Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kỳ 2

Câu 9. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi ?

 A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng

 B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng

 C. Xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ

 D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định

Câu 10. Rượu ở trạng thái nào trong các trạng thái sau đây sau khi nhiệt độ của nó là 120 C ?

 A. Chỉ ở trạng thái lỏng C. Chỉ ở trạng thái rắn

 B. Chỉ ở trạng thái hơi D. Ở cả trạng thái lỏng và trạng thái hơi

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THANH TÂN	 ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP VẬT LÝ 6 HỌC KỲ 2
Năm học: 2014 – 2015
Phần 1: Trắc nghiệm:
Nhận biết: (24 câu).
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ?
 A. Khối lượng của vật tăng 	C. Khối lượng riêng của vật tăng
 B. Khối lượng của vật giảm 	D. Khối lượng riêng của vật giảm
Câu 2. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách dưới đây?
 A. Hơ nóng nút C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ
	B. Hơ nóng cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ 
Câu 3. Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng ?
	A. Vì khối lượng của vật tăng 
	B. Vì thể tích của vật tăng
	C. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật thay đổi
	D. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một vật rắn?
 A. Trọng lượng của vật giảm 	C. Trọng lượng riêng của vật tăng
 B. Trọng lượng của vật tăng 	D. Cả 3 hiện tượng đều không xảy ra
Câu 5. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải người ta phải để một khe hở ở chổ tiếp giáp giữa hai thanh ray?
	A. Vì không thể hàn hai thanh ray được
	B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn
	C. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra
	D. Vì chiều dài thanh ray không đổi
Câu 6. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
 A. Khối lượng của chất lỏng tăng C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
 B. Trọng lượng của chất lỏng tăng D. Thể tích của chất lỏng tăng
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?
	A. Thể tích của chất lỏng tăng
	B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
	C. Trọng lượng riêng của chất lỏng giảm
	D. Thể tích của chất lỏng giảm, đồng thời khối lượng của chất lỏng tăng
Câu 8. Tìm câu sai trong các câu sau :
A. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt khác nhau
B. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt giống nhau
C. Khi nung nóng một chất khí thì khối lượng riêng của chất khí đó giảm
D. Khi nung nóng một chất khí thì trọng lượng riêng của chất khí đó giảm
Câu 9. Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào là đúng ?
 A. Rắn, khí, lỏng C. Rắn, lỏng, khí
 B. Lỏng, rắn, khí D. Lỏng, khí, rắn
Câu 10. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng ?
 A. Rắn, lỏng, khí	C. Lỏng, khí, rắn
 B. Khí, lỏng, rắn 	D. Khí, rắn, lỏng
Câu 11. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng ?
 A. Đồng, thủy ngân, không khí C. Không khí, thủy ngân, đồng
 B. Thuỷ ngân, đồng, không khí D. Không khí, đồng, thủy ngân 
Câu 12. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng đồng?
	A. Trọng lượng của quả cầu tăng C. Trọng lượng riêng của quả cầu giảm
 B. Trọng lượng của quả cầu giảm D. Trọng lượng riêng của quả cầu tăng
Câu 13. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi dùng tay áp chặt vào một bình thủy tinh chứa không khí có nút rất chặt ?
	A. Thể tích của không khí trong bình tăng
	B. Khối luợng riêng của không khí trong bình tăng
	C. Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm
	D. Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra
Câu 14. Một quả bóng bàn đang bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì :
	A. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên
	B. Vỏ quả bóng bàn nóng lên, nở ra
	C. Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra
	D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong quả bóng
Câu 15. Một băng kép gồm một thanh đồng và một thanh thép ghép lại, khi bị nung nóng thì cong lại về phía thanh thép vì :
 	A. Vì băng kép dãn nỡ vì nhiệt 	
 	B. Vì đồng và thép dãn nở vì nhiệt khác nhau 	
	C. Vì đồng dãn nở vì nhiệt ít hơn thép
	D. Vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép
Câu 16. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi ?
 A. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế y tế
 B. Nhiệt kế thuỷ ngân D. Cả 3 loại nhiệt kế trên
Câu 17. Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ nào sau đây ?
 A. Nhiệt độ của nước đang sôi C. Nhiệt độ của nước uống
 B. Nhiệt độ của đá đang tan D. Nhiệt độ của không khí trong phòng
Câu 18. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy ?
 A. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế thủy ngân
 B. Nhiệt kế y tế D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được
Câu 19. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi vì :
 	A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100° C 
B. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100° C
 	C. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100° C 
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0° C
Câu 20. Chọn câu đúng trong các câu sau đây :
	A. Người ta dùng nhiệt kế để đo độ lớn của lực
	B. Dùng nhiệt kế y tế để xác định độ sôi của rượu và của nước
	C. Dùng nhiệt kế rượu để xác định nhiệt độ sôi của nước
	D. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ trong phòng
Câu 21. Chổ thắt trong nhiệt kế y tế có tác dụng :
	A. Ngăn cản không cho thuỷ ngân ở bầu lên ống quá nhiều
	B. Giữ cho mực thủy ngân đứng yên trong ống quản khi vừa lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân
	C. Tạo dáng đẹp hài hoà cho nhiệt kế
	D. Nhốt thủy ngân trong bầu và không cho nó vượt qua chổ thắt
Câu 22. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy.
 A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước C. Đốt một ngọn đèn dầu
 B. Đốt một ngọn nến D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 23: Nhiệt độ nĩng chảy của băng phiến là 800C. Vậy nhiệt độ đơng đặc của băng phiến là:
	A. 600C	B. 800C	C. 860C	D. 790C
Câu 24:Trong nhiệt giai Celsius nhiệt độ của nước đá đang tan là...............................................
2. Thông hiểu: (24 câu).
Câu 1. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ?	
	A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
	B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
	C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
	D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
Câu 2. Chọn câu sai trong những câu sau khi nói về sự bay hơi của nước :
	A. Diện tích mặt thoáng càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh
	B. Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng cao
	C. Nước càng ít thì sự bay hơi càng nhanh
	D. Gió càng yếu thì sự bay hơi càng chậm
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây không phải là ngưng tụ ?
 	A. Sương đọng trên lá cây C. Hơi nước
 	B. Sương mù D. Mây
Câu 4. Tốc độ bay hơi của chất lỏng tăng theo :
 	A. Vận tốc của gió 	C. Nhiệt độ môi trường
	B. Diện tích mặt thoáng 	D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải của sự sôi ?
	A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
	B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng
	C. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào
	D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng?
	A. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
	B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
	C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
	D. Với cùng một chất nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc luôn bằng nhau
Câu 7. Chọn câu đúng trong các câu sau đây :
	A. Sự nở vì nhiệt của một chất đôi khi sinh ra một lực rất lớn
	B. Sự bay hơi của một chất diễn ra ở bất kỳ nhiệt độ nào
	C. Mỗi chất khác nhau, đều có nhiệt độ sôi khác nhau
	D. Tất cả đều đúng
Câu 8. Đối với cùng một chất hiện tượng nào sau đây sai ?
	A. Nhiệt độ sôi của nó bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ nóng chảy
	B. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bao giờ cũng khác nhau
	C. Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau
	D. Cả a, b, c đều sai.
Câu 9. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi ?
	A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng
	B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
	C. Xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ
	D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định
Câu 10. Rượu ở trạng thái nào trong các trạng thái sau đây sau khi nhiệt độ của nó là 120° C ?
 	A. Chỉ ở trạng thái lỏng C. Chỉ ở trạng thái rắn
 	B. Chỉ ở trạng thái hơi D. Ở cả trạng thái lỏng và trạng thái hơi
Câu 11. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong một cái cốc càng lớn khi nào ?
 	A. Nước trong cốc càng nhiều 	C. Nước trong cốc càng ít
 	B. Nước trong cốc càng nóng 	D. Nước trong cốc càng lạnh
Câu 12. Không khí, hơi nước, khí oxy đều là những ví dụ về :
	A. Thể rắn 	C. Thể khí
	B. Thể lỏng 	D. Cả 3 thể rắn, lỏng, khí
 Câu 13. Nước đá, nước, hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây ?
 	A. Cùng ở một thể 	C. Cùng một khối lượng riêng
 	B. Cùng một loại chất 	D. Không có đặc điểm nào chung
Câu 14. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc ?
 	A. Tuyết rơi 	C. Làm đá trong tủ lạnh
 	B. Đúc tượng đồng 	D. Rèn thép trong lò rèn
Câu 15. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì :
 	A. Sơn trên bảng hút nước C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí
 	B. Nước trên bảng chảy xuống đất D. Gỗ làm bảng hút nước
Câu 16. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tu ï:
 	A. Sự tạo thành mưa 	C. Sự tạo thành hơi nước
 	B. Sự tạo thành mây 	D. Sự tạo thành sương mù
Câu 17. Khi đun nước, nếu nước sôi mà vẫn tiếp tục đun thì :
	A. Nhiệt độ của nước vẫn tiếp tục tăng mãi
	B. Nhiệt độ của nước chỉ tăng thêm trong một thời gian ngắn rồi ngừng lại
	C. Nhiệt độ của nước không tăng
 	D. Cả 3 câu trên đều không đúng
Câu 18. Chất nào tồn tại cả ở thể lỏng và thể hơi khi trong phòng có nhiệt độ 25°C :
 	A. Chì và oxy 	 C. Nước và chì
 	B. Thủy ngân và oxy D. Nước và thủy ngân
Câu 19. Chất nào chỉ tồn tại ở thể hơi ở nhiệt độ trong phòng ?
 	A. Chì 	C. Nước
	B. Thuỷ ngân 	D. Oxy
Câu 20. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
 	A. Một que kem đang tan 	C. Một cục nước đá đang để ở ngoài nắng
 	B. Một ngọn nến đang cháy 	D. Một ngọn đèn dầu đang cháy
Câu 21. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ ?
	A. Khi hà hơi vào mặt gương thì mặt gương bị mờ.
	B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
	C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
	D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 22: Nhiệt độ nĩng chảy...............................nhiệt độ đơng đặc.
Câu 23: Sự chuyển 1 chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là...............................
Câu 24: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là.........................................
	3. Vận dụng thấp: (12 câu)
Câu 1. Trong các vật sau đây, vật nào được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt ?
 	A. Quả bóng bàn 	C. Băng kép
 	B. Phích đương nước nóng 	D. Bóng đèn điện
Câu 2. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao ?
 	A. Vì răng dễ bị sâu C. Vì răng dễ bị vỡ
 	B. Vì răng dễ bị rụng D. Vì men răng dễ bị rạn nứt
Câu 3. Trong kết cấu bêtông, tại sao người ta chỉ dùng sắt thép mà không dùng các kim loại khác?
	A. Sắt thép và bêtông có độ dãn nỡ vì nhiệt giống nhau 
	B. Sắt thép cứng 
	C. Sắt thép rẻ tiền
	D. Tất cả đều đúng
Câu 4. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
 	A. Làm bếp bị đè nặng C. Nước nóng tăng thể tích sẽ bị tràn ra ngoài
 	B. Nước lâu sôi D. Tốn chất đốt
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng ?
 	A. Khối lượng của chất lỏng không đổi C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
 	B. Thể tích của chất lỏng giảm D. Tất cả đúng
Câu 6. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
	A. Vì lợi nhuận
	B. Vì khi nóng lên nước ngọt tăng thể tích không làm bật nắp
	C. Vì khi ướp lạnh chai giảm thể tích, nước trong chai không làm bật nắp hoặc vỡ chai
	D. Tất cả đúng
Câu 7. Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí, muốn cho giọt nước màu trong ống thủy tinh dịch chuyển, ta có thể:
 	A. Aùp tay vào bình cầu 	C. Đặt bình cầu vào nước lạnh
 	B. Đặt bình cầu vào nước nóng 	D. Tất cả đều được
Câu 8. Trong thực tế sử dụng, ta thấy có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, tại sao không thấy nhiệt kế nước ?
	A. Vì nước co dãn vì nhiệt không đều
	B. Vì dùng nước không thể đo được nhiệt độ âm
	C. Vì trong khoảng nhiệt độ ta thường đo, rượu và thuỷ ngân co dãn đều đặn 
	D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là sự bay hơi ?
 	A. Hồ nước cạn đi vào mùa nắng	C. Mùi thơm toả ra từ một lọ nước hoa
 	B. Mồ hôi thoát ra từ da	D. Các câu trên đều đúng
Câu 10. Palang cĩ tác dụng gì?
Chỉ làm thay đổi hướng của lực kéo.
Chỉ làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
Vừa làm thay đổi hướng của lực kéo vừa làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
Một kết quả khác.
Câu 11. Cầu thang là ví dụ về loại máy cơ đơn giản nào sau đây ?
 	A. Đòn bẩy	C. Mặt phẳng nghiêng
 	B. Ròng rọc cố định	D. Ròng rọc động
Câu 12: Cần vọt là ví dụ về loại máy cơ đơn giản nào sau đây?
	A. Đòn bẩy	C. Mặt phẳng nghiêng
 	B. Ròng rọc cố định	D. Ròng rọc động
Phần 2: Tự luận:
Thông hiểu: (9 câu)
Câu 1: Thế nào là sự nĩng chảy? Nêu ví dụ?
Câu 2: Thế nào là sự đơng đặc? Nêu ví dụ?
Câu 3: Thế nào là sự bay hơi? Nêu ví dụ?
Câu 4: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
Câu 5: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
Câu 6: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
Câu 7. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một cái đai bằng sắt, gọi là cái khâu, dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
Câu 8. Tại sao khi đun nước ta không đổ thật đầy ấm ?
Câu 9. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên. 
Vận dụng thấp: (3 câu)
Câu 1: Tại sao khi nấu nước ta khơng đổ nước thật đầy ấm ?
Câu 2: Tại sao các thầy thuốc lại khuyên ta không nên ăn những thức ăn quá nóng hay qúa lạnh.
Câu 3: Thả 1 thỏi chì và 1 thỏi đồng vào bạc đang nĩng chảy. Vậy thỏi chì và đồng cĩ nĩng chảy khơng? Vì sao?
Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1.Tại sao vào những ngày nắng to, gió lớn thì nhân dân ta lại sản xuất được nhiều muối ?
Câu 2. Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại khơng cĩ nhiệt độ dưới 350C và trên 420C.
Câu 3. Tại sao khi rĩt nước sơi vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ bị vở hơn khi rĩt vào cốc thủy tinh mỏng.
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)
(Mỗi câu hỏi trắc nghiệm : 0.25 điểm)
Nhận biết (8 câu* 0.25 điểm = 2 điểm)
Thông hiểu (8 câu * 0.25 điểm = 2 điểm)
Vận dụng thấp (4 câu * 0.25 điểm = 1 điểm)
Phần 2: Tự luận: (5 điểm)
(Mỗi câu hỏi tự luận : 1 điểm)
1. Thông hiểu (3 câu * 1 điểm = 3 điểm)
2.Vận dụng thấp (1 câu * 1 điểm = 1 điểm)
3. Vận dụng cao (1 câu *1 điểm = 1 điểm)

File đính kèm:

  • docDe_cuong_Vat_ly_6_hk_2_20150725_091333.doc