Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 – Học kì II

Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59

a. Mở bài:

- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.

- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

b. Thân bài:

- Lập luận giải thích.

 Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng

 

doc14 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 – Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bộ phận trong một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp.
Dấu gạch ngang
Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Phép liệt kê
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Các kiểu kiệt kê:
 + Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
 + Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
 Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? BT SGK/58,64,65
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? BT SGK / 130, 131
III.Tập làm văn
1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?
2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục?
3. Mục đích, tính chất của bài văn nghị luận giải thích? Các bước làm bài văn lập luận giải thích và bố bục?
4. Thế nào là văn bản hành chính? Đặc điểm và ngôn ngữ văn bản hành chính? 
Các bước làm bài văn lập luận giải thích, chứng minh
 4 bước: 
 + Tìm hiểu đề và tìm ý,
 + Lập dàn bài,
 + Viết bài
 + Đọc và sửa bài.
Dàn bài chung cho bài văn lập luận giải thích:
 - Mở bài: Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề
- Thân bài: Vận dụng lí lẽ, dẫn chứng lần lượt giải các luận điểm.
Luận điểm 1: - Giải thích khái niệm/ ý nghĩa của vấn đề
 Luận điểm 2: Giải thích nguyên nhân vấn đề.
Luận điểm 3: Bài học rút ra từ vấn đề đó.
 - Kết bài: Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận.
Dàn bài chung cho bài văn lập luận chứng minh:
 - Mở bài: Dẫn dắt vấn đề và nêu luận điểm cần được chứng minh.
 - Thân bài: 
+ Giai thích vấn đề (nếu cần): Giai thích nghĩa đen – nghĩa bóng; hoặc khái niệm – biểu hiện
+ Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh – liên hệ thực tế bản thân
Một số đề tập làm văn:
* Văn chứng minh:
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ; “Uống nước nhớ nguồn”
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59
Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người * 
Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.
* Văn giải thích:	
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” . Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó.
Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. 
Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Đề 5: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
Đề 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
PHẦN B : ĐÁP ÁN
I. Văn bản.
8. Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay.
- Nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
- “ Sống chết mặc bay” nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc II. Tiếng Việt.
III. Tập làm văn.
Phần Tiếng Việt:
 1. Vẽ BĐTD khái quát các hình thức biến đổi câu; các loại dấu câu;
 2. Thêm trạng ngữ (chỉ thời gian hoặc chỉ nguyên nhân, chỉ nơi chốn, chỉ mục đích) vào các câu sau cho phù hợp với sự việc nêu trong câu ? 
 a. Đường xá trở nên lầy lội.
 b. Thuyền sẽ cập bến.
 c. Muôn ngàn vì sao lấp lánh.
 d. Chúng ta không xả rác bừa bãi.
 3. Chuyển câu sau đây thành câu bị động (theo hai cách).
 a. Con người đã huỷ diệt các loài sinh vật biển quý hiếm.
 b. Các nhà máy thải khí độc làm ô nhiễm môi trường sống.	
 c. Ban giám hiệu nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A.
 d. Chúng em thực hiện nội quy nhà trường rất nghiêm túc.
 4. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn, câu bị động, câu mở rộng và thành phần phụ trạng ngữ trong đoạn văn sau. Nêu công dụng của mỗi loại câu và trạng ngữ?
a. Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. (Mai Văn Tạo) 
b. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh) 
c.Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm. Nằm trên dòng Hương Giang thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
 (Hà Ánh Minh)
d. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
 (Nguyễn Hữu Trí Huân)
e. ...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Khánh Hoài)
f. “(1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất. (4) Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm”
 (Ma Văn Kháng)
g. “Tháng mười hai. Dã quỳ nở rộ. Tôi mê mẩn ngắm những giậu hoa nở vàng rực ven đường. Mê mẩn nghe hương nồng hăng hắc bao trùm cả không gian, ôm ấp những dãy đồi. Cái lạnh se sắt của trời đông xứ lạnh dường như cũng nép mình trước những tràng hoa” 
 (Nhật Lạc Lâm - Đông Quỳ) 
h) Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.
.
 Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giắc ngủ đến với con như uống một li sữa, ăn một cái kẹo...Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.
 5. Xác định cụm chủ-vị mở rộng thành phần câu hoặc cụm từ trong các câu in đậm ở những đoạn văn trên. Cho biết trong mỗi câu, cụm chủ-vị làm thành phần gì ?
 6. Tìm và nêu công dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích sau :
a. [] Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 (Hồ Chí Minh)
b. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
 ( Ca Huế trên sông Hương-Hà Ánh Minh)
c. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
7. Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất hai trong các kiểu câu: Câu đặc biệt, câu rút gọn, câu có trạng ngữ, câu chủ động, câu bị động.
8. : Cho các nhóm câu đặc biệt sau:
+Nhóm a
 1. Bom tạ. 
 2. Mèo!
 3. Chân đèo Mã Phục.
 4. Nhà bà Hòa.
 5. Toàn những gánh đạn.
+ Nhóm b
 1. Ngã.
 2. Cháy nhà!
 3. Còn tiền.
 4. Im lặng quá.
 5. ồn ào một hồi lâu.
=> Yêu cầu: Nhận xét về cấu tạo của mỗi nhóm. Nêu ý nghĩa và tác dụng của mỗi kiểu cấu tạo. 
9. Cho các đoạn văn sau:
a. Của đáng mười, Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào. 
b. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
 (Nam Cao)
c. Tôi nghĩ đến sức mạnh của Thơ. Chức năng và vinh dự của Thơ.
 (Phạm Hổ)
d. ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi.
 (Nam Cao)
e. Huấn đi về trạm máy. Một mình, trong đêm.
 (Nguyễn Thị Ngọc Tú)
g. Tôi đứng dậy. Dưới trời mưa. 
(Nguyễn Huy Tưởng)
=>Yêu cầu: Xác định câu rút gọn. Thử khôi phục các thành phần được lược bỏ cho từng câu.
10. Biến đổi các câu sau thành câu có cụm C-V làm thành phần câu, thành phần cụm từ.
a) Bà nội chia quà cho cháu. -> Mẫu: Bà nội đi chợ // về chia quà cho cháu.
 c v
	C V
b) Tôi đã gặp bạn ấy. 	
c) Cả lớp đã làm xong bài tập. 
d) Quyển họa báo rất đẹp. 
Dàn ý một số đề Tập làm văn.
* Văn chứng minh:
Đề 1 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công  kim”
b. Thân bài: 
- Xét về thực tế câu tục ngũ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
- Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực 
- Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực 
- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ .
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy 
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51
a. Mở bài:
+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
b. Thân bài:
- Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?
- Luận điểm chứng minh..
+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
 . Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
 . Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
 . Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
 . Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
c. Kết bài:
+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59
a. Mở bài: 
- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.
- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
b. Thân bài: 
- Lập luận giải thích.
 Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
- Luận điểm chứng minh.
+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay. 
+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. 
+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”
- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.
c. Kết bài: 
- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”
- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.
1. Giai thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen: Khi gần mực (mực tàu viết bút lông gà mà ngày xưa các nhà nho thường dùng, phải mài vào nghiên, chấm viết) thì dễ bị mực dây vào tay. Khi gần một ngọn một đèn thì sẽ được ánh sáng chiếu rọi.
- Nghĩa ẩn dụ:
+ Mực: Chỉ cho môi trường sống không tốt, có nhiều cái xấu, tiêu cực.
+ Đèn: Chỉ môi trường sống tốt, có nhiều điều tốt đẹp, lương thiện
=> Sự ảnh hưởng của môi trường hoàn cảnh sống đến sự hình thành nhân cách của con người.
2. Chứng minh: 
a. Chứng minh bằng lí lẽ:
- Nhân cách, tính tình của con người được hình thành qua sự giáo dục, dạy bảo của cha mẹ, gia đình, người thân, nhà trường...
- Nếu đứa trẻ đượ hưởng 1 sự dạy dỗ tốt từ những yếu tố kể trên thì sẽ trở thành một người tốt.
- Nếu đứa trẻ lớn lên trong ................. (lập luận ngược lại)
=> Môi trường sống là một trong những yếu tố quyết định để hình thành nhân cách tốt hay xấu của một con người.
b. Chứng minh bằng dẫn chứng:
- Đưa dẫn chứng cụ thể để làm rõ cho cac lí lẽ.
- Câu chuyện: Mẹ hiền dạy con
3.Môi trường, hoàn cảnh sống chỉ là yếu tố quan trọng chứ không phải quyết định hoàn toàn tính cách của con người.
- Người có h/c sống khổ, nghèo vẫn vươn lên....
- Các chiến sĩ cách mạng hoạt động trong lòng địch...
- Bác Hồ du bôn ba khắp the giới vẫn giữ được phẩm chất của người VN, giản dị.....
Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người 
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
a.Mở bài:
- Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh
- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù
- Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”
b.Thân bài:
 Luận điểm giải thích:
“Một cây không làm nên non, nên núi cao”
- Ba cây làm nên non, nên núi cao
- Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.
 Luận điểm chứng minh: 
- Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ.
- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
+ Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung...
+ TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán
+ TK 15: Lê Lợi chống Minh
+ Ngày nay: chiến thắng 1954
+ Đại thắng mùa xuân 1975
- Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm..
c. Kết bài:
- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc
- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.
Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
a. Mở Bài : 
 Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.
b. Thân Bài:
 Chứng minh rừng quý giá:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết
+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho lá làm nón...
+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.
+ Rừng chắn lũ, giũ nước.
+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.
+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí
- Liên hệ trong chiến tranh.
- Hậu quả tác hại của việc phá rừng.
- Trách nhiệm của con người.
+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..
c) Kết Bài :
- Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng
- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.
Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.
a. Mở bài:
- Dẫn vào đề: kho tàng Việt Nam rất phong phú, có những câu hay cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là về tư tưởng.
- Định hướng và phạm vi chứng minh.
Tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện trong câu ca dao đã được thực tế đời sống của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay chứng minh là hùng hồn.
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- Hình ảnh bầu – bí khác giống nhưng chung một giàn. Cần yêu thương là cách nói ẩn dụ tượng trưng nhằm thể hiện một cách kín đáo và sâu sắc tình yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau của các dân tộc Việt nam trong lịch sử dụng nước và giữ nước.
- Luận chứng chúng minh theo 3 luận điểm.
+ Thương yêu giúp đõ nhau trong đời sống nghèo túng vấn vả “Chị ngã em nâng” , “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,...
+ Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nhường cơm sẻ áo,
+ Đoàn kết thương yêu nhau trong hai cuộc kháng chiến.
c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công.
- Rút ra bài học cho bản thân: khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ, thực sự đoàn kết òa nhập và yêu thương các bạn trong lớp, làng xóm.
* Văn giải thích:
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
a) Më bµi: 
- Giíi thiÖu c©u tôc ng÷ víi ý nghÜa s©u xa lµ ®óc kÕt kinh nghiÖm vµ thÓ hiÖn kh¸t väng ®i nhiÒu n¬i ®Ó më réng hiÓu biÕt. 
b) Th©n bµi: 
Häc sinh gi¶i thÝch râ rµng vµ lËp luËn lµm næi râ vÊn ®Ò:
- NghÜa ®en 
+ C©u tôc ng÷: “§i mét ngµy ®µng” lµ ý nãi ®i nhiÒu ®i xa vµ ®i th× häc ®­îc nhiÒu kinh nghiÖm, kiÕn thøc “mét sµng kh«n”.
- NghÜa bãng : nghÜa cña c¶ c©u tôc ng÷ muèn khuyªn r¨n, nh¾c nhë vµ khuyÕn khÝch chóng ta kinh nghiÖm cña «ng cha cÇn “§i mét ngµy ®µng häc mét sµng kh«n”
(lÊy dÉn chøng cô thÓ chøng minh.)
- Më réng bµn luËn:
Nªu ®­îc mÆt tr¸i cña vÊn ®Ò : ®i nhiÒu mµ kh«ng häc hái, kh«ng cã môc ®Ých cña viÖc häc.
c) KÕt bµi: 
- C©u tôc ng÷ ngµy x­a vÉn cßn ý

File đính kèm:

  • docBai_32_De_cuong_van_7_hk_II_20150725_030724.doc