Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24

3-b.Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.

+ Các thể loại tự sự như truyện, kí, chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.

+ Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tùy bút, chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu. Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau, như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật

+ Khác với các thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức nghị lập luận, bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc, nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thông các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.

3-c.Tìm hiểu những câu tục ngữ trong bài 18, 19, những câu tục ngữ này có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?

- Ba yếu tố quan trọng của văn bản nghị luận là luận điểm, luận cứ, lập luận. Tục ngữ có thể coi là một thể loại văn nghị luận đặc biệt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG KIẾN THỨC TUẦN 24
NGỮ VĂN 7
....................................
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
1. Hệ thống các văn bản nghị luận đã học.
STT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm chính
Phương pháp lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Chứng minh
2
Sự giàu đẹp của tiếng Việt (đọc thêm)
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh (kết hợp) giải thích.
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm, cái nhà, lối sống, cách nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.
Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận.
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống; nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.
Giải thích kết hợp với bình luận.
2.Tóm tắt những đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của các văn bản nghị luận.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt: bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
Đức tính giản dị của Bác Hồ: dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc.
Ý nghĩa văn chương: trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc; văn giàu hình ảnh.
3. a. Bảng hệ thống, so sánh đối chiếu các yếu tố giữa văn tự sự, văn nghị luận và văn trữ tình: Chọn yếu tố có trong mỗi thể loại ( theo bảng ở SGK, Tr.76 )
Thể loại
Yếu tố
Truyện
+ Cốt truyện
+ Nhân vật
+ Nhân vật kể chuyện
Kí
+Nhân vật
+ Nhân vật kể chuyện
Thơ tự sự
+ Vần, nhịp
+ Nhân vật
+ Nhân vật kể chuyện
Thơ trữ tình
+ Vần, nhịp
+ Nhân vật (nhân vật trữ tình, thường là tác giả)
Tùy bút
+ Nhân vật
+ Nhân vật kể chuyện
Nghị luận
+ Luận điểm
+ Luận cứ.
3-b.Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.
+ Các thể loại tự sự như truyện, kí, chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
+ Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tùy bút, chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu. Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau, như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật
+ Khác với các thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức nghị lập luận, bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc, nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thông các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.
3-c.Tìm hiểu những câu tục ngữ trong bài 18, 19, những câu tục ngữ này có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?
Ba yếu tố quan trọng của văn bản nghị luận là luận điểm, luận cứ, lập luận. Tục ngữ có thể coi là một thể loại văn nghị luận đặc biệt.
Tiếng Việt: 
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (2t)
 I. Câu chủ động và câu bị động.
 1. Ví dụ. Sgk/57
a. Mọi người yêu mến em.
 Mọi người / yêu mến em.
	 CN VN
Chủ ngữ chỉ người ( Mọi người) thực hiện hoạt động “yêu mên”, hướng đến đối tượng là “ em “.
 ( thực hiện hoạt động)
 CN (người/vật) Người/ vật khác
 Chủ thể (hoạt động) Câu a là câu chủ động. 
=> Chủ ngữ biểu thị chủ thể của hoạt động.
 b. Em được mọi người yêu mến.
 Em / được mọi người yêu mến.
 CN	VN
Chủ ngữ chỉ người ( Em ) được hoạt động “ yêu mến” của người khác ( mọi người ) hướng đến.
 Em mọi người
 (được hoặc bị 
 hoạt động khác hướng vào) 
 CN(người/vật người/vật khác
 Đối tượng
 của hoạt động 	 câu b là câu bị động . 
=> Chủ ngữ biểu thị đối tượng của hoạt động.
 Lưu ý: Khi nhận diện cấu tạo câu bị động trong tiếng Việt thường có các từ bị, được . Tuy nhiên, có một sô câu bình thường vẫn chứa các từ bị, được( vì không đủ điều kiện “chủ thể” và “đối tượng” nên chúng chỉ là câu bình thường.
Ví dụ : Cơm bị thiu.
 Nó được đi bơi.
 Ghi nhớ Sgk/ 57( học thuộc)
II. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Ví dụ: Sgk/ 57.
- Chọn câu b “Em được mọi người yêu mến”.
=>Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn.
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất.
 Ghi nhớ Sgk/58.
III. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 Ví dụ 1: Sgk/64.
 a. Cánh màm điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
 b. Cánh màm điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
 1. Nhận xét sự giống nhau, khác nhau.
 - Giống về ND: cùng miêu tả 1 sự việc- cánh màn điều.
 - Khác về hình thức: câu a có từ "được", câu b không có từ "được".
 => a,b đều là câu bị động
 2. Các quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Có hai cách : 
 + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
 + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu thêm hoặc không thêm bị / được vào sau từ (cụm từ) ấy ,đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
 3. Lưu ý: 
 Ví dụ 2: Sgk/64
 a. Bạn em được giải nhất trong kì thi hs giỏi.
 b .Tay em bị đau.
 Nhận xét:
 - 2 câu này tuy có dùng từ “ bị” và “được” nhưng không phải là câu bị động ( vì chúng không có câu chủ động tương ứng). 
 - Caû hai caâu khoâng phaûi laø caâu bò ñoäng vì chuùng khoâng coù caâu chuû ñoäng töông öùng .
Không phải câu nào có từ bị /được điều là câu bị động.
 Ghi nhớ Sgk/ 64 ( học thuộc)
IV. LUYỆN TẬP.
 1. Bài tập sgk/T58
 Bài tập 1,2,3/ sgk/T64,65.
 ( học sinh hoàn tất bài tập trong sgk vào vở bài học hoặc bài tập)
...............................................................................
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Thế nào là dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu ?
 Ví dụ: (SgkT68)
Nhận xét:
*CDT:
-“ Những tình cảm ta không có”.
- “ Những tình cảm ta sẵn có”.
*Cấu tạo:
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
những
tình cảm
ta không có
những
tình cảm
ta sẵn có
Thành phần của cụm từ hoặc câu có thế là một cụm C – V.
Kết luận: Ghi nhớ Sgk/68. ( học thuộc) 
Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.
Ví dụ: ( sgkT68)
Nhận xét:
Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.
 (Bùi Đức Aí)
ó có hai cụm C-V, một làm CN và một làm phụ ngữ của CĐT.
,nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
 C V
 (Hồ Chí Minh)
ó có một cụm C-V làm vị ngữ.
Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen
 (Thạch Lam)
ó có hai cụm C-V làm phụ ngữ của CĐT, bổ nghĩa cho động từ “nói”trong phần VN.
 từ ngày CM tháng Tám thành công.
 CN VN
ó Cụm C-V làm phụ ngữ của CDT (), bổ sung ý nghĩa cho DT “ngày”.
3.Kết luận:
Ghi nhớ Sgk/69. ( học thuộc)
III./ LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Sgk T69
Bài tập 2
Em hãy dùng cụm C-V thích hợp điền vào chỗ trống, đề hoàn chỉnh các câu sau:
..là tốt rồi.
Bức tranh của bạn Dương.
Tập thơhay quá.
Sáng nay, tôi thấy
Gợi ý bài tập.
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được,
 C V
Cụm C-V làm phụ ngữ trong CDT, bổ sung ý nghĩa cho danh từ chỉ thời gian:“lúc”.
Trung đoàn trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. ( cụm C-V làm vị ngữ).
Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá 
 c v C v c
cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không mảy may một chút bụi nào. V
Một cụm C-V làm phụ ngữ trong CDT, bổ sung ý nghĩa cho danh từ “khi”, một cụm làm phụ ngữ trong CĐT, bổ sung ý nghĩa cho động từ “thấy”.
Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Một cụm C-V làm chủ ngữ. , một cụm C-V làm phụ ngữ trong CĐT bổ sung ý nghĩa cho động từ “khiến”.
.
Chúc các em học tập tốt.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_tuan_24.doc