Đề cương ôn tập Lịch sử 9

5. Các nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu

 a. Sau CTTG II, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó?

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

 * Nguyên nhân

-Mĩ không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che chở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất.

-Nhờ chiến tranh, Mĩ thu được nhiều lợi từ việc buôn bán vũ khí

-Thừa hưởng thành quả của khoa học kĩ thuật thế giới.

-Giàu tài nguyên.

Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

* Sự phát triển kinh tế Mĩ

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của toàn thế giới:

+ Công nghiệp: Chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Nông nghiệp : Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Tài chính: Chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới.

+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân.

- Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái khủng hoảng, chi phí quân sự lớn, chênh lệch giàu nghèo quá lớn.

 b. Sau CTTG II, nền kinh tế Nhật phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó?

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài
	- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật có hạn chế: Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng, nguyên vật liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nền kinh tế mất cân đối, thường xuyên vấp phải những cuộc suy thoái, Mặt khác Nhật Bản vấp phải sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ, Tây Âu và nhiều nước công nghiệp mới nổi...
	Có thể nói, sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật hơn nửa thập kỉ qua đã để lại sự kính nể của bạn bè thế giới. Bài học về khắc phục chiến tranh, thiên tai thúc đẩy kinh tế phát triển của Nhật là bài học quý giá đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay...
c. Các nước Tây Âu.
 Tình hình chung.
* Kinh tế:
- 1948 - 1951: 16 nước Tây Âu nhập viện trợ Mỹ theo "Kế hoạch Mác-san" .
=> Kinh tế Tây Âu phục hồi nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
* Chính trị: 
-Đối nội: Thu hẹp quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền.
- Đối ngoại: Tăng cường chiến tranh tái chiếm thuộc địa.
 Nước Đức:
- Sau chiến tranh Đức chia thành 2 nước: CH Liên bang Đức và CH dân chủ Đức với hai chế độ chính trị đối lập nhau.
- Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất trở thành quốc gia có tiềm lực quân sự và kinh tế lớn nhất châu Âu.
 Sự liên kết khu vực.
 *Nguyên nhân
-Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, 
-Có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết với nhau. 
-Từ năm 1950, sau khi nền kinh tế được phục hồi và bắt đầu phát triển, các nước Tây Âu cần phải đoàn kết nhau lại để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
->Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH - KT, hợp tác phát triển là cần thiết.
 *Quá trình liên kết
- 4/1951: Cộng đồng than thép Châu Âu được thành lập gồm 6 nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
- 3/1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và " Cộng đồng kinh tế Châu Âu" (EEC) được thành lập gồm 6 nước trên.
-> Mục tiêu: Xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và công nhân giữa 6 nước.
- 7/1967: Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập ba cộng đồng trên.
- 12/1991: Hội nghị Ma-a-tơ-rich quyết định cộng đồng Châu Âu (EC) mang tên mới là liên minh Châu Âu (EU). Ngày 1-1-1999, một đồng tiền chung châu Âu được phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO)
=> Là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới có tổ chức chặt chẽ với 25 thành viên (2004)
6. Sự hình thành trật tự thế giới mới.
- Từ 04->11/2/1945 Liên Xô, Mỹ, Anh tổ chức Hội nghị I – an - ta.
- Hội nghị thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mỹ 
-> Những thỏa thuận trên trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới lịch sử gọi là trật tự hai cực I – an – ta. Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực
7. Sự thành lập Liên hợp quốc.
* Hoàn cảnh ra đời
	+ Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
	+ Từ 25 - 4 đến 26-4-1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan phran-xi-xcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
* Mục đích và nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc
	+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
	+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
	+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, và nhân đạo.
* Vai trò Liên hợp quốc
	Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc:
	+ Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.
	+ Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
	+ Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia.
	+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật...nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
	Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liên hợp quốc là thành viên thứ 149.
*Việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân VN: 
	- Chăm sóc bà mẹ trẻ em, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, chống thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS....
	- Chương trình phát triển LHQ UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ UNICCEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA giúp 86 triệu, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD...
 8. Chiến tranh lạnh là gì? Biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh?
	 * Hoàn cảnh lịch sử
	Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn và đối đầu gay gắt.
	Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơ-ru-man chính thức phát động “Chiến tranh lạnh”, chống Liên Xô và các nước XHCN, thực hiện chiến lược toàn cầu.
	“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
	* Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”
	Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
	Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO,AUZUS, Khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật...)
	Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế.
	Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang (Cu Ba, Grê-na-đa, Pa-na-ma...).
	* Hậu quả
	Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
	Các cường quốc đó chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt.
 Xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...
 9. Thế giới sau “ Chiến tranh lạnh”
 Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói“Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
 Năm 1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus và Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp có cuộc gặp gỡ tại Man - Ta (Địa Trung Hải) cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
+ Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 
+ Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. 
+ Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
+ Thế giới luôn xảy ra các cuộc xung đột, khủng bố và li khai.
Xu thế chung: Hoà bình ổ định, hợp tác cùng phát triển. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX, trong đó có Việt Nam.
* Nói: Hoà bình, hợp tác cùng phát triển, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. 
+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT vào sản xuất...
+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ bị hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc...
* Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay: 
Tập trung sức lực triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
10. Những thành tự chủ yếu của CM KHKT.
a. Nguồn gốc
	+ Do nhu cầu của cuộc sống, của sản xuất.
	+ Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...
	+ Dựa trên những thành tựu to lớn về KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
	b. Thành tựu chủ yếu
* Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: 
+Con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học.
+Con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gien người (tạo ra cừu Đô-li -1997).. 
	* Về công cụ sản xuất: phát minh máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rô-bốt.
	* Năng lượng mới : Tìm ra năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.
	* Những vật liệu sản xuất mới: quan trọng nhất là Pôlime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
	*“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp: tạo giống lúa mới, con giống mới, giải quyết vấn đề lương thực cho nhiều quốc gia.
	* Trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao, tàu biển có trọng tải hàng triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại...
	*Trong chinh phục vũ trụ: gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt được những thành tựu kì diệu phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.
	c. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
	* Tích Cực
	+ Cách mạng khoa học-kĩ thuật đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
	+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động.
	+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
	+ Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở.
	+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật...ngày càng quốc tế hoá cao.
*Tiêu cực( hậu quả)
+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống.
	+ Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...
	+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...
 LỊCH SỬ VIỆT NAM 
 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
I. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
* Nguyên nhân:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ -> Khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
* Các chính sách:
+ Nông nghiệp: đầu tư vào đồn điền cao su, khai mỏ, tăng diện tích trồng cao su của cả nước.
+ Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, mở thêm nhiều cơ sở mới.
+ Thương nghiệp: Pháp độc quyền, đánh thuế nặng với hàng hoá nhập khẩu.
+ Giao thông vận tải đầu tư và phát triển thêm, đường sắt được nối liền nhiều đoạn.
+ Tài chính: Pháp lập ngân hàng Đông Dương chỉ huy các nghành kinh tế.
-> Hạn chế phát triển công nghiệp, tăng cường thủ đoạn bóc lột vơ vét.
* Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
- Chính trị: Chính sách chia để trị, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp khủng bố...
- Văn hoá giáo dục: Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học.
* Xã hội Việt Nam phân hoá.
Do tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Biểu hiện của sự phân hóa này là xã hội có nhiều giai cấp với đời sống và thái độ chính trị khác nhau:
* Địa chủ phong kiến: phân hóa thành hai bộ phận
- Đa số làm tay sai cho Pháp, ra sức bóc lột nhân dân
- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ do bị chèn ép nên có tinh thần yêu nước
* Giai cấp tư sản: phân hóa thành hai bộ phận
- Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với Pháp nên ủng hộ Pháp
- Tư sản dân tộc: bị Pháp chèn ép nên có tinh thần yêu nước, chống Pháp nhưng thái độ không kiên định.
* Giai cấp Tiểu tư sản: bị Pháp khinh rẻ, bạc đãi lại thường xuyên tiếp xúc với những luồng văn hóa mới nên có ý thức đấu tranh đòi tự do, dân chủ nhưng thái độ cũng không kiên định.
* Giai cấp nông dân: bị hai tầng áp bức( ĐQ và PK) nên đời sống vô cùng khó khăn, nông dân vô cùng căm ghét thực dân Pháp sẵn sàng đấu tranh khi được lãnh đạo. Đây là lực lượng chính của cuộc cách mạng.
* Giai cấp công nhân: bị ba tầng ấp bức ( ĐQ, PK,TS), đời sống của công nhân cũng vô cùng khổ cực. Họ sẵn sàng đấu tranh, đây vừa là lực lượng vừa là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng.
->Trong xã hội đã xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: 
- Dân tộc Việt Nam >< Đế quốc xâm lược
 - Nông dân >< Địa chủ phong kiến
II. Cách mạng VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất( 1919-1925)
1. Hoàn cảnh lịch sử.
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi 1917.
- Quốc tế cộng sản thành lập ( 3/1919)
- Đảng cộng sản Pháp (1920); Đảng cộng sản Trung Quốc (1921) thành lập
- Tác động: làm chuyển biến nhận thức của những người Việt Nam yêu nước và tạo điều kiện để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê -nin vào trong nước.
2. Các phong trào cách mạng giai đoạn 1919 – 1925
1. Phong trào dân tộc dân chủ.
* Phong trào của bộ phận tư sản dân tộc
- Nguyên nhân: Do pháp độc quyền và chèn ép tư sản Việt.
- Diễn biến: Tư sản phát động đấu tranh chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chống Pháp độc quyền.
- Kết quả: phong trào dừng lại khi TS được Pháp ban phát một số quyền lợi.
- Nhận xét: 
+ Tính chất: tự phát, không có tổ chức, nửa vời, dễ thỏa hiệp
+ Mục tiêu: đòi quyền lợi.
+ Lực lượng: ít (TS)
* Phong trào của giai cấp Tiểu tư sản:
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.
- Diễn biến: Các tầng lớp TTS tập hợp thành các tổ chức Việt Nam Nghĩa hòa đoàn, Hội phục Việt với nhiều hình thức đấu tranh như xuất bản báo chí tiến bộ, tổ chức ám sát, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.
- Kết quả: thất bại trong ám sát, đòi được một số quyền dân chủ.
- Nhận xét:
+ Tính chất: tự phát
+ Mục tiêu: dòi tự do dân chủ, chưa hướng tới mục tiêu đòi độc lập dân tộc.
+ Lực lượng: chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia.
2. Phong trào công nhân.
- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của phong trào công nhân thế giới.
- Diễn biến: 
+ 1922, công nhân viên chức sở công thương Bắc kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
+ 1924 diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8/ 1925, công nhân Ba Son bãi công để gián tiếp ngăn cản tàu chiến Pháp chở viện binh sang đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc. 
- Nhận xét:
+ Phong trào diến ra vẫn tự phát, chưa có tổ chức lãnh đạo và mới chỉ hướng tới mục tiêu đòi quyền lợi.
 + Cuộc bãi công của công nhân Ba Son đánh dấu bước chuyển biến mới trong phong trào công nhân vì nó được lãnh đạo bởi tổ chức Công hội. Ngoài mục tiêu đòi quyền lợi, phong trào đã hướng tới mục tiêu chính trị đó là tinh thần đoàn kết với phong trào công nhân trên thế giới
III. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925)
1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-19230).
- 18/06/1919, đưa bản yêu sách đến Hội nghị Véc – xai để đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa: bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn với nhân dân pháp, nhân dân các nước thuộc địa và nhân dân An Nam.
- 7/1920, đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. 
Ý nghĩa: Người đã tìm thấy con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản.
- 12/1920, NAQ tham dự Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua. Tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành Đảng XH Pháp gia nhập Quốc tế thứ ba. Cũng trong năm 1920, Người đã tham gia sáng lập và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp.
Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Người: từ một người yêu nước, NAQ đã tin theo Lê – nin, đứng về QT thứ ba và trở thành người chiến sĩ cộng sản.
- 1921, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các nước thuộc địa
- Từ 1921 – 1923, NAQ viết nhiều sách báo như: Làm chủ bút báo Người cùng khổ, viết Bản án chế độ thực dân Pháp, sáng tác vở kịch Con rồng tre Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
Ý nghĩa: Đã thức tỉnh nhân dân An Nam và truyền bá CN Mác – Lê-nin vào trong nước.
2. Hoạt đông của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô(1923-1924).
- 6/1923, tham dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.
- 1924, dự Đại hội V Quốc tế cộng sản và trình bày tham luận.
- Trong thời gian ở Liên Xô người học tập và nghiên cứu CN Mác – Lê- nin, viết bài cho báo Sự thật, và Tạp chí Thư tín quốc tế.
Ý nghĩa: những HĐ trên của NAQ là bước chuẩn bị quan trọng về nền tảng tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản sau này.
3. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc( 1924-1925).
- Cuối 1924, NAQ về Trung Quốc. 
- 6/1925, NAQ tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam tại Trung Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
- Hoạt động của Hội VNCMTN:
+ Mở lớp chính trị để huấn luyện cán bộ CM. NAQ trực tiếp lên lớp giảng bài. Các bài viết của Người sau này được tập hợp lại và in thành cuốn “Đường Kách mệnh”
+ Báo Thanh niên và Đường Kách mệnh được bí mật truyền về nước.
+ Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”
Ý nghĩa: Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và huấn luyện cán bộ cách mạng là bước chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến thành lập Đảng.
IV. Cách mạng Việt Nam trước khi ĐCS ra đời
1. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam
a. Diễn biến.
* Phong trào công nhân.
 Trong hai năm 1926 – 1927, liên tiếp nổ ra các cuộc bãi công của công nhân như: CN nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng, đồn điền cà phê Ray-na Thái Nguyên, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy...
* Phong trào của các giai cấp, tầng lớp khác.
Phong trào nông dân, Tiểu tư sản cũng diễn ra và kết thành một làn sóng mạnh mẽ.
-> Phong trào đã lan rộng trên phạm vi toàn quốc, có tính thống nhất, liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương. Các cuộc bãi công chủ yếu hướng tới mục tiêu chính trị.
b. Ý nghĩa của phong trào.
- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào là điều kiện thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cách mạng nhằm lãnh đạo phong trào.
2. Tân Việt Cách mạng đảng.
* Lí do thành lập.
- Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh đòi hỏi phải có tổ chức lãnh đạo. Một số SV Trường CĐSP Đông Dương đã thành lập Hội phục Việt( 7/1925). Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7/ 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
* Thành phần, địa bàn hoạt động.
- Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên yêu nước. Chủ yếu hoạt động ở Trung Kì.
* Khuynh hướng tư tưởng
- Do ra đời từ phong trào dân tộc dân chủ nên Tân Việt đi theo khuynh hướng cách mạng Dân chủ tư sản.
- Khi hoạt động của Hội VNCMTN được đẩy mạnh, CN Mác – Lê-nin được truyền bá vào Việt Nam, phần lớn đảng viên của Tân Việt đã đi theo khuynh hướng CM vô sản, nội bộ Tân Việt bị phân hóa.
3. Ba tổ chức cộng sản ra đời
a. Nguyên nhân.
- Cuối 1928, đầu 1929, phong trào Dân tộc dân chủ đặc biệt là phong trào công nhân theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh đòi hỏi phải có tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
b. Sự thành lập.
* Đông Dương Cộng sản đảng( 6 / 1929).
- Tháng 3/ 1929, một số hội viên của Hội VNCMTN ở Bắc Kì đã thống nhất thành lập Chi bộ Đảng để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản để thay thế cho Hội VNCMTN.
- Tại đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN (5/1929), đoàn đại biểu Bắc Kì kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận, đoàn đại biểu bắc kì bỏ đại hội ra về. Đến 17/06/1929 thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
* An Nam Cộng sản đảng( 8 / 1929)
- 8/1929, những hội viên của Hội VNCMTN ở Nam Kì và Trung Quốc thành lập An Nam Cộng sản đảng.
* Đông Dương Cộng sản liên đoàn( 9 / 1929).
- 9/1929, những hội viên tiên tiến chịu ảnh hưởng của Hội VNCMTN đã tách khỏi Tân Việt cách mạng đảng thành lập Đông Dương Cộng 

File đính kèm:

  • docOn_tap_su_9.doc
Giáo án liên quan