Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 9 (Phần Địa lý Dân cư và kinh tế)

- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao.

- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp.

- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.

+ Nhân tố kinh tế xã hội:

- Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.

- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 18305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 9 (Phần Địa lý Dân cư và kinh tế), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
(Phần Địa lý Dân cư và kinh tế)
1. Hãy trình bày một số đặc điểm về dân tộc?
- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8% 
- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc. 
- Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v. Người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong đời sống và sản xuất
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2. Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng - trung du và duyên hải. 
+Dân tộc ít người: Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có trên 30 dân tộc cư trú đan xen nhau: Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao,…
- Trường Sơn và Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc gồm người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Bana, Mnông,… 
- Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có các dân tộc Hoa, Chăm, Khơ-me cư trú đan xen với người Việt. 
3. Một số đặc điểm của dân số nước ta, hậu quả của việc tăng dân số nhanh?
+ Đặc điểm dân số:
- Dân số nước ta (năm 2002 là 79,7 triệu, năm 2014 khoảng 90 triệu người), 
- Dân số đông và gia tăng nhanh, từ năm 1954 đến 1960 tăng 3%, 
- Tỷ suất sinh tương đối thấp. Hiện nay tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,43%, thành thị 1,12%, nông thôn: 1,52%.
+ Hậu quả tăng dân số nhanh:
- Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói....
- Về xã hội: Khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông. 
- Về môi trường: đất - nước - không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật - thực vật suy giảm. 
4. Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta ? Giải thích vì sao?
+ Đặc điểm: Phân bố dân cư nước ta không đồng đều theo lãnh thổ: 	
- Năm 2003: Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2 , Tây bắc 67 người/km2 
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây bắc, Tây nguyên thấp nhất.
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. 	
- Các đô thị lớn đông dân, tập trung ở miền đồng bằng và ven biển. 
- Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%. 
* Giải thích:
- Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn. 
- Khí hậu khắc nghiệt.
- Phong tục của từng dân tộc, tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.
5. Biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta là gì?
- Phân bổ lại dân cư, lao động. 
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 
- Tăng cường hoạt động công nghiệp - dịch vụ ở thành thị. 
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. 
6. Nước ta có mấy loại hình quần cư? Nêu đặc điểm và các chức năng của loại hình quần cư?
-Nước ta có hai loại hình quần cư.
* Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai, nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trải rộng theo không gian. 
 * Quần cư thành thị: Dân cư sống tập trung, kiến trúc nhà ở thường nhà xây cao tầng hay nhà ống. Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật quan trọng. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau 
7. Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm gì ?
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. 
- Thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về nông thôn. 	
- Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp. 	
- Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 
 - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá. 
 - Đô thi hóa không đồng đều giữa các vùng. 
8. Đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động nước ta?
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
- Mặt mạnh: Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư, công nghiệp. Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Chất lượng lao động đang được nâng cao. 
- Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.Lao động nước ta chủ yếu ở nông thôn (chiếm 75,8%) và nhiều lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (78,8%) (năm 2003)
9. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?
-Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm.
- Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%).
- Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.
- Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp. Nên tình trang thiếu việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt hiện nay.
10. Cho biết chất lượng cuộc sống hiên nay, nhiệm vụ là gì?
- Thành tựu: Chất lượng đang được cải thiện, thu nhập được tăng cao hơn, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, nhà ở được nhà nước quan tâm cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ người biết chức năm 1999 chiếm 90,3%. Mức thu nhập bình quân đầu nười tăng, tuổi thọ bình quân tăng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, bệnh dịch được đẩy lùi
- Hạn chế: Chất lượng cuộc sống đang ở mức thấp, còn chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
- Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
11. Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?
Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. 
12. Em hãy nêu những thành tựu và thách thức trong việc phát triển nền kinh tế nước ta ?
+ Thành tựu:
- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc (trên 7%/năm). Chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, Tỷ lệ người biết chữ tăng cao (90,3%), tuổi thọ tăng
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. 
- Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 
+ Thách thức:
- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.	
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. 	
- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập và thách thức.
13. Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ?
+ Nhân tố tự nhiên:
-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit. 
- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao. 
- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp. 	
- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. 
+ Nhân tố kinh tế xã hội:
- Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.
14 . Tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
- Đặc điểm chung: Sản xuất nông nghiệp phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, tuy nhiên trồng trọt vẫn là ngành chính.
- Trồng trọt: 
+ Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su...
+ Phân bố: 
- Các vùng trọng điểm lúa: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long
- Vùng trồng cây công nghiệp: Cao su: Đồng nam bộ, cà phê: Tây Nguyên, chè Thái Nguyên....
- Chăn nuôi: 
+ Tình hình phát triển: Chăn nuôi trầu, bò, lợn, gia cầm. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nông nghiệp. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. Năm 2002 so với năm 1990: Bò: Năm 2002 có 4 triệu con, đàn lợn tăng 23 triệu con so với năm 1990, đàn gia cầm có 230 triệu con, tăng gấp 2 lần năm 1990.
+ Phân bố: Trâu nuôi nhiều ở trung du và miền núi bác bộ, Bắc trung bộ. Bò nuôi ở Duyên hải nam Trung bộ. Lợn nuôi nhiều: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu long.
15. Thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp, vai trò của từng loại rừng?
- Thực trạng: Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỷ lệ thấp, năm 2000 diện tích rừng 11,6 ha, tỷ lệ che phủ toàn quốc 35%.
*Dựa vào chức năng rừng nước ta chia 3 loại.
- Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và cho dân dụng	
- Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai, lũ, xói mòn.. Bảo vệ môi trường
- Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ các giống loài quý hiếm
16. Sự phát triển, phân bố thủy sản và những khó khăn của ngành thủy sản.
+ Nước ta có điều kiện để phát triển ngành thủy sản:
- Nước ta có 4 ngư trường lớn: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang; ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Ba rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa.
- Dọc bờ biển có nhiều đầm phá, rừng ngập nặm. Đó là những khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có nhiều biển ven các đảo, vũng, vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngoài ra còn nhiều sông suối, hồ, ao…có thể nuôi tôm, cá nước ngọt.
- Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm nước mặn xuất khẩu phát triển nhanh, có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, các thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao khác là đồi mồi, trai ngọc, rong câu…..	
* Phân bố: 
- Khai thác thủy sản dẫn đầu là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau, An Gaing, Bến Tre …
* Khó khăn của ngành thủy sản:
+ Cơ sở kỹ thuật, phương tiện khai thác hạn chế, thiên nhiên bất thường gây thiệt hại cho nghề biển và nuôi trồng thủy sản như bão, lũ, dịch bệnh; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.
+ Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn, phương tiện đánh bắt còn hạn chế, nhiều ngư dân gặp khó khăn.
17. Phân tích các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp?
- Các nhân tố tự nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phát triển công nghiệp đa ngành. Nguồn khoáng sản phong phú: Nhiều kim loại chủ yếu: than, dầu khí, sắt, man gan, kẽm, chì; nguồn thủy năng sông suối để sản xuất năng lượng; tài nguyên đất, nước, khí hậu,…
+ Sự phân bố tài nguyên tạo thế mạnh khác nhau cho các vùng. Hình thành các vùng công nghiệp: Khai than: Quảng Ninh, Sắt: Thái Nguyên …
- Các nhân tố kinh tế-xã hội:
+ Dân cư và lao động: Dân số đông, sức mua tăng, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật 
+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: còn thấp, hiệu quả xử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng còn lớn, Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng.
+ Chính sách phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn liền với nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý, chính sách kinh tế đối ngoại, khyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước.
+ Thị trường: Hàng công nghiệp có thị trường rộng lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt do nhiều mặt hàng ngoại nhập. Xuất khẩu ra nước ngoài đang phát triển song chất lượng, mẫu mà còn hạn chế, bị cạnh tranh gay gắt...
18. Cho biết cơ cấu và sự phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm?
+ Cơ cấu: Nước ta có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực, nhiều ngành phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp. Dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Sự phát triển một số ngành công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng và cơ cấu kinh tế.
+ Một số ngành công nghiệp trọng điểm:
- CN khai thác nhiên liệu: Khai thác than: Quảng Ninh; Quặng sắt: Thái Nguyên; Khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía nam
- CN điện: Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Sơn La vv.
- CN chế biến lượng thực thực phẩm: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, gồm chế biến SP trồng trọt: Xay sát gạo, sản xuất đường, rượu, bia…; chế biến sảm phẩm chăn nuôi: Chế biến thịt, trứng, sữa…; chế biến thủy sản: nước mắm, đông lạnh…
- CN dệt may: Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế có nguồn lao động đông, rẻ; sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước và là mặt hang xuất khẩu chủ lực của nước ta.
 19. Cho biết cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế?
+ Cơ cấu: Dịch vụ nước ta đa dạng bao gồm dịch vụ tiêu dùng: Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng; dịch vụ sản xuất: Tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản; dịch vụ công cộng: Giáo dục, y tế, văn hóa …
+ Vai trò: 
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
- Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài.
- Tao nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế
 20 . Đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nước ta là gì?
- Sự phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều: Những nơi thành phố lớn, đồng bằng, ven biển nơi đông dân cư, nhiều ngành sản xuất thì tập trung nhiều hoạt đông dịch vụ. Ngược lại, miền núi dân cư thưa thớt, kinh tế chủ yếu tự cấp, tự túc thi dịch vụ không phát triển. Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tân dịch vụ lớn đa dạng, đầu mối giao thông vận tải, viễn thông, trung tâm thương mại, tài chính lớn nhất nước
 21. Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?
+ Giao thông vận tải:
- Ý nghĩa: GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, với hoạt động hiệu quả của kinh tế thị trường, là cơ hội liên kết và phát triển của vùng khó khăn
- Nước ta có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp, chất lượng đang được cải thiện.
- Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hành khách và hàng hóa, được nhàh nước đầu tư nhiều nhất, hiệu quả nhất. Nước ta có nhiều tuyến đường quan trọng: QL 1A, QL 2, QL5, Đường HCM, vv.
- Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội Lào Cai… là tuyến đường quan trọng, góp phần chuyên chở hành khách và hàng hóa.
- Đường sông khai thức mức độ thấp, tập trung ở lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng.
- Đường biển: Gồm vận tải biển và vận tải quốc tế. Hiện nay vận tải biển được đẩy mạnh bằng việc trang bị các đội tàu lớn chuyên chở hành khối lượng lớn. Tên các cảng lớn: Hải Phòng, Đã Nẵng, Sài Gòn…
- Đường hàng không: Đang được quan tâm phát triển theo hướng hiện đại hóa bằng việc xây dựng các cảng hàng không, trang bị máy bay có sức chở lớn, nhanh . Phát triền hàng không trong nội địa và quốc tế. Các cảng hàng không lớn: Nội Bài, Đà Nẵng; Tân Sơn Nhất…
- Đường ống: Chuyên chở dàu mỏ và khí, đang ngày càng đcượ đầu tư phát triển mạnh
 22. Phân tích hiện trạng của Bưu chính viễn thông, thương mại và du lịch?
+ Bưu chính:
- Phát triển mạnh mẽ, mạng bưu cục được mở rộng và nâng cấp không ngừng với nhiều dịch vụ mới: Chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, dịch vụ tiết kiệm, ... Mật độ điện thoại tăng trưởng nhanh đứng thứ hai trên thế giới.
- Mạng điện thoại được tư động hóa tới các huyện và 90% số xã trong cả nước.
+ Viễn thông:
- Viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên, các dịch vụ điện thoại di động, thư điện tử, truyền số liệu đang phát triển mạnh.
- Ngành viễn thông được nâng cấp thiết bị hiện đại kết nối cáp quang kết nối internet trong nước, với nhiều nước trên thế giới, tốc độ cao. Tạo cơ hội giao lưu và hội nhập quốc tế .
+ Thương mại:
- Nội thương: Cả nước thành thị trường thống nhất, hang hóa dồi dào, tự do lưu thông, hệ thống chợ hình thành từ thành thị đến nông thôn. Thành phần kinh tế tư nhân giúp đã giúp nội thương phát triển mạnh. Sức mua của người dân tăng cùng với sự phát triển các hoạt động kinh tế giữa các vùng trong nước.
- Ngoại thương: Là hoạt động kinh tế quan trọng, giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao. Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu. Xuất khẩu hàng nông sản, dệt may. Nước ta đang buôn bán với các nước khu vực châu Á-Thái bình dương, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc....
+ Du lịch: Góp phần mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới. Nước ta giàu tiềm năng du lịch. Có hai loại hình du lịch: Du lịch tự nhiên: Phong cảnh, bãi tắm, vườn quốc gia, hang động. Du lịch nhân văn: Công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lề hội, di sản thiên nhiên....
23. Nắm nội dung các bước vẽ biểu đồ

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Phan dan cukinh te Dia li 9.doc