Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7

Chọn câu trả lời đúng:

A. Hồi hộp, lo lắng con mình sẽ bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.

B. Bình thường.

C. Bâng khuâng, xao xuyến, không ngủ được cũng không tập trung làm gì được.

D. Rất vui mừng và sung sướng.

 

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÖÕ VAÊN 7 _ 1
1, 
Trong hai câu thơ cuối bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tác giả đã dùng hai động từ đối ngược nhau về hướng: "ngẩng đầu - cúi đầu". Đặt trong văn cảnh cụ thể của bài thơ, ý nghĩa của hai hành động đó là gì?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Ngẩng đầu biểu hiện nỗi lòng nhớ quê, tự hào về quê hương, cúi đầu là nghĩ đến hoàn cảnh riêng của mình mà bùi ngùi xa xót. 
B. Ngẩng đầu là hoạt động hướng ra ngoại cảnh, cúi đầu là hoạt động hướng vào nội tâm, vào những tâm tư trĩu nặng. 
C. Ngẩng đầu thể hiện sự ngưỡng vọng với vẻ đẹp của thiên nhiên, cúi đầu là thể hiện nỗi buồn khi phải xa quê. 
D. Ngẩng đầu để ngắm ánh trăng đẹp trong đêm thu, cúi đầu là trở về với thực tại, với không gian mặt đất. 
2, 
Trong văn bản Mẹ tôi, mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Rất nghiêm khắc với con. 
B. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con. 
C. Không tha thứ cho lỗi lầm của con. 
D. Rất chiều con. 
3, 
Nhận xét nào đúng về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản Những câu hát châm biếm?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại. 
B. Nghệ thuật tả thực trong cả bốn bài. 
C. Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. 
D. Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm. 
4, 
Tác phẩm trữ tình là
Chọn câu trả lời đúng: 
A. những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động. 
B. những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. 
C. thơ và tùy bút. 
D. những áng văn bản viết bằng thơ. 
5, 
Những từ ngữ: "chàng còn, thiếp hãy, cùng trông, cùng chẳng thấy" trong đoạn trích Sau phút chia li là tình cảm như thế nào giữa hai người?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chỉ có người vợ nhớ thương, còn người chồng cứng cỏi, không mảy may thương nhớ. 
B. Cả hai vô cùng thương nhớ, quyến luyến và đau khổ vì phải chia li. 
C. Chỉ có người chồng buồn nhớ, còn người vợ cố gắng động viên chồng ra đi. 
D. Cả hai đều lạnh lùng, dửng dưng trước cuộc chia li. 
6, 
Trong bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, ví dòng thác với dải Ngân Hà, tác giả Lí Bạch muốn thể hiện điều gì?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Bắt chước người khác, phải so sánh trong thơ. 
B. Ngẫu nhiên ví von, không có ý định gì. 
C. Thể hiện sự hoang tưởng của mình khi nhìn thác. 
D. Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của dòng thác. 
7, 
Dòng nào nói đúng khái niệm về từ đồng âm?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 
B. Những từ giống nhau về ý nghĩa. 
C. Những từ có nghĩa trái ngược nhau. 
D. Những từ giống nhau về âm thanh. 
8, 
Từ "vui lòng" là đơn vị ngôn ngữ có đặc điểm gì về mặt cấu tạo?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Từ láy. 
B. Từ ghép đẳng lập. 
C. Từ ghép chính phụ. 
D. Từ đơn. 
9, 
Trong bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Tĩnh dạ tứ. 
B. Nguyên tiêu. 
C. Thiên Trường vãn vọng. 
D. Nam quốc sơn hà. 
10, 
Trong văn bản Cổng trường mở ra, trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào? 
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Cảm thấy háo hức, trông chờ ngày khai trường đầu tiên, được đi học cùng bạn bè. 
B. Cảm thấy bình thường như mọi hôm, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. 
C. Cảm thấy sợ sệt, lo lắng lần đầu tiên phải xa mẹ. 
D. Cảm thấy vô tư vì cho rằng đi khai trường cũng giống đi chơi cùng với mẹ. 
11, 
Từ nào sau đây là từ ghép?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. lung lay. 
B. lụt lội. 
C. lung linh. 
D. lúng liếng. 
12, 
Trong văn bản Cổng trường mở ra, người mẹ có tâm trạng như thế nào khi con mình sắp vào lớp Một? 
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Hồi hộp, lo lắng con mình sẽ bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. 
B. Bình thường. 
C. Bâng khuâng, xao xuyến, không ngủ được cũng không tập trung làm gì được. 
D. Rất vui mừng và sung sướng. 
13, 
Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt. 
B. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm. 
C. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau. 
D. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt. 
14, 
Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. xã tắc. 
B. sơn thủy. 
C. giang sơn. 
D. quốc kì. 
15, 
Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng nhất về nội dung hỏi - đáp của chàng trai - cô gái trong bài ca dao: "Ở đâu năm cửa nàng ơi...Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây"?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chàng trai và cô gái hỏi đáp không chỉ để thử tài hiểu biết về các địa danh mà còn chia sẻ tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương, đất nước và bày tỏ tình cảm đôi lứa với nhau. 
B. Chàng trai và cô gái thi tài hiều biết về kiến thức địa lí với nhau. 
C. Chàng trai và cô gái hỏi đáp về những địa danh nổi tiếng gắn liền với các sự kiện lịch sử của đất nước. 
D. Các địa danh được đề cập đến trong bài vừa có đặc điểm địa lí độc đáo, vừa là di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt. 
16, 
Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà cùa Nguyễn Khuyến, tác giả dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi là nhằm mục đích gì?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Thể hiện nỗi cô đơn, bất lực của nhà văn trước cuộc đời đen bạc. 
B. Trách cứ triều đình nhà Nguyễn không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. 
C. Khẳng định tình cảm thắm thiết, trong sáng không vụ lợi. 
D. Tỏ bày hoàn cảnh nghèo khó, vất vả của mình. 
17, 
Nhận xét nào đúng về nội dung của Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Thường thể hiện những tình cảm của con người đối với gia đình. 
B. Thường thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. 
C. Thường thể hiện tình cảm giữa con người với con người. 
D. Thường nhắc đến tên núi, tên sông, địa danh, cảnh trí, lịch sử, văn hóa đồng thời gửi gắm những tình yêu và lòng tự hào của con người đối quê hương đất nước. 
18, 
Trong nghĩa thứ nhất của bài thơ Bánh trôi nước, chiếc bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chiếc bánh được làm từ bột gạo, có hình ống với nhiều màu sắc khác nhau. 
B. Chiếc bánh được nhào nặn, bên trong chứa nhân, bánh có màu đỏ và nổi trên mặt nước khi luộc. 
C. Chiếc bánh có hình vuông, màu trắng và bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi. 
D. Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi. 
19, 
Đoạn văn: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân" (Mùa xuân của tôi) có ý nghĩa gì?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Yêu mùa xuân là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người. 
B. Yêu mùa xuân là tình cảm tự nhiên của mọi người nhưng có thể làm cho mọi người không yêu mùa xuân. 
C. Đề cao những chân lí hết sức bình dị như bướm yêu hoa, trai thương gái, mẹ yêu con. 
D. Yêu mùa xuân là tình cảm tự nhiên của mọi người và không thể cấm được. 
20, 
Từ "thương thay" trong bài ca dao: "Thương thay thân phận con tằm...Dầu kêu ra máu có người nào nghe" được dùng nhằm mục đích gì?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Thể hiện sự thương hại. 
B. Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ những vất vả. 
C. Thể hiện sự than trách. 
D. Làm tăng tính chế giễu, châm biếm. 
21, 
Từ nào dưới đây có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn bên dưới (để câu văn đó có nội dung thích hợp)?
"[...] là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Trong một văn bản có tính [...], các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn".
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Liên kết. 
B. Đoạn văn. 
C. Bố cục. 
D. Dấu câu. 
22, 
Đặc sắc về nghệ thuật của bài văn Một thứ quà của lúa non: Cốm là
Chọn câu trả lời đúng: 
A. lập luận chặt chẽ, sắc sảo. 
B. ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. 
C. giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. 
D. sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao. 
23, 
Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm chung gì? 
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Tả rất nhiều chi tiết những hình ảnh thiên nhiên. 
B. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả. 
C. Gợi nhiều hơn tả. 
D. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất. 
24, 
Thầy tướng số đã xem cho cô gái về những điều gì trong bài ca dao châm biếm: " Số cô chẳng giàu thì nghèo..."?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Giàu, nghèo; anh em; tình duyên; cha mẹ. 
B. Giàu, nghèo; bệnh tật; con cái; ông bà. 
C. Giàu, nghèo; cha mẹ; tình duyên; con cái. 
D. Giàu, nghèo; mồ mả; tình duyên; bệnh tật. 
25, 
Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự. 
B. Không có lí lẽ, lập luận. 
C. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp. 
D. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. 
26, 
Trong bài thơ Bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói về thân phận của ai trong xã hội phong kiến?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Bọn quan lại gian ác, tham lam. 
B. Những nhà thơ suốt đời gắn liền với chữ nghĩa. 
C. Người nông dân nghèo bị áp bức, bóc lột. 
D. Người phụ nữ tài sắc nhưng số phận lại lênh đênh, bất hạnh. 
27, 
Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "sơn hà"?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. sơn thuỷ. 
B. đất nước. 
C. sông núi. 
D. giang sơn. 
28, 
Dùng điệp ngữ trong câu khi viết hay khi nói nhằm mục đích gì?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Làm nổi bật điều được nói đến, gây ấn tượng và cảm xúc mạnh. 
B. Để tiết kiệm từ ngữ tối đa, tăng hiệu quả diễn đạt. 
C. Làm cho người nghe chú ý đến điều mình đề cập. 
D. Tạo ra nhạc điệu cho câu văn hay câu thơ. 
29, 
Ý kiến nào dưới đây là đúng?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Mỗi văn bản cần được trình bày theo bố cục gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. 
B. Chỉ cần trình bày cặn kẽ phần Thân bài; Mở bài và Kết bài không cần thiết. 
C. Mở bài là tóm tắt Thân bài, Kết bài là nhắc lại Mở bài, do đó văn bản chỉ cần có Thân bài là đủ. 
D. Văn bản cốt yếu nhất là phần Mở bài, Thân bài; không cần có Kết bài. 
30, 
Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh là 
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 
B. sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. (3) 
C. tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. (2) 
D. cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại. (1) 

File đính kèm:

  • docde kiem tra ngu van.doc