Giáo án Địa lý 9 - Tiết 48, Bài 41: Địa lí tỉnh Ninh Bình (Kinh tế: Nông nghiệp) - Năm học 2015-2016

* Nhóm 2:

Theo thành phần kinh tế; nền kinh tế tỉnh ta có những thành phần kinh tế nào? Có sự thay đổi ra sao?

# Giáo viên: Những thành phần kinh tế gồm:kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. -> Đều có sự thay đổi.

- kinh tế nhà nước giảm : năm 2005 là 30,23%; đến 2010 chỉ còn là 23,11%.

- kinh tế ngoài nhà nước tăng: năm 2005 là 69,75%; đến 2010 là 75,88%.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ: năm 2005 là 0,02%; đến 2010 là 1,01%.

Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước?

 TL: Trong các năm qua tỉnh ta đã tạo được giai đoạn bản lề của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tận dụng khai thác tài nguyên tại chỗ kết hợp với các nhân tố bên ngoài đưa nền kinh tế phát triển nhảy vọt, tạo tiền đề cho giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa trên qui mô lớn.

** Gv cho hs quan sát bảng số liệu cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2005- 2010, theo giá thực tế.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 48, Bài 41: Địa lí tỉnh Ninh Bình (Kinh tế: Nông nghiệp) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 48. 
Ngày soạn: .4.2016.
Ngày dạy: 4.2016.
ĐỊA LÍ TỈNH NINH BÌNH.
( KINH TẾ: NÔNG NGHIỆP)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh cần:
- Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội. Có được các kiến thức về địa lí địa phương 
- Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế. Những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là đóng góp với địa phương trong sản xuất, quản lí xã hội.
- Hiểu rõ thực tế địa phương ( khó khăn, thuận lợi) để có ý thức tham gia, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
2. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
3. Kĩ năng: phân tích lược đồ.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Giáo án, sgk, lược đồ tỉnh.
 Học sinh: Sgk, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH:
A. Ổn định lớp: (1’).
B. Ktbc: (4’). 
C. Bài mới: (37’).
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
**Gv cho hs quan sát biểu đồ về GDP của tỉnh 
Ninh Bình qua các năm theo giá thực tế?
? Dựa vào biểu dồ trên, hãy nhận xét về sự biến động GDP của tỉnh Ninh Bình?
+ Năm 1995: GDP là 1377,7 tỉ đồng.
Năm 2010: : GDP là 19471,3 tỉ đồng.
GDP tăng nhanh qua các năm.
Năm 2010,GDP bình quân đầu người năm 20,6 triệu đồng; bằng 92% mức bình quân của ĐB sông Hồng, 94% mức bình quân chung của cả nước.
** Gv cho hs quan sát bảng số liệu : Cơ cấu GDP Ninh Bình phân theo khu vực kinh tế và thành phần kinh tế.
* Nhóm 1: Hãy nhận xét theo khu vực kinh tế; cơ cấu kinh tế của tỉnh ta đã có sự thay đổi như thế nào?
# Giáo viên: - Sự thay đổi cơ cấu kinh tế:
 + Giảm tỉ trọng của ngànhnông-lâm-thủy sản ( năm 2005 là 29,2%; đến 2010 còn 16,5%).
 + Tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp- xây dựng (năm 2005 là 38,3%; đến 2010 là 47,7%); dịch vụ (năm 2005 là 32,5%; đến 2010 là 35,8%).
* Nhóm 2: 
Theo thành phần kinh tế; nền kinh tế tỉnh ta có những thành phần kinh tế nào? Có sự thay đổi ra sao?
# Giáo viên: Những thành phần kinh tế gồm:kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. -> Đều có sự thay đổi. 
kinh tế nhà nước giảm : năm 2005 là 30,23%; đến 2010 chỉ còn là 23,11%.
kinh tế ngoài nhà nước tăng: năm 2005 là 69,75%; đến 2010 là 75,88%.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ: năm 2005 là 0,02%; đến 2010 là 1,01%.
Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước?
 TL: Trong các năm qua tỉnh ta đã tạo được giai đoạn bản lề của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tận dụng khai thác tài nguyên tại chỗ kết hợp với các nhân tố bên ngoài đưa nền kinh tế phát triển nhảy vọt, tạo tiền đề cho giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa trên qui mô lớn.
** Gv cho hs quan sát bảng số liệu cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2005- 2010, theo giá thực tế.
? Em có nhận xét như thế nào về cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2005- 2010, theo giá thực tế?
Cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2005- 2010 có sự thay đổi.
giảm tỉ trọng ngành lâm nghiệp( năm 2005 là 1,8%; đến 2010 là 0,9%.)ø thủy sản (năm 2005 là 12,4%; đến 2010 còn là 9,4%).
tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp( năm 2005 là 85,8%; đến 2010 là 89,7%).
? Nêu vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh?
 TL: Ninh Bình là tỉnh chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, nhưng địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp.
# Gv: Giá trị sx của nông nghiệp năm 2010 đạt 1846256 triệu đồng, tăng trên 41% so với năm 2000.
? Nông nghiệp gồm có những nghành nào? Nêu sự phát triển của từng nghành?
** Gv cho hs quan sát biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa cả năm của Ninh Bình giai đoạn 2005-2010. 
? Cơ cấu ngành trồng trọt như thế nào? Vai trò của ngành này trong nền nông nghiệp của tỉnh?
 ? Kể tên các huyện có diện tích gieo trồng và sản lượng lúa lớn?
Kim Sơn, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan.
? Nêu những thành tựu đạt được của ngành trồng trọt?
-> Năm 2010, Sản lượng lương thực có hạt đạt gần 514 nghìn tấn, tăng 66,8 nghìn tấn so với năm 2000, nâng bình quân lương thực đầu người lên đến 570,2kg.
Dịch vụ nông nghiệpthể hiện số lượng đàn gia súc, gia cầm của Ninh Bình
giai đoạn 2005- 2010.
? Cơ cấu ngành chăn nuôi như thế nào? Em có nhận xét gì về sự phát triển chăn nuôi ở Ninh Bình?
 TL: - số lượng đàn trâu, dê, bò giảm; số lượng đàn lợn và gia cầm tăng 
Chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả; gia cầm và heo phát triển theo hướng nuôi công nghiệp.
? Kể tên các huyện có đàn gia súc, gia cầm nhiều ?
Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn,Gia Viễn.
? Dịch vụ nông nghiệp có sự phát triển như thế nào?
** Gv cho hs quan sát bảng số liệu: Giá trị sản xuất thủy sản của Ninh Bình theo giá trị thực tế giai đoạn 2005-2010. ( Đv: Triệu đồng)
? Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính cơ cấu giá trị sx của nghành thủy sản và cho biết Ninh Bình có những thuận lợi gì để phát triển nghành thủy sản?
? Kể tên các huyện đẫn đầu về sản lượng thủy sản?
Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, ,Gia Viễn.
?Ngành lâm nghiệp có sự phát triển như thế nào?
# Gv: Công tác quản lí và bảo vệ rừng được thực hiện tốt, đã chuyển đổi 1789 ha rừng phòng hộ sang rừng sx.
? Phương hướng phát triển nông nghiệp?
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu mùa vụ
Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp và mô hình trang trại.
Tăng giá trị sp và tỉ trọng của ngành chăn nuôi, thủy sản
Phát triển lâm nghiệp toàn diện.
I. Đặc điểm kinh tế chung:
 1. Quy mô nền kinh tế:
- Trong những năm qua, nền kinh tế Ninh Bình tăng trưởng nhanh, giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 11,9 %, giai đoạn 2006 – 2010 là 16,8%.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,6 triệu đồng.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp xây dựng,dịch vu.ï Giảm tỉ trọng nông-lâm-thủy sản.
II. Các ngành kinh tế:
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản:
- Cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
- Tốc độï tăng trưởng đạt trung bình 4,3% năm.
a) Nông nghiệp:
- là ngành chủ yếu ( năm 2010, chiếm 89,7% giá trị sx nông, lâm nghiệp và thủy sản) 
-Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 -2010 là 3,5%.
a.1. Trồng trọt:
- Là ngành chiếm ưu thế trong sx nông nghiệp. Lúa là cây trồng quan trọng, là cây lương thực chính, diện tích gieo trồng cả năm lên đến trên 80 nghìn ha.
- Diện tích gieo trồng cây vụ đông năm 2010 khoảng 20 nghìn ha.Vụ đông đang trở thành vụ sx chính. 
- Hình thành các vùng trồng dứa , mít, rau quả, cói, đậu lạc
a.2. Chăn nuôi: Phát triển khá toàn diện, tổng đàn lợn và gia cầm tăng , chất lượng dần được nâng cao.
a.3. Dịch vụ nông nghiệp: Chưa phát triển.
b) Thủy sản:
- Giai đoạn 2005-2010, tốc độï tăng bình quân của ngành thủy sản đạt 16,0%/ năm
- Diện tích mặt nước nuôi trồng năm 2010 trên 9420 ha, gấp 2,5 lần năm 2001.
-Giá trị sx tăng, chiếm 9,4% trong tổng giá trị sx của ngành nông-lâm-thủy sản.
c) Lâm nghiệp:
Năm 2010, Giá trị sx cảu ngành lâm nghiệp đạt 70553 tỉ đồng, chiếm 0,9 giá trị sx của toàn nghành ngành nông-lâm-thủy sản.
D. Củng cố : (2’):
Cơ cấu kinh tế của tỉnh ta đã có sự thay đổi như thế nào?
E. Hướng dẫn (1’):
- Học bài.
- Chuẩn bị bài về ngành công nghiệp, dịch vu ( mục 2)ï.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Tuần 33
Tiết 49. 
Ngày soạn: .4.2014.
Ngày dạy: 4.2014.
ĐỊA LÍ TỈNH NINH BÌNH.
( KINH TẾ: CÔNG NGHIỆP)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh cần:
- Bổ sung và nâng cao những kiến thức kinh tế công nghiệp địa phương .
- Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế. Những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là đóng góp với địa phương trong sản xuất, quản lí xã hội.
- Hiểu rõ thực tế địa phương ( khó khăn, thuận lợi) để có ý thức tham gia, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
2. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
3. Kĩ năng: phân tích lược đồ.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Giáo án, sgk, lược đồ tỉnh.
 Học sinh: Sgk, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH:
A. Ổn định lớp: (1’).
B. Ktbc: (4’). 
C. Bài mới: (37’).
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
 ? Nêu vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh như thế nào?
 TL: Có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
** Gv cho hs quan sát bảng số liệu: Giá trị sx công nghiệp của Ninh Bình trong giai đoạn 2005-2010, theo giá thực tế. ( Đv: Triệu đồng)
? Nêu sự phát triển của ngành công nghiệp của Ninh Bình?
? Cơ cấu các ngành công nghiệp như thế nào? Chiếm ưu thế là ngành nào? 
? Nêu những hạn chế trong sự phát triển CN của Ninh Bình ? 
? Kể tên các ngành công nghiệp của Ninh Bình ? Các ngành công nghiệp có sự pt ra sao? Phân bố như thế nào?
 TL: 
+ CN sx vật liệu xây dựng: Pt nhanh; Năm 2010, sản lượng xi măng đạt trên 8,4 triệu tấn; thép các loại đạt trên 200 nghìn tấn; gạch đất nung đạt 650 triệu viên.
 Sx xi măng tập trung ở khu CN Gián Khẩu, Hoa Lư,Tam Điệp; Sản xuất thép xd ở Tam Điệp
+ Cn khai thác mỏ, quặng kém pt; Sp của CN khai thác: Đá xd, than cứng, than non.
+ CN sx hàng tiêu dùng : dệt may, giấy, giày da.
+ Cn chế biến thực phẩm: Quy mô nhỏ, phân tán. Sx đồ uống tăng nhanh, giá trị sx năm 2010 đạt 32932 triệu đồng, tăng 6,2 lần so với năm 2005.
+ CN hóa chất: Sx phân bón. P / triển chưa ổn định, đang được khôi phục dần, giá trị sản lượng tăng.
+ Các ngành thủ công mĩ nghệ: Thêu ren ( Ninh Hải- Hoa Lư), nghề cói ( Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô), Chạm khắc đá ( Ninh Vân), mộc cao cấp ( Ninh Phong)
? Hãy kể tên các khu công nghiệp tập trung ở Ninh Bình?
? Nêu sự phát triển của ngành dịch vụ của Ninh Bình?
? Hãy kể tên các loại hình của ngành dịch vụ?
-> + Thương mại.
 + Du lịch.
 + Giao thông vân tải và thông tin liên lạc.
? Nêu sự phát triển của các loại hình trên?
Hs đựa vào SGK để trả lời.
I. Đặc điểm kinh tế chung:
II. Các ngành kinh tế:
2. Công nghiệp:
a) Đặc điểm chung:
- Sản xuất công nghiệp ở Ninh Bình có bước chuyển biến tích cực cả về quy mô và tốc độ. 
- Giá trị sx công nghiệp liên tục tăng.
- Chiếm ưu thế là ngành CN chế biến( Chiếm 88,4% trong giá trị sx CN năm 2010).
Hạn chế:
- Năng suất lao đôïng ngành CN còn thấp so với tiềm năng.
b) Các ngành công nghiệp:
- Cơ cấu đa dạng.
c) Các khu công nghiệp tập trung:
- Khu CN Tam Điệp ( Tx Tam Điệp).
-Khu CN Khánh Phú ( Ninh Phúc, tp Ninh Bình, xã Khánh Phú – Yên Khánh).
- Khu CN Gián Khẩu ( Gia Viễn).
3. Dịch vụ:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 15,5 % (2001-2010).
- Các lĩnh vực tài chính, ngân hàng,bưu chính viễn thông, giao thông vận tải được tăng cường, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. 
- Phát triển các ngành du lịch .
D. Củng cố : (2’).
Hãy nêu sự phát triển CN trong địa bàn Nho Quan em đang sống
E.Hướng dẫn:(1’).
- Học bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu.

File đính kèm:

  • docBai_43_Dia_li_tinh_thanh_pho_tiep_theo.doc