắc và sự gắn bó của hoa phượng với học sinh.
c.Tả số lượng nhiều của hoa phượng.
6.Tác giả so sánh hoa phượng với gì? ( 0,5 đ)
a.Với những đốm lửa nhỏ.
b.Với hình ảnh mặt trời.
c.Với hình ảnh muôn ngàn con bướm thắm.
7.Trong các câu: “ Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.” Tác giả sử dụng nghệ thuật nào để miêu tả lá phượng? ( 0,5 đ)
a.Nhân hóa.
b.So sánh.
c.Cả nhân hóa và so sánh.
8.Dấu hai chấm trong câu: “ Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu” có tác dụng gì? ( 0,5 đ)
a.Báo hiệu liệt kê các sự việc trong câu.
b.Ngăn cách hai vế của một câu ghép.
c.Báo hiệu lời của nhân vật.
9.Bộ phận chủ ngữ trong câu: “ Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” là? ( 0,5 đ)
a.Lá
b.Lá xanh um
c.Lá me non
10.Câu văn sau thuộc loại câu gì? “ Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” (0,5 đ)
a.Câu kể.
b.Câu khiến.
c.Câu cảm.
II.Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
1.Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
2.Học sinh đọc một đoạn văn ( hoặc thơ ) trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2.
3.Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
4.Giáo viên đánh giá cho điểm.
ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC (Đề 1)
Câu 1
a
Câu 6
c
Câu 2
b
Câu 7
c
Câu 3
c
Câu 8
b
Câu 4
b
Câu 9
a
Câu 5
b
Câu 10
c
KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC: 2014 – 2015
BÀI KIỂM TRA ĐỌC ( Đề số 2)
Họ và tên: ...
Lớp: .
Trường tiểu học Trực Cát
Chữ kí giám thị
Số phách
.
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
( Thời gian đọc và trả lời câu hỏi 30 phút, sau đó kiểm tra đọc thành tiếng )
Điểm bài kiểm tra
Chữ kí giám khảo
Số phách
Bằng số:
Bằng chữ: ..
.
Nhận xét:.
I.Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 30 phút ): 5 điểm
Cánh diều tuổi thơ
 Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,  như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
 Ban đêm, trên bãi thả diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy lên mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. 
 Tạ Duy Anh
 Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào trước ý trả lời đúng.
1.Dòng nào nêu đúng ý câu văn: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều? ( 0,5đ)
a.Thời nhỏ, tác giả rất thích chơi diều.
b.Thời nhỏ, tác giả rất hay chơi diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả.
c.Hồi bé, tác giả thường nâng cho cánh diều bay lên cao.
2.Để gợi tả một tuổi niên thiếu đẹp đẽ, tác giả đã dùng từ nào?( 0,5 đ)
a.Tuổi thần tiên
b.Tuổi ngọc ngà
c.Tuổi măng non
3.Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọn trẻ một cách mạnh mẽ nhất? ( 0,5 đ)
a.Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi
b.Chúng tôi vui sướng đến phát dại
c.Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng
4.Điều gì “ cứ cháy lên, cháy lên mãi trong tâm hồn” các bạn nhỏ? ( 0,5 đ)
a.Khát vọng
b.Niềm tin
c.Ngọn lửa
5.Việc sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn của bài có những tác dụng gì?
a.Đảm bảo cho câu văn viết đúng cấu tạo
b.Nhấn mạnh ý cần diễn đạt (ở đây là niềm mơ ước cháy bỏng của tuổi thơ)
c.Câu văn sẽ không bị lặp từ
6.Các từ: khát vọng, hi vọng, khát khao, mơ ước có quan hệ gì?(0,5 đ) 
a.Là từ đồng âm
b.Là các từ đồng nghĩa
c.Một từ nhiều nghĩa
7.Câu văn nào sử dụng biện pháp so sánh? (0,5 đ) 
a.Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
b.Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng.
c.Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
8.Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa? (0,5 đ) 
a.Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
b.Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,  như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
c.Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà.
9.Cụm từ “ cánh diều tuổi thơ” gồm những từ? (0,5 đ) 
a.Một từ ghép và hai từ đơn
b.Bốn từ đơn
c.Hai từ ghép
10.Hai câu “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu gì? (0,5 đ) 
a.Hai câu kể
b.Hai câu cảm
c.Hai câu khiến
 II. Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
1.Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
2.Học sinh đọc một đoạn văn ( hoặc thơ ) trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2.
3.Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
4.Giáo viên đánh giá cho điểm.
ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC (Đề 2)
Câu 1
b
Câu 6
c
Câu 2
b
Câu 7
a
Câu 3
b
Câu 8
b
Câu 4
a
Câu 9
c
Câu 5
b
Câu 10
c
KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC: 2014 – 2015
BÀI KIỂM TRA VIẾT ( Đề số 1)
Họ và tên: ...
Lớp: .
Trường tiểu học Trực Cát
Chữ kí giám thị
Số phách
.
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
( Thời gian làm bài 40 phút)
Điểm bài kiểm tra
Chữ kí giám khảo
Số phách
Bằng số:
Bằng chữ: ..
.
Nhận xét:.
I.Chính tả: (Nghe – viết): 10 phút (5 điểm)
Chim họa mi hót
 Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. 
 Theo Ngọc Giao
II.Tập làm văn: 30 phút (5điểm)
 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Bằng một bài văn của mình em hãy tả lại một cảnh mà em thấy đẹp đẽ và yêu thích nhất.
ĐÁP ÁN 
I.Chính tả:
Bài viết đúng, trình bày đẹp: 5đ
Bài viết sai mỗi lỗi trừ 0,5đ. Trừ không quá 3 điểm
II.Tập làm văn:
Điểm 5: Bài văn viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng có hình ảnh gợi tả, giàu cảm xúc
Điểm 4: như điểm 5 song có thể mắc một số lỗi chính tả, lỗi diễn đạt ( không quá 5 lỗi)
Điểm 3: như điểm 4, mắc không quá 6, 7 lỗi chính tả, diễn đạt, bài viết ngắn gọn.
Điểm 2: đúng thể loại, đủ bố cục, nội dung sơ sài, mắc, một số lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 1: lạc đề, bài có nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi
KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC: 2014 – 2015
BÀI KIỂM TRA VIẾT ( Đề số 2)
Họ và tên: ...
Lớp: .
Trường tiểu học Trực Cát
Chữ kí giám thị
Số phách
.
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
( Thời gian làm bài 40 phút)
Điểm bài kiểm tra
Chữ kí giám khảo
Số phách
Bằng số:
Bằng chữ: ..
.
Nhận xét:.
I.Chính tả: (Nghe – viết): 10 phút (5 điểm)
Dòng kinh quê hương
 Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến thì có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên
 Theo Nguyễn Thi
II.Tập làm văn: 30 phút (5điểm)
 Hãy tả một người thân yêu nhất trong gia đình em.
ĐÁP ÁN 
I.Chính tả:
Bài viết đúng, trình bày đẹp: 5đ
Bài viết sai mỗi lỗi trừ 0,5đ. Trừ không quá 3 điểm
II.Tập làm văn:
Điểm 5: Bài văn viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng có hình ảnh gợi tả, giàu cảm xúc
Điểm 4: như điểm 5 song có thể mắc một số lỗi chính tả, lỗi diễn đạt ( không quá 5 lỗi)
Điểm 3: như điểm 4, mắc không quá 6, 7 lỗi chính tả, diễn đạt, bài viết ngắn gọn.
Điểm 2: đúng thể loại, đủ bố cục, nội dung sơ sài, mắc, một số lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 1: lạc đề, bài có nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi

File đính kèm:

  • docde_kiem_ta_cuoi_nam_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2014_2.doc