Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí 8 - Năm học 2015-2016

Câu 1: Một vật được gọi là có cơ năng khi:

A. Trọng lượng của vật đó rất lớn. B. Vật có khối lượng rất lớn.

C. Vật ấy có khả năng thực hiện công cơ học. D. Vật có kích thước rất lớn.

Câu 2: Kéo 1 gào nước có trọng lượng 60N lên cao 6m trong thời gian 0,5 phút thì có công suất là:

A. 360W B. 120W C. 18W D. 12W

Câu 3: Trong 1 phút cần cẩu A nâng được 1100N lên cao 6m, cần cẩu B nâng được 300kg lên cao 3m. So sánh công suất A và B ta có:

A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn B. B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn A.

C. Công suất của cần cẩu A, B bằng nhau. D. Chưa đủ dữ kiện để so sánh.

Câu 4: Có hai động cơ điện dùng để đưa gạch lên cao. Động cơ thứ nhất kéo được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công của động cơ thứ nhất là A1, của động cơ thứ hai là A2, thì biểu thức nào dưới đây là đúng?

A. A1 = A2 B. A1 = 2A2 C. A2 = 4A1 D. A2 = 2A1

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí 8 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 8
Phần 1. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
1) Cống thức tính lực đẩy ác-si-mét:
 , Trong đó:
	F: Lực đẩy Ác-si-mét (N)
	d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
	V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2) Điều kiện vật nổi, vật chìm:
	- Vật chìm xuống khi trọng lượng của vật P lớn hơn lực đẩy Ac-si-mét: FA < P.
	- Vật nổi lên khi: FA > P
	- Vật lơ lững trong chất lóng khi: P = FA.
3) Công cơ học: phụ thuộc vào 2 yếu tố: + Lực tác dụng vào vật.	
A = F.s
	 + Quãng đường vật dịch chuyển.
	 Công thức: F.s 
- Trong đó: A: công cơ học – đv: J
 F: lực kéo – đv: N
 s: quãng đường – đv: m 	
4) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.	
5) Công suất: được xác định bằng công thực hiện trong một giây .
	Công thức: 
 A: Công thực hiện, đv: J
 t: thời gian, đv: s
 P: công suất, đv: W
* Lưu ý: 1 kW = 1000W	1 MW = 1 000 000 W	1 h = 3600s
6) Cơ năng: Khi 1 vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng. Cơ năng có 2 dạng: Thế năng và động năng.
Thế năng có 2 dạng gồm:	
 + Thế năng hấp dẫn: cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với 1 vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Phụ thuộc vào khối lượng và độ cao
 + Thế năng đàn hồi: cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. Phụ thuộc vào độ biến dạng)
 + Động năng: Cơ năng của vật do chuyển động mà có. Phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc (v)
7) Bốn nguyên lí về cấu tạo phân tử của các chất:
Vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử hay phân tử có kích thước rất nhỏ và giữa chúng có khoảng cách 
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật đó chuyển động càng nhanh, động năng của chúng càng lớn.
8) Nhiệt năng: của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công, truyền nhiệt.
Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J)
9) Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng các cách sau:
Dẫn nhiệt: nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Sự dẫn nhiệt được sắp theo thứ tự: Chất rắn > chất lỏng > chất khí
Đối lưu: Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí. Chủ yếu ở chất lỏng và khí.
Bức xạ nhiệt: Các tia nhiệt đi thẳng ra mọi hướng. Bức xạ nhiệt có thể xãy ra cả trong chân không. 
10) Công thức tính nhiệt lượng thu vào
Q = m.c.(t2 – t1)
 Trong đó: m: khối lượng (kg)
	 c: nhiệt dung riêng (J/kg.K)
	 t = t2 – t1: độ tăng nhiệt độ (0C, 0K)
	 Q: nhiệt lượng (J) 
 Lưu ý: 1kg = 1000g ; 1kJ = 1000J 
* Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền để cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.
Ví dụ: Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK có nghĩa là cần nhiệt lượng 4200J để 1kg nước tăng lên (hoặc giảm xuống) 10C
 Nhiệt lượng toả ra
Q = m.c. t = m.c.(t1 – t2) 	
Trong đó: t = t1 – t2 (t1: nhiệt độ ban đầu, t2: nhiệt độ sau cùng)
11) Nguyên lí truyền nhiệt:
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Sự truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
Nhiệt lượng do vật nóng toả ra bằng nhiệt lượng vật lạnh thu vào khi đã cân bằng nhiệt.
Qtoả ra = Q thu vào
Phương trình cân bằng nhiệt: 
Phần 2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Một vật được gọi là có cơ năng khi:
A. Trọng lượng của vật đó rất lớn. B. Vật có khối lượng rất lớn.
C. Vật ấy có khả năng thực hiện công cơ học. D. Vật có kích thước rất lớn.
Câu 2: Kéo 1 gào nước có trọng lượng 60N lên cao 6m trong thời gian 0,5 phút thì có công suất là:
A. 360W B. 120W C. 18W D. 12W
Câu 3: Trong 1 phút cần cẩu A nâng được 1100N lên cao 6m, cần cẩu B nâng được 300kg lên cao 3m. So sánh công suất A và B ta có:
A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn B. B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn A.
C. Công suất của cần cẩu A, B bằng nhau. D. Chưa đủ dữ kiện để so sánh.
Câu 4: Có hai động cơ điện dùng để đưa gạch lên cao. Động cơ thứ nhất kéo được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công của động cơ thứ nhất là A1, của động cơ thứ hai là A2, thì biểu thức nào dưới đây là đúng? 
A. A1 = A2 B. A1 = 2A2 C. A2 = 4A1 D. A2 = 2A1 
Câu 5: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng :? 
A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. D. Hòn bi lăn trên mặt đất.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không có công cơ học?
A. Người thợ mỏ đẩy xe gòong chuyển động. B. Học sinh đá quả bóng lăn trên sân.
C. Lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao D. Gió thổi mạnh vào một bức tường.
Câu 7: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công cơ học?
A. Niu tơn trên mét (N/m). B. Niu tơn trên mét vuông (N/m2)
C. Niu tơn.met (N.m) D. Niu tơn nhân mét vuông (N.m2)
Câu 8: Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực F= 500 000N. Công của lực kéo của đầu tàu khi xe dịch chuyển 0,2km là:
 A. A= 105J B. A= 108J C. A= 106J D. A= 104J 
Câu 9: Để nâng một thùng hàng lên độ cao h, dùng cách nào sau đây cho ta lợi về công?
A. Dùng ròng rọc cố định B. Dùng ròng rọc động
C. Dùng mặt phẳng nghiêng D. Không có cách nào cho ta lợi về công.
Câu 10: Thế năng hấp dẫn của vật sẽ bằng không khi:
A. mốc tính độ cao chọn ngay tại vị trí đặt vật. B. vật có vận tốc bằng không. 
C. vật chịu tác dụng của các vật cân bằng nhau. D. vật không bị biến dạng.
Câu 11: Động năng của một sẽ bằng không khi:
A. vật đứng yên so với vật làm mốc B. độ cao của vật so với mốc bằng không 
C. khoảng cách giữa vật và vật làm mốc không đổi D. vật chuyển động đều.
Câu 12: Trong thí nghiệm Brown (do nhà bác học Brown, người Anh thực hiện năm 1827) người ta quan sát được:
A. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
B. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
C. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
D. Các phân tử và nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
Câu 13: Khi đổ 50cm3 nước vào 50cm3 dung dịch đồng sunfat màu xanh, ta thu được một hỗn hợp mới có thể tích:
A. bằng 100cm3. B. lớn hơn 100cm3. C. nhỏ hơn 100cm3. D. Không thể xác định được.
Câu 14: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây đã tăng lên? Hãy chọn câu đúng:
A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. 
C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật.
Câu 15: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. 
D. Cả ba câu trả lời trên đều đúng.
Câu 16: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là:
A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Cả ba hình thức truyền nhiệt trên.
Câu 17: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào. Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. C. Chỉ ở chất khí. D. Ở cả chất rắn, chất khí và chất lỏng.
Câu 18: Chọn câu sai.
A. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng nhỏ hơn trong chất khí.
B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn nhỏ hơn trong chất khí.
C. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn lớn hơn trong chất khí.
D. Khoảng cách giữa các phân tử chất khí có thể thay đổi.
Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? Hãy chọn câu đúng:
A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. 
B. Ruột cao su xe đạp dù bơm căng thì sau một thời gian vẫn bị xẹp.
C. Sự tạo thành gió. 
D. Mực viết tan vào nước.
Câu 20: Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng một vật?
A. Cọ xát vật với một vật khác. B. Đốt nóng vật.
C. Cho vào môi trường có nhiệt độ cao hơn vật. D. Tất cả các phương pháp trên đều được.
Phần 3: BÀI TẬP:
BÀI 1: Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.
(Đáp số: A = 120N)
BÀI 2: Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu? (A = 12.106J)
BÀI 3: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,5 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? (P = 1750W)
BÀI 4: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy S = 100cm2, chiều cao h = 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thắng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ d1 = 7500N/m3 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3 . Tính chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước . Bỏ qua sự thay đổi của mực nước. ( h = 5cm)
BÀI 5: 
a. Lấy thí dụ hai vật có thế năng hấp dẫn, hai vật có thế năng đàn hồi và hai vật có động năng.
b. Lấy thí dụ hai vật vừa có thế năng hấp dẫn và vừa cò động năng.
c. Lấy thí dụ hai vật vừa có thế năng đàn hồi vừa có động năng.
d. Lấy thí dụ một vật vừa có thế năng hấp dẫn, vừa có thế nằn đàn hồi và có động năng.
BÀI 6: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích tại sao?
BÀI 7: Đồng thời bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng, ta thấy hạt thuốc tím trong cốc nước nóng tan nhanh hơn. Hãy giải thích tại sao?
BÀI 8: Một ấm nhôm khối lượng 250g chứa 1lít nước ở 200c. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước nói trên; biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 880J/kg.K và c2 = 4200J/kg.K. (Q = 353 600J)
BÀI 9: Một quả cầu nhôm ở nhiệt độ 1000 C thả vào cốc nước, nước có khối lượng 0,47kg ở 200 C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 250 C. Tính khối lượng của quả cầu. Bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và môi trường xung quanh. Cho biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là 4200J/kg.K và 880J/kg.K. ()
BÀI 10: Để có 100 lít nước ở 300 C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở 200C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. (m1 = 87,5kg, m2 = 12,5kg)
--- HẾT ---

File đính kèm:

  • docDe_cuong_vat_ly_8_HKII.doc