Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tiết 19 đến 51 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Lý giải được sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản, trình bày được nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.

- Nắm được nội dung chính của luận cương chính trị tháng 10 - 1930.

- Nắm được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử, lập niên biểu lịch sử.

- Biết phân tích, đánh giá, nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

3. Thái độ

- Thông qua những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phấn đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của Đảng và hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930).

- Giáo dục học sinh lòng biết ơn và kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực hợp tác, năng lực tái hiện, năng lực tư duy sáng tạo, phân tích, so sánh, rút ra bài học lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK, Giáo án, máy tính kết nối máy chiếu

2. Học sinh

- SGK, vở ghi.

3. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, giải thích.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi tích cực.

III. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY

1. Kiểm tra bài cũ

-Trình bày quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam?

2. Tiến trình tổ chức hoạt động

 

doc124 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tiết 19 đến 51 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Việt – Trung. Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới: giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp
- Pháp muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường.
- Mỹ tăng cường viện trợ, can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
- Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ CHỐT KIẾN THỨC
GV sơ kết lại nội dung bài học.
V. DẶN DÒ 
- Về nhà học bài cũ.
- Đọc trước mục III và IV.
VI. PHẦN GHI CHÉP BỔ SUNG CỦA GIÁO VIÊN
Ngày giảng: Tiết 35 – Bài 26
9A:. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN 
9B:.. TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 – 1953) 
9C:.. (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Sau chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến được đẩy mạnh ở cả tiền tuyến và hậu phương, giành thắng lợi toàn diện trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tài chính, giáo dục.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Pháp – Mỹ.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết nhân dân, lòng tin tưởng vào Đảng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác, năng lực tái hiện, năng lực tư duy sáng tạo, phân tích, so sánh, rút ra bài học lịch sử...
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- SGK, Giáo án, máy tính kết nối máy chiếu.
2. Học sinh 
- SGK, vở ghi.
3. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp..
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi tích cực...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
GV kết hợp kiểm tra ngay trong tiến trình bài mới.
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung và kết quả cần đạt
A/ Hoạt động khởi động: Sau chiến thắng biên giới Thu Đông 1950 tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi có lợi cho ta. Trong tình hình đó ta đã tiến hành đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
Mục tiêu: HS nắm được Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
GV Y/C HS đọc mục III/SGK. Trình bày nội dung của Đại hội II và ý nghĩa của Đại hội?
HS: (TB) Dựa vào SGK trả lời.
GV: Chiếu hình ảnh Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng. Nhận xét, bổ sung về hoàn cảnh triệu tập Đại hội.
- Quân ta giữ vững thế chủ động trên chiến trường.
- Pháp liên tiếp thất bại, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
- Từ 1950, cuộc k/c của ta có những thuận lợi: CM TQ thành công, nhiều nước trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. CM Lào, Cam-pu-chia phát triển mạnh, hậu phương ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
-> Những điều kiện mới đó cho phép Đảng ta ra hoạt động công khai để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Hoạt động II. Tìm hiểu sự phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
Mục tiêu: HS nắm được phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
GV nêu vấn đề: Trong bất kì một cuộc kháng chiến nào, hậu phương có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp về vũ khí, đạn dược, quân đội, của cải, vật chất mà còn góp phần cổ vũ tinh thần lớn lao cho tiền tuyến. Trong kháng chiến chống Pháp cũng vậy. Các em hãy đọc SGK trang 114-115 và cho biết: hậu phương kháng chiến của ta đã phát triển như thế nào trên tất cả các mặt?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý và giới thiệu thêm về 7 anh hùng đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp.
+ Cù Chính Lan: một mình dùng lựu đạn diệt xe tăng Pháp trên đường số 6 được mệnh danh là anh hùng đường số 6.
+ Trần Đại Nghĩa: người VN đầu tiên chế tạo thành công súng ngựa trời, góp phần bắn cháy hàng chục xe tăng và tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch Biên giới.
+ Ngô Gia Khảm, La Văn Cầu
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS đọc thêm mục V
GV HD HS lập niên biểu về các chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân dân ta từ sau Chiến thắng Biên giới 1950 đến xuân – hè 1953 theo mẫu.
Thời gian
Tên chiến dịch
Kết quả chính
III. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
- T2/1951, ĐH Đại biểu lần thứ II họp tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang.
- Nội dung:
+ Thông qua “Báo các chính trị” của CT HCM và Báo cáo “Bàn về CM Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh.
+ ĐH quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
+ Bầu Ban chấp hành Trung ương và bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.
- Ý nghĩa: 
+ Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
- Về chính trị:
+ Tháng 3/1951 thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội liên việt thành lập mặt trận liên việt.
+ Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào thành lập.
- Về kinh tế:
+ Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính, thương nghiệp, giảm tô ở một số xã thuộc vùng tự do.
- Văn hóa giáo dục: Tiến hành cải cách giáo dục, số HS phổ thông và đại học tăng nhanh.
 + Ngày 1/5/1951, tại ĐH chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã bầu chọn được 7 anh hùng.
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ CHỐT KIẾN THỨC
GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
V. DẶN DÒ 
- Về nhà học bài cũ
- Đọc trước bài mới.
VI. PHẦN GHI CHÉP BỔ SUNG CỦA GIÁO VIÊN
Ngày giảng: Tiết 36 – Bài 27
9A:. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN 
9B:.. PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954)
9C:..
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Âm mưu, hành động mới của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Nava.
- Chủ trương của ta: phá tan kế hoạch Nava, giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp. Kĩ năng sử dụng SGK, quan sát bản đồ để nhận thức, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, lòng tin tưởng vào Đảng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác, năng lực tái hiện, năng lực tư duy sáng tạo, phân tích, so sánh, rút ra bài học lịch sử...
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- SGK, Giáo án, máy tính kết nối máy chiếu.
2. Học sinh 
- SGK, vở ghi.
3. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp..
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi tích cực...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
GV kết hợp kiểm tra ngay trong tiến trình bài mới.
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung và kết quả cần đạt
A/ Hoạt động khởi động: Sau những cuộc tiến công làm chủ chiến trường chính Bắc Bộ, chúng ta đã làm phá sản kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. Thực dân Pháp và can thiệp Mĩ đã vạch ra kế hoạch Nava.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung kế hoạch Na-va của địch
Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch Nava của Pháp- Mĩ 
GV: Y/C HS đọc mục I/SGK. Kế hoạch Nava gồm những nội dung chính nào?
HS: (TB) Trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về kế hoạch Nava?
HS: (G) Trả lời.
GV nhận xét, kết luận: KH Na va là cố gắng cuối cùng, là sự nỗ lực cao nhất của Pháp có sự can thiệp của Mĩ tại Đông Dương. Chính phủ Pháp đặt nhiều hi vọng vào kế hoạch quân sự mới này. 
GV: Dẫn dắt HS chuyển sang mục II.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cuộc tiến công chiến lược 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, phân tích các hướng tiến công chiến lược của ta đông xuân 1953 – 1954
Mục tiêu: HS nắm được cuộc tiến công chiến lược Đông- xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
GV: Y/C HS đọc mục II/SGK. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953-1954?
HS: Trả lời.
GV: Nội dung của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954?
HS: Trả lời.
GV: Chiếu Lược đồ Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và tường thuật diễn biến trên lược đồ.
HS: Chú ý theo dõi.
GV dẫn dắt: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 của quân dân ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp-Mĩ. Bị thất bại trong đông – xuân 1953-1954, Pháp-Mĩ đã làm gì? Kế hoạch Nava bị phá sản như thế nào? Ta chuyển sang mục 2.
GV: Nêu câu hỏi: Vì sao Pháp-Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?
HS: (K) suy nghĩ trả lời.
GV chiếu hình ảnh cứ điểm Điện Biên Phủ và miêu tả về cứ điểm này: đây là một thung lũng rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần 20 km, rộng từ 6-8 km. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt -Lào, trên một đầu mối giao thông quan trọng.
GV: Pháp - Mĩ đã làm gì để biến đây trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?
HS: Trả lời.
GV Chốt ý.
GV: Chiến dịch Điện Biên Phủ có kết quả và ý nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời.
I. Kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ
- Ngày 7/5/1953, tướng Nava được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương -> vạch ra kế hoạch Nava.
- Kế hoạch Nava gồm 2 bước:
+ Bước 1: Thu – đông 1953 và xuân 1954, giữu thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: từ thu – đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sư Điện Biên Phủ 1954
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954
- Phương hướng chiến lược của ta: tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta.
- Ta chủ động tiến công Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên -> làm phân tán lực lượng địch ra 5 nơi. 
-> KH Nava bước đầu bị phá sản.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
* Âm mưu của Pháp-Mĩ ở Điện Biên Phủ: tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta-> xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
* Chủ trương của ta: 
- Đầu 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm:
+ Tiêu diệt địch.
+ Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
* Diễn biến: 
- Đợt 1: (13-17/3/1954) ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.
- Đợt 2: (30/3-26/4/1954) quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ phía Đông và phân khu trung tâm. 
- Đợt 3: (1/5 - 7/5/1954) ta đánh các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam..
=> 17h 30 ngày 7/5/1954, Tướng Đờ Ca-xtơ-ri và toàn bộ Bộ tham mưu địch đầu hàng -> chiến dịch toàn thắng.
* Kết quả:
- Tiêu diệt 16.200 tên địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
* Ý nghĩa:
- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
- Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ CHỐT KIẾN THỨC
- GV sơ kết lại nội dung bài học.
V. DẶN DÒ 
- Về nhà học bài cũ.
- Đọc trước mục III và IV.
VI. PHẦN GHI CHÉP BỔ SUNG CỦA GIÁO VIÊN
Ngày giảng: Tiết 37 – Bài 27
9A:. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN 
9B:.. PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954) (Tiếp)
9C:.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS nắm được:
- Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.
3 Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào Đảng và tự hào dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác, năng lực tái hiện, năng lực tư duy sáng tạo, phân tích, so sánh, rút ra bài học lịch sử...
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- SGK, Giáo án, máy tính kết nối máy chiếu.
2. Học sinh 
- SGK, vở ghi.
3. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp..
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi tích cực...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
GV kết hợp kiểm tra trong tiến trình bài mới.
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung và kết quả cần đạt
A/ Hoạt động khởi động: Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp ngồi vào bàn đàm phán kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương. Vậy nội dung hiệp định như thế nào chúng ta vào bài học ngày hôm nay.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ
Mục tiêu: HS nắm được Hiệp Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
GV Hướng dẫn HS đọc thêm hoàn cảnh, diễn biến của Hội nghị Giơ-ne-vơ.
GV: Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ?
HS (TB): Trả lời.
GV: Chốt lại.
GV: Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. Cho HS quan sát hình ảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ và một số hình ảnh về vĩ tuyến 17.
Hoạt động 2. Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
GV: Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
GV: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp?
HS: Trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương
* Nội dung:
- Các nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam-Lào-Cam-pu-chia.
- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước (7/1956)
* Ý nghĩa:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của TD Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương.
- Đây là văn bản pháp lí ghi nhận các quyền cơ bản của các nước Đông Dương, buộc Pháp phải rút hết quân nước.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang CM XHCN.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
1. Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của TD Pháp gần 1 thế kỉ.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang CM XHCN, tạo cơ sở giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
- Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa đế quốc. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Đường lối kháng chiến đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, lực lượng 3 thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.
- Tình đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của các nước XHCN và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ CHỐT KIẾN THỨC
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
V. DẶN DÒ 
- Ôn tập lại tất cả các kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.
VI. PHẦN GHI CHÉP BỔ SUNG CỦA GIÁO VIÊN
Ngày giảng: Tiết 38. KIỂM TRA VIẾT (1 TIẾT)
9A:. 
9B:.. 
9C:.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS :
- Củng cố lại kiến thức đã học từ học kì II đến nay: 
+ Sự phát triển của cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945, gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. 
2. Kĩ năng
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào làm bài.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS truyền thống yêu nước của nhân dân. Lòng tự hào về một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc.
4. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực tự học, năng lực tái hiện, phân tích rút ra bài học lịch sử, năng lực giải quyết vấn đề
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Trắc nghiệm: 30%.
- Tự luận: 70%. 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Cấp độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945
Biết được tiến trình Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Trình bày được ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám
4
2,5
25%
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
3
1,5
15%
1
1
10%
2. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến
Giải thích được tại sao nước ta sau Cách mạng tháng Tám lại rơi vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”
1
3
30%
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
3
30%
3. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954
Biết được một số sự kiện chính trong chiến dịch Việt Bắc (1947) và Chiến dịch Biên giới (1950).
Hiểu được nội dung ĐH ĐB
TQ lần thứ II của Đảng 	
Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhận định được nguyên nhân quan trọng nhất và giải thích vì sao?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2
1
10%
1
0,5
5%
0,5
1,5
15%
0,5
1,5
15%
4
4,5
45%
Tổng cộng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
5
2,5
25%
1
0,5
5%
1,5
2,5
25%
1
3
30%
0,5
1,5
15%
9
10
100%
IV. ĐỀ BÀI
Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 đ ) 
Câu 1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết định đổi tên Đảng là: (0,5 đ)
Đông Dương Cộng sản Đảng. C. Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Đông Dương. D. Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 2. Nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp: (mỗi ý đúng 0,5 đ)
Cột A
Cột B
a) 23/8/1945
1. Một binh đoàn Pháp nhảy dù xuống chiếm thị xã Bắc Cạn và thị trấn Chợ Đồn, Chợ Mới
b) 25/8/1945
2. Quân Pháp rút khỏi đường số 4
c) Sáng 19/8/1945
3. Ta giành được chính quyền ở Huế
d)7/10/1947
4. Ta giành được chính quyền ở Sài Gòn
e) 22/10/1950
5. Nhân dân Hà Nội kéo về quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức
Phần II. Tự luận (7,0 đ)
Câu 1. (1đ)
Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945?
Câu 2. (3đ)
Tại sao nói nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 lại ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 3 (3đ)
Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
V. ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Phần I.Trắc nghiệm khách quan (3 đ): Mỗi câu đúng được 0,5 đ
Câu 1. D
Câu 2. A -> 3 B -> 4 C -> 5 D -> 1 E -> 2 
Phần II. Tự luận (7,0 đ) 
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Việt Nam: Đập tan ách thống trị của Pháp, Nhật và chế độ phong kiến, mở ra kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Quốc tế: Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
0,5đ
0,5đ
2
- Chính trị - quân sự:
 + Chính quyền non trẻ, lâm thời.
+ Miền Bắc: Hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào nước ta.
+ Miền Nam: Quân Anh kéo vào, theo sau là quân Pháp.
+ 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
+ Các lực lượng phản cách mạng chống phá.
- Kinh tế - tài chính:
 + Suy sụp, nạn đói, thiên tai thường xuyên xảy ra.
 + Ngân sách trỗng rỗng, quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền mất giá trị.
- Xã hội: 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rựou chè, tràn lan.
1đ
1đ
1đ
3
- Đường lối kháng chiến đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, lực lượng 3 thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.
- Tình đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của các nước XHCN và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
* Sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn, sáng tạo của Đảng đứng đầu là CT HCM là nguyên nhân quan trọng nhất. Vì: 
 - Tập hợp mọi lực lượng quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, củng cố khối đại đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất (Việt Minh, Liên Việt).
 - Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, kịp thời, sáng tạo đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo trong những giai đoạn lịch sử khác nhau và lãnh đạo toàn quân va

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12746894.doc