Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu: Biết:

- Nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,.

- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.

- Giải bài toán có 3 bước tính.

- HS làm bài tập 1a; 2 b,c; 3 ( SGK). KK HS hoàn thành hết các bài tập.

II/Hoạt động dạy học:

A/Bài mới:

1/Khởi động:

- Đại diện ba tổ thi lên bảng làm BT 3 trang 57

- Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,.

- GV và cả lớp nhận xét, giới thiệu bài mới: Luyện tập

2/Các hoạt động

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

Bài 1: Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,.

- Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả tính nhẩm.

- Cho HS so sánh kết quả của tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy

tắc nhân nhẩm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VBT .
- Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000...
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 * Ví dụ 1: GV nêu bài toán.
- GV gợi ý để HS nêu hướng giải để có phép tính: 6,4 4,8 = ? (m2)
- Gợi ý HS đổi đơn vị đo để phép tính trở thành phép nhân hai số tự nhiên.
- Cho HS đổi kết quả phép nhân: 3072 dm2 = 30,72m2 để tìm được kết quả phép nhân : 6,4 4,8 = 30,72 (m2)
- HS đối chiếu kết quả hai phép nhân từ đó rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
*Ví dụ 2: GV nêu VD 2 và y/c HS thực hiện phép nhân: 4,75 1,3 =
* HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
* GV nhấn mạnh 3 thao tác: nhân, đếm và tách.
- HS phát biểu thành quy tắc nhân số thập phân với số thập phân.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: 
- HS thực hiện phép nhân ở vở, 2 em làm ở bảng để chữa bài. KK HS làm cả 
phần b.
- HS đọc kết quả và trình bày cách thực hiện. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tự tính các phép tính nêu trong bảng; từ đó rút ra tính chất giao hoán của phép nhân; vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: 
- HS thảo luận nhóm 4 đọc đề và giải.
- Gọi HS đại diện nhóm chữa trên bảng lớp.
 ĐS : 48,04m và 131, 208m2
Hoạt động 4: Củng cố
- Cho HS nhắc lại quy tắc. Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhận xét giờ học,
C/Hướng dẫn học ở nhà:
-Dặn HS về hoàn thành bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau Luyện tập.
__________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I/Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của bài 1.
- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu bài 3.
 Không làm bài tập 2.
*GD bảo vệ môi trường: HS có lòng yêu quý đối với môi trường, có ý thức, hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II/Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
III-Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
 - HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ. Làm bài tập 3 tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài tập 1:
- HS thảo luận theo nhóm đôi:
- HS phân biệt nghĩa của các cụm từ đã cho:
Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp..
Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài tập 2: 
- HS thảo luận nhóm 4: Ghép tiếng bảo với mỗi tiếng đã cho để tạo thành từ phức; tìm hiểu nghĩa của các từ đó.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 Bảo đảm: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
 Bảo hiểm: giữ gìn để phòng tai nạn; trả khoản tiền thỏa thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
 Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
 Bảo tàng: cất giữ tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
 Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn, không để mất mát.
 Bảo tồn: giữ lại, không để cho mất đi.
- HS đặt một số câu với từ có tiếng bảo.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài tập 3: 
- HS tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
- GV phân tích ý kiến đúng: Giữ gìn thay thế từ bảo vệ.
Hoạt động 4: Củng cố 
- HS thi viết các từ về chủ đề đã học giữa ba tổ
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- HS ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài, chuẩn bị bài sau
_____________________________
CHÍNH TẢ
Nghe viết: Mùa thảo quả
I/Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- HS làm được bài tập 2 hoặc 3.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-HS nêu các từ ngữ theo y/c bài tập 3, tiết chính tả tuần 11.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Hướng dẫn HS nghe-viết:
Hoạt dộng 1: Làm việc cặp đôi
- HS đọc đoạn văn cần viết trong bài Mùa thảo quả.
- HS nêu nội dung đoạn văn: tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ, làm cho rừng ngập hương thơm.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm và nêu những từ dễ viết sai chính tả.
- HS đọc và luyện viết các từ đó: nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, đỏ chon chót,
Hoạt dộng 2: Làm việc cả lớp
- GV đọc lần 2 cho HS khảo bài chính tả.
- GV đọc lần 1 cho HS viết bài chính tả.
- Chấm một số bài . Nhận xét.
Hoạt dộng 3: Làm việc nhóm
- GV hướng dẫn HS làm 3 ở VBT.
Bài 3a: HS tìm từ theo nhóm 4, viết kết quả vào bảng nhóm.
- Treo bảng phụ, nhận xét, chữa bài.
Hoạt dộng 2: Làm việc cả lớp
Bài 3b: HS thảo luận theo cặp, làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu từ tìm được:
+ an - at: man mát, ngan ngát, san sát, chan chát,
+ ang- ac: khang khác, nhang nhác, bàng bạc, càng cạc, 
+ ôn- ôt: sồn sột, dôn dốt, tôn tốt, mồn một,
+ ông- ôc: xồng xộc, công cốc, tông tốc, cồng cộc,
+ un- ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút, vùn vụt,
+ ung- uc: sùng sục, khùng khục, cung cúc, nhung nhúc, trùng trục,
Hoạt động 3: Củng cố
- HS thi viết đẹp một số chữ đầu câu
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
-Về luyện viết bài chính tả tuần sau
-HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết để không viết sai chính tả.
Thứ năm, ngày 29 tháng 11 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Cấu tạo của bài văn tả người
I/Mục tiêu:
-Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.(Ghi nhớ).
-Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài mới:
1/Khởi động:
- Đại diện ba tổ thi kể về đặc điểm của một người thân trong gia đình em
- Giới thiệu bài học
2/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS quan sát tranh minh họa Hạng A Cháng
- Một HS đọc lại bài văn.
- HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.
- HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- HS rút ra ghi nhớ và GV chốt lại kiến thức như SGK
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình.
- HS nêu đối tượng các em chọn tả.
- HS lập dàn ý vào vở nháp, sửa chữa bổ sung, sau đó viết vào vở.
- Vài HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét: Bài văn tả người cần có đủ 3 phần.Phần thân bài nêu những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của người được tả.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn tả người.
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001,...
- KK HS làm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ.
-HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Gọi HS lên bảng làm lại bài 3.
B/ Bài mới.
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
Bài 1:
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một STP với 10; 100; 1000,...
- HS nêu kết quả của phép nhân và tự rút ra nhận xét như SGK.
- HS nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
- GV nhấn mạnh thao tác: Chuyển dấu phẩy sang bên trái.
- HS so sánh kết quả của tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
Bài 2: Củng cố kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng STP.
- HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo diện tích , rồi dịch chuyển 
dấu phẩy.
- HS làm bài rồi chữa.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 3: Ôn về tỉ lệ bản đồ.
- HS nhắc lại ý nghĩa của biểu thị tỉ lệ trên bản đồ ( 1cm trên bản đồ thì ứng với 1000 000cm = 10km trên thực tế )
- Từ đó ta có 19,8 cm trên bản đồ ứng với : 19,8 x 10 = 198 (km) trên thực tế
- HS tự làm. GV chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố
 - Cho HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001,
 - Nhận xét giờ học 
C/Hướng dẫn học ở nhà:
-Chuẩn bị bài sau Luyện tập
__________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về quan hệ từ
I/Mục tiêu:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu ( BT 1, 2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của bài tập 3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho ở bài 4.( HS có năng khiếu đặt được 3 câu)
*GD bảo vệ môi trường:HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua BT3, từ đó có ý thức bảo vệ cái đẹp, bảo vệ môi trường.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài mới:
1/Khởi động:
- 3 tổ cử 3 HS lên bảng đặt câu với một quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ
- Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài quan hệ từ. 
- GV nhận xét, giới thiệu bài đọc
2/Các hoạt động
Hoạt động 1 : Làm việc cặp đôi
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài tập 1
- HS làm bài vào vở, 1 em làm ở bảng phụ.
- GV hướng dẫn cách trình bày: Gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với những quan hệ từ đó.
- Chữa bài.
Bài tập 2:
- HS đọc nội dung bài tập 2, thảo luận nhóm 2.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng.
+Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
+Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
+Nếu...thì : biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết-kết quả.
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm
Bài tập 3:
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- HS điền quan hệ từ thích hợp vào ô trống.
- Lần lượt các từ cần điền là: và; và, ở, của; thì, thì ; và, nhưng;
Bài tập 4:
- HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng) theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên bảng, đọc to, rõ ràng từng câu văn.
- GV nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại khái niệm quan hệ từ
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà xem lại BT 3, 4.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu:
- HS kể lại được câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét 
lời kể của bạn.
*GD bảo vệ môi trường: HS hiểu cần bảo vệ môi trường sống xung quanh, có những hành động đúng để bảo vệ môi trường 
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai; nêu ý nghĩa câu chuyện.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học, nêu mục tiêu
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS nắm y/c của đề bài.
- Một HS đọc y/c của đề bài.GV gạch dưới cụm từ: Bảo vệ môi trường.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- Một HS đọc đoạn văn trong BT1 (tiết LTVC trang 115 để nắm các yếu tố tạo thành môi trường).
- HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; nội dung của mỗi câu chuyện, cách kể chuyện, khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
Hoạt động 3:Củng cố
- Muốn kể chuyện hay cần rèn kĩ năng gì?
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- HS đọc trước nội dung tiết kể chuyện tuần sau.
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I/Mục tiêu:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
-Vận dụng để chọn lọc những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng khi quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra HS về việc hoàn thành bài văn tả một người trong gia đình.
- HS nhắc lại ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả người.
B/Bài mới:
1/ Khởi động
-GV gọi 2 HS ở hai tổ lên bảng, y/c cả lớp tìm ra đặc điểm khác nhau của hai bạn về ngoại hình và tính cách
- GV giới thiệu bài học
2/Hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài tập 1:
- HS đọc bài Bà tôi, thảo luận nhóm 2, ghi lại những đặc điểm của người bà trong đoạn văn( mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt...)
- HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài tập 2:
-HS thảo luận nhóm 4, tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
-HS phát biểu ý kiến, GV ghi vắn tắt lên bảng.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả: Làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn .
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một người em thường gặp ( cô giáo, chú công an, người hàng xóm).
__________________________
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: HS biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
 BT cần làm: 1; 2. KK HS làm thêm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- HS lấy VD và thực hiện phép nhân.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- Giới thiệu mục tiêu ghi tên bài
2/ Luyện tập.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: 
a, GV kẻ bảng, ghi nội dung bài 1a lên bảng.
- Cho HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
- HS so sánh giá trị của hai biểu thức khi thay cùng một giá trị số.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân. Nêu được: (a x b ) x c = a x ( bx c).
b, Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm ở bảng để chữa bài.
- Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích phần sử dụng tính chất kết hợp trong từng bài cụ thể.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài vào vở, 2 em làm ở bảng phụ để chữa bài.
- Cho HS nhận xét phần a và b để thấy các phép tính có giá trị số giống nhau nhưng thứ tự thực hiện phép tính khác nhau nên kết quả khác.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3:
- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập, đại diện một nhóm chữa bài
Đáp số: 12,5 x 2,5 = 31,25 km
- Gọi HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau
__________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
Ưu điểm: 
*Nề nếp:
- Hưởng ứng tốt tần lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
-HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; 
-Thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; 
-Thực hiện tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy;
 - Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. 
- Ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản có nhiều sáng tạo
*Học tập: 
- Chữ viết có nhiều tiến bộ;
- Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn.
- Tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã giúp đỡ bạn
Phương Anh, Thuỷ nguyên, Bảo Linh có nhiều tiến bộ trong học tập. Đã có kế
hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh, kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
*Tồn tại: 
- Hôm thứ tư tổ 1 chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhở. 
- Còn có một số bạn chưa biết tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau như Nam, Dương
- Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập chưa đầy đủ do chưa hiêủ bài như Đạt, Lãm
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp.
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS rèn viết chữ đẹp, chú ý em Phong, Đạt, Ly
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
5/ Ban văn nghệ Tổ chức sinh hoạt chủ đề Ngày TLQ ĐNDVN 22/12
TUẦN 13
Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2018
KHOA HỌC
Sắt, gang, thép
I/Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép .
II/Đồ dùng dạy học:
- Hình minh họa trang 48,49 SGK.
- Dây thép, gang.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của tre, mây,song?
B/Bài mới:
1/Khởi động
- Hãy kể những vật làm bằng sắt thép gang có trong lớp học?
- GV giới thiệu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
- HS thảo luận nhóm 4:
+ Quan sát các vật liệu: dây thép, cái kéo, gang.
+ Đọc thông tin trang 48 SGK, so sánh nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.
+ HS hoàn thành VBT:
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch
và trong quặng sắt
Hợp kim của sắt và các bon
Hợp kim của sắt, các bon (ít các bon hơn sắt) và thêm một số chất khác
Tính chất
-Dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập.
- Có màu xám
trắng, có ánh kim
Cứng,giòn,không thể uốn hay kéo thành sợi.
-Cứng, bền, dẻo.
-Có loại bị gỉ trong không khí ẩm, có loại không
- GV hỏi:
 + Gang, thép được làm ra từ đâu?
 + Gang, thép có điểm nào chung?
 + Gang, thép khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 2
- HS hoạt động theo nhóm 2: Quan sát từng hình minh họa trong SGK trang 48, 49, trả lời câu hỏi.
 +Tên sản phẩm là gì?
 + Chúng được làm từ vật liệu nào?
 + Sắt, gang, thép còn được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc, đồ dùng nào nữa?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt, gang, thép?
- Hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó của gia đình mình?
- Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép?
- Gang, thép được sử dụng làm gì?
C/Hướng dẫn học ở nhà:
-Cần bảo quản đồ dùng bằng sắt, gang, thép đúng cách
- GV nhận xét tiết học; chuẩn bị bài 24
__________________________________
 ĐẠO ĐỨC
Kính già yêu trẻ (Tiết 1)
I/Mục tiêu: 
- Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
* GDKNS: Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người già, trẻ em trong mọi lúc.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nêu những việc mình đã làm để giúp đỡ một bạn trong lớp.
- Các tổ nạp danh sách các bạn trong lớp cùng ngày sinh.
B/Bài mới:
1/Khởi động:
- Thi đua giữa ba tổ đọc những câu thơ về trẻ em và người già
-GV giới thiệu bài đọc
 Giới thiệu bài.
2/ Các hoạt động.
 Hoạt động 1:HS thảo luận cặp đôi xử lí tình huống sau:
 Trên đường đi học về, Hải và Tân bàn với nhau đến nhà Tân để xem họat hình trên ti vi. Liền lúc đó, hai bạn gặp một cụ già lạ và em bé với dáng vẻ mệt mỏi hỏi thăm đường đến nhà một gia đình cùng thôn với hai bạn...
Nếu là Hải và Tân các em sẽ làm gì khi đó?
- HS thể hiện trò chơi sắm vai, đưa ra các cách giải quyết.
- Thảo luận lớp: Theo em, trong những cách giải quyết mà các nhóm vừa trình bày, cách nào là hay nhất? Vì sao?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1, 2 trong VBT.
- HS các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV nêu:
+Vì sao chúng ta cần phải kính già, yêu trẻ?
+Mọi người cần thể hiện lòng kính trọng, yêu trẻ như thế nào?
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
+Bạn đã từng giúp đỡ người già và trẻ em chưa? Đó là ai?
+Bạn giúp đỡ trong trường hợp nào?
+Tại sao bạn làm việc đó?
+Việc làm đó của bạn mang lại kết quả gì?.
 Về sự quan tâm của xã hội đối với người già và trẻ em:
+ Bạn có biết xã hội luôn quan tâm đến người già và trẻ em như thế nào?
C/Hướng d

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_13_nam_hoc_2018_2019.doc