Đề cương ôn tập Công nghệ 9 - Học kỳ I

Câu 10: Nêu quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

Quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

- Vẽ đường dây nguồn

- Xác định vị trí đặt bảng điện và bóng đèn

- Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện

- Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Công nghệ 9 - Học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS 
--------------@&?----------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 9 _ HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011
I.TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động? 
Để làm được những công việc của nghề điện dân dụng, người lao động cần có một số yêu cầu sau:
Về kiến thức: tối thiểu cần phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở. Hiểu biết những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kĩ thuật như an toàn điện, nguyên lí làm việc và cấu tạo của máy điện, thiết bị điện và những đặc tính vận hành của chúng. Hiểu được một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện dân dụng.
Về kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
Về thái độ: yêu thích những công việc của nghề điện dân dụng, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
Về sức khỏe: có đủ điều kiện về sức khỏe, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.
Câu 2: Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào? 
Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tương lai của nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.
Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi.
Do sự phát triển của cách mạng khoa học và kĩ thuật, luôn xuất hiện nhiều thiết bị mới có nhiều tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
Câu 3: Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
Nội dung lao động của nghề điện dân dụng bao gồm:
Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt như: lắp đặt đường dây hạ áp, lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà…
Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện như: lắp đặt máy điều hòa không khí, lắp đặt máy bơm nước…
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện như: bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt, sửa chữa quạt điện…
Câu 4: Em hãy nêu vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
Hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều gắn với việc sử dụng điện năng. Vì vậy, cần rất nhiều người để làm các công việc trong nghề điện dân dụng. Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện.
Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường…để làm các công việc về điện. Nghề điện nói chung, điện dân dụng nói riêng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 5: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện? Em hãy nêu các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Có ba loại mối nối dây dẫn điện:
Mối nối thẳng (mối nối tiếp).
Mối nối phân nhánh (mối nối rẽ).
Mối nối dùng phụ kiện (hộp nối dây, bulông, v.v…)
Mối nối dây dẫn điện phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Dẫn điện tốt: Điện trở mối nối nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy, các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt (tốt nhất mối nối phải được hàn thiếc lại).
Có độ bền cơ học cao: phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển.
An toàn điện: được cách điện tốt, mối nối không sắc để tránh làm thủng lớp băng cách điện.
Đảm bảo về mặt mĩ thuật: Mối nối phải gọn và đẹp.
Câu 6: Đồng hồ đo điện dùng để làm gì? Cho thí dụ những đồng hồ đo điện được sử dụng trong thực tế. (1 điểm)
Đồng hồ đo điện được dùng để đo các đại lượng điện của mạng điện nhàm phát hiện các sự cố xảy ra trong mạch điện, biết được tình trạng làm việc không bình thường của mạch điện,…
Thí dụ: Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế, Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện, Ôm kế dùng để đo điện trở, công tơ điện dùng để đo điện năng tiêu thụ…
Câu 7: Thế nào là vật liệu cách điện? Yêu cầu của vật liệu cách điện? Cho thí dụ những vật liệu cách điện dùng trong mạng điện trong nhà. 
Vật liệu cách điện là những vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Trong mạng điện, vật liệu cách điện luôn đi kèm với những vật liệu dẫn điện nhằm đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả và an toàn cho người và mạng điện.
Những vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu sau: độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
Thí dụ: những vật liệu cách điện dùng trong mạng điện trong nhà là: nắp hộp cầu chì, công tắc, ống luồn dây dẫn, puli sứ, vỏ đui đèn,…
Câu 8: Nêu quy trình chung nối dây dẫn điện? (0,5 điểm)
Quy trình chung nối dây dẫn điện gồm: Bóc vỏ cách điện, làm sạch lõi, nối dây, kiểm tra mối nối, hàn mối nối, cách điện mối nối.
Câu 9: Nêu quy trình chung lắp mạch điện bảng điện? Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện bảng điện. (1 điểm)
Quy trình chung lắp mạch điện bảng điện gồm: Vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, nối dây thiết bị điện của bảng điện, lắp thiết bị điện vào bảng điện, kiểm tra.
Sơ đồ nguyên lí của mạch điện bảng điện: (hs tự vẽ)
Câu 10: Nêu quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 
Quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
Vẽ đường dây nguồn
Xác định vị trí đặt bảng điện và bóng đèn
Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện
Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí
Câu 11: Bảng điện có mấy loại? Trình bày chức năng của bảng điện.
Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
Mạng điện trong nhà thường có hai loại bảng điện: bảng điện chính và bảng điện nhánh.
Bảng điện chính: có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, công tơ điện, cầu chì (hoặc Aptomat tổng).
Bảng điện nhánh: có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắp công tắc hoặc aptomat, ổ cắm điện, hộp số điều khiển quạt trần,…
II/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Đồng hồ điện được dùng để đo điện trở mạch điện là:
Oát kế.
Ampe kế.
Vôn kế.
Ôm kế.
Câu 2: Đồng hồ điện được dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện là:
Công tơ điện.
Ampe kế.
Vôn kế.
Ôm kế.
Câu 3: Công tơ điện lắp trong mạng điện trong nhà dùng để:
Đo điện trở của mạch điện.
Đo hiệu điện thế của dòng điện.
Đo cường độ dòng điện.
Đo điện năng tiêu thụ.
Câu 4: Người ta thường dùng loại vật liệu nào để làm dây chảy của cầu chì.
Nhôm.
Chì.
Đồng.
Cao su.
Câu 5: Hãy chọn kết quả đúng (Đ) hoặc sai (S) trong cụm từ sau:
Để đo hiệu điện thế của mạch điện phải dùng Ampe kế.	Đ	S
Để đo điện trở của mạch điện phải dùng Vôn kế.	 Đ	S
Ampe kế được mắc nối tiếp với mạch điện cần đo.	 Đ	S
Vôn kế được mắc song song với mạch điện cần đo.	Đ	S
Câu 6: Dây dẫn điện có nhiều màu sắc khác nhau để: 
A . Trang trí.
Phân biệt khi lắp đặt.
B. Dẫn điện tốt.
C. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 7: Dụng cụ dùng để đo đường kính dây dẫn và chiều sâu của lỗ là:
Thước dây. B . Thước đo góc. C. Thước cặp. D. Thước thẳng.
Câu 8: Sử dụng đồng hồ vạn năng có thể đo được:
Hiệu điện thế.
Cường độ dòng điện.
Điện trở.
Cả ba đại lượng trên.
Câu 9: Cơng việc lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt tương ứng với cơng việc:
a. Lắp đặt máy bơm nước.
b. Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà.
c. Lắp đặt mạng điện cao áp.
d. Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa máy giặt.
 Câu 10: Dựa vào lớp vỏ cách điện dây dẫn điện được phân thành mấy loại?
a. 1.	 b. 2.	 c. 3.	 d. 4.
.
 Câu 11: Vơn kế cĩ thang đo 500V, cấp chính xác 1 thì sai đối lớn số tuyệt nhất là:
a. 0.5V.	 b. 5V.	c. 50V.	d. 500V.
 Câu 12: Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở của cuộn dây, điều chỉnh núm chỉnh ở thang đo 100, kim chỉ trên mặt đồng hồ là 4Ω vậy cuộn dây cĩ điện trở là:
a. 0.4Ω.	 b. 4Ω.	 c. 40Ω.	 d. 400Ω.
 Câu 13: Bảng điện chính của mạng điện trong nhà cĩ chức năng cung cấp điện:
a. Cho các đồ dùng điện.	b. Cho tồn bộ các hộ tiêu dùng.
c. Cho tồn bộ hệ thống điện trong nhà.	 d. Cho tồn bộ thiết bị điện.
 Câu 14:Dây dẫn điện được phân thành:
 	a. 3 loại. b. 4 loại. c. 5 loại. d. 2 loại.
 Câu 15: Cấu tạo của dây cáp điện được chia thành mấy phần?
 a. 2. b. 3. c. 4. d. 5.
 Câu 16: Đo điện năng tiêu thụ người ta dùng :
a. Ampe kế. b. Vơn kế. c. Cơng tơ điện. d. Oát kế.
 Câu 17: Nới dây dẫn điện tiến hành theo mấy bước:
a. 2. b. 3. c. 4. d. 5.
 Câu 18: Có mấy cách nới dây dẫn điện:
 a. 3. b. 4. c. 5. d. 6. 
 Câu 19: Lắp đặt mạch điện bảng điện được tiến hành theo mấy bước:
a. 5. b. 4. c. 3. d. 2. 
 Câu 20: Dụng cụ cơ khí gờm có:
a. Kìm,búa. b. Khoan,tua vít. 
c. Thước... d. Cả 3 câu đúng.

File đính kèm:

  • docDC on tap.doc
Giáo án liên quan