Đề cương ôn tập thi học kỳ II môn Công nghệ Lớp 6 - Lâm Thúy Hân

Câu 5: Nguyên nhân xảy ra ngộ độc thức ăn là gì? Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm?

* Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:

 - Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.

 - Do thức ăn bị biến chất.

 - Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc.

 - Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, hóa chất bảo vệ thực vật.

* Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

 - Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị bầm dập, sâu úa, ôi ươn,. . .

 - Sử dụng nước sạch.

 - Chế biến làm chín thực phẩm.

 - Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiểm.

 - Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn.

 - Bảo quản thực phẩm chu đáo.

 - Rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bằng nước sạch.

 - Không dùng thực phẩm có chất độc.

 - Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi học kỳ II môn Công nghệ Lớp 6 - Lâm Thúy Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NOÄI DUNG HÖÔÙNG DAÃN OÂN TAÄP THI HKII
Moân: COÂNG NGHEÄ – Lôùp 6
	Câu 1: Vai trò của các chất dinh dưỡng
1. Chất đạm: (prôtêin)
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, là nguyên liệu chính cấu tạo nên tổ chức cảu cơ thể (kích thước, chiều cao, cân nặng)
- Cấu tạo các men tiêu hoá các chất của tuyến nội tiết.
- Tu bổ những hao mòn của cơ thể, thay thế những tế bào bị huỷ hoại.
- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Chất đường bột: (gluxit)
- Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hoá thành các chất dinh dưõng khác.
3. Chất béo: (lipít)
- Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng 1 lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hoá 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể.
4. Sinh tố: (vitamin ) Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương da hoạt động bình thường tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
5. Chất khoáng: Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể.
6. Nước: Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
7. Chất xơ: Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hoá được, giúp ngăn ngừa bệnh táo bón làm cho những chất thải mềm, dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
	Câu 2: Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
- Sự xâm nhập vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
	Câu 3: Trình bày biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?
- Rửa tay sạch trước khi ăn.	- Vệ sinh nhà bếp.	
- Rửa kỹ thực phẩm.	- Nấu chín thực phẩm.	
- Đậy thức ăn cẩn thận.	- Bảo quản thực phẩm chu đáo.
	Câu 4: Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm độc tại nhà?
- Không dùng thực phẩm có chất độc.
- Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học...
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
	Câu 5: Nguyên nhân xảy ra ngộ độc thức ăn là gì? Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
* Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
	- Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
	- Do thức ăn bị biến chất.
	- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc.
	- Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, hóa chất bảo vệ thực vật...
* Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
	- Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị bầm dập, sâu úa, ôi ươn,. . .
	- Sử dụng nước sạch.
	- Chế biến làm chín thực phẩm.
	- Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiểm.
	- Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn.
	- Bảo quản thực phẩm chu đáo.
	- Rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bằng nước sạch.
	- Không dùng thực phẩm có chất độc.
 - Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
	Câu 6: Nêu các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
1/ Thịt, cá:
- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái.
- Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
- Không để ruồi, bọ bâu vào.
- Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
2/ Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.
- Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
- Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
3/ Đậu hạt khô, gạo.
- Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ tránh sâu mọt.
- Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B.
	Câu 7: Để thực phẩm không bị mất các loại sinh tố nhất là những sinh tố dễ tan trong nước cần chú ý điều gì?
	- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
	- Khi nấu tránh khuấy nhiều.
	- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
	- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.
	- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
	Câu 8: So sánh điểm giống và khác nhau giữa xào và rán?
- Giống nhau: đều được làm chín bằng chất béo.
- Khác nhau: Xào sử dụng ít chất béo hơn rán.
	 Xào sử dụng lửa to và thời gian ngắn hơn rán.
	Câu 9: Thế nào là bữa ăn hợp lý? Bữa ăn hợp lý phải có đủ mấy nhóm thức ăn đã học?
- Là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
- Phải có đủ 4 nhóm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin và chất khoáng.
	Câu 10: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.	2. Điều kiện tài chính.
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng.	4. Thay đổi món ăn. 
	Câu 11: Số bữa ăn trong ngày được phân chia như thế nào? Vì sao không nên bỏ bữa sáng?
+ Bữa sáng: Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng, nên ăn vừa phải.
+ Bữa trưa: Sau buổi lao động, cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.
+ Bữa tối: Sau một ngày lao động, cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng ngon lành, với các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng tiêu hao trong ngày.
- Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ vì hệ tiêu hoá làm việc không điều độ.
	Câu 12: Trình bày nhu cầu của cơ thể đối với chất đạm?
a. Thiếu chất đạm trầm trọng Cơ thể chậm phát triển, cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
b. Thừa chất đạm Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch...
	Câu 13: Thực đơn là gì? Cho một số VD về một thực đơn dành cho bữa ăn hằng ngày ?
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan, hay bữa ăn thường ngày
- Bữa cơm chiều nay nhà mình sẽ có các món:
+ Vịt kho gừng	+ Đậu que luộc
+ Canh khổ qua nấu tép	+ Khô cá chiên (cá mắm)	+ Đồ tráng miệng
	Câu 14 : Thực đơn cho bữa ăn hằng ngày và bữa cỗ tiệc có gì khác nhau ?
1/ Đối với thực đơn thường ngày:
- Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.
- Đặc điểm của những người trong gia đình.
- Ngân quỹ gia đình.
2/ Đối với thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi : Gồm nhiều loại món ăn theo cấu trúc của thực đơn. Tùy hoàn cảnh và điều kiện sẵn có mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, tránh lãng phí.
	Câu 15: Thu nhập của gia đình là gì ? Có các loại hình thức thu nhập nào ?
- Là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
- Có 2 loại hình thức : Thu nhập bằng tiền và Thu nhập hiện vật.
	Câu 16 : Nêu các nguồn thu nhập của gia đình em ?
Tiền lương, tiền thưởng.
Lương hưu, lãi tiết kiệm.
Học bổng.
Trợ cấp xã hội, lãi tiết kiệm.
--- Hết ---

File đính kèm:

  • docDe_cuong_Cong_nghe_6_HKII_hay_nhat_2016.doc