Chuyên đề Phương pháp tổ chức hội khoẻ phù đổng (đại hội TDTT) các cấp
PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÀI THI ĐẤU THỂ THAO
Trọng tài là người điều khiển các công tác chuyên môn của cả giải hoặc trong từng trận đấu. Trọng tài có quyền quyết định mọi công việc liên quan đến chuyên môn của giải,từ công tác kiểm tra sân bãi, dụng cụ đến điều hành trận đấu và giải quyết mọi khiếu nại, công nhận hoặc không công nhận kết quả trận đấu nếu xét thấy không đúng quy định.Mọi trọng tài khác nhau đều có quyền và nhiệm vụ khác nhau, song những yêu cầu đối với các trọng tài làm nhiệm vụ lại đòi hỏi như nhau.
NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TRỌNG TÀI
1,Phải có tư tưởng và đạo đức tốt.
-Người trọng tài phải yêu ngành nghề, tôn trọng công lý và giải quyết công bằng mọi tình huống xảy ra trong trận đấu, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, sai trái trong quá trình tổ chức.
-Có đạo đức lành mạnh, khiêm tốn, hoà nhã, trung thực, luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong quá trình điều khiển thi đấu công bằng. Nếu bắt sai lệchthì không bắt bù mà cần nhận ra lỗi sai, sẵn sàng sửa chữa để điều khiển thi đấu ngày càng tốt hơn.
2. Phải nắm vững và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nắm vững luật, bình tĩnh linh hoạt xử lý giải quyết các trường hợp xảy ra trong quá trình diễn biến thi đấu
- Thường xuyên bồi dưỡng về luật và năng lực thực hành
- Quá trình điều hành trận đấu trọng tài không chỉ giải quyết các trường hợp vi phạm điều luật trên sân mà còn nhằm giúp cho VĐV hiểu rõ và nắm chắc hơn về luật để từ đó họ có thái độ thi đấu tốt hơn.
CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỘI KHOẺ PHÙ ĐỔNG (ĐẠI HỘI TDTT) CÁC CẤP Giáo viên thực hiện : Nguyễn Như Ước I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: Sau khi nhận được các công văn, Chỉ thị, Điều lệ HKPĐ (Đại hội ĐK-TT) của cấp trên gửi về. Tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Cụ thể: 1. Lập tờ trình thành lập BCĐ ( HKPĐ); BTC (Đại hội ĐK-TT). - Trình UBND huyện: Đối với các Phòng GD-ĐT ( tổ chức cấp huyện) - Trình BGH các nhà trường: Đối với các trường THPT, THCS . 2. Họp BCĐ (BTC) xây dựng kế hoạch, thống nhất các phương án: Quy mô, hình thức tổ chức; nội dung thi đấu, địa điểm khai mạc, địa điểm thi đấu; thời gian tổ chức..... 3. Xây dựng và ban hành Điều lệ, kế hoạch hoặc các văn bản gửi về cơ sở ( các trường, các tổ chức đoàn thể, các tổ, nhóm chuyên môn, các khối lớp...). Lưu ý: Điều lệ, kế hoạch gửi về cơ sở chậm nhất trước 2-3 tháng. 4. Trình BCĐ ra Quyết định thành lập BTC ( đối với HKPĐ cấp huyện ), Hội đồng trọng tài , các tiểu ban hoạt động ( tiểu ban nội dung; tiểu ban CSVC; tiểu ban tuyên truyền;tiểu ban chuyên môn , tiểu ban bảo vệ , tiểu ban phục vụ ...) 5. Xây dựng dự trù kinh phí tổ chức HKPĐ hoặc Đại hội ĐK-TT. Cần phải cụ thể , chi tiết . - Kinh phí tập đồng diễn : - Kinh phí mua sắm CSVC: - Kinh phí cho tổ chức , khai mạc : Loa máy , trang trí , hoa nước . đại biểu .... - Kinh phí cho trọng tài các môn . - Kinh phí trao thưởng : Cờ , hoa , tiền thưởng ... - Kính phí bồi dưỡng cho các tiểu ban, - Kinh phí tập luyện tham gia thi đấu các cấp . - Kinh phí phát sinh khác ... 6. Tiến hành họp , giao nhiệm vụ cho các tiểu ban. 7. Theo dõi , kiểm tra , đôn đốc các tiểu ban trong quá trình thực hiện kế hoạch . II. TỔ CHỨC TỔNG DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH. Chỉ áp dụng đối với các chương trình có diễu hành , đồng diễn . (2-3 lần ). III. TỔ CHỨC KHAI MẠC . 1.Chuẩn bị : Các điều kiện cho lễ khai mạc . - Phông , tets . Khẩu hiệu , cờ , hoa , đài lửa , biển trường ( lớp ) - Bàn ghế đại biểu , âm thanh , ánh sáng , bục - Hoa , nước , quay phim , chụp ảnh - Khối cờ TQ, ảnh Bác , Hồng kỳ . ( đối với HKPĐ). Lưu ý: Công tác chuẩn bị phải hoàn tất trước khi khai mạc 30phút. 2. Tập kết đội hình : Phương án 1: Tập kết ngoài sân : ( Dùng cho kịch bản diễu hành trước khai mạc ) b. Phương án 2: Tập kết trong sân ( Dùng cho kịch bản diễu hành sau khai mạc hoặc không có diễu hành , đồng diễn ). 3. Tiến hành lễ khai mạc : Theo quy trình sau : - Diễu hành biểu dương lực lượng vào vị trí tập kết giữa sân . ( Cờ TQ, ảnh Bác , Biểu trưng HKPĐ, Hồng kỳ , khối các đơn vị , khối VĐV, khối trọng tài ). Lưu ý: Chỉ áp dụng cho các kỳ HKPĐ - Rước lửa truyền thống . ( có thuyết minh ). - Khai mạc . ( Chào cờ + Khai mạc ) - Thông qua các quyết định thành lập BCĐ, BTC, Hội đồng trọng tài . - Trọng tài và VĐV tuyên thề - Đồng diễn chào mừng HKPĐ. ( Chỉ áp dụng cho các kỳ HKPĐ) 4. Tổ chức thi đấu : Tuỳ thuộc vào số lượng các môn thi , số lượng VĐV để thiết kế , phân chia địa điểm thi đấu cho phù hợp . Nếu số lượng môn thi , số lượng VĐV đông có thể chia thi đấu ở các cụm hoặc tách thành nhiều đợt thi đấu để dãn mật độ trong ngày khai mạc . Các sân thi đấu phải được thiết kế gần nhau , đảm bảo cho đi lại Sắp xếp các môn thi phải hợp lý , khoa học , tránh VĐV thi đấu trùng thời gian ở các nội dung thi 5. Tổng kết - Bế mạc : - Cần có sự chuẩn bị đầy đủ : Phông , Tets , hoa , nước , huy chương , giấy khen , tiền thưởng .. ( nếu có ) Có bản đánh giá tổng kết các hoạt động một cách cụ thể 6. Chọn đội tuyển , tổ chức tập luyện . Nội dung 2: PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÀI THI ĐẤU THỂ THAO Trọng tài là người điều khiển các công tác chuyên môn của cả giải hoặc trong từng trận đấu. Trọng tài có quyền quyết định mọi công việc liên quan đến chuyên môn của giải,từ công tác kiểm tra sân bãi, dụng cụ đến điều hành trận đấu và giải quyết mọi khiếu nại, công nhận hoặc không công nhận kết quả trận đấu nếu xét thấy không đúng quy định.Mọi trọng tài khác nhau đều có quyền và nhiệm vụ khác nhau, song những yêu cầu đối với các trọng tài làm nhiệm vụ lại đòi hỏi như nhau. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TRỌNG TÀI 1,Phải có tư tưởng và đạo đức tốt. -Người trọng tài phải yêu ngành nghề, tôn trọng công lý và giải quyết công bằng mọi tình huống xảy ra trong trận đấu, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, sai trái trong quá trình tổ chức. -Có đạo đức lành mạnh, khiêm tốn, hoà nhã, trung thực, luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong quá trình điều khiển thi đấu công bằng. Nếu bắt sai lệchthì không bắt bù mà cần nhận ra lỗi sai, sẵn sàng sửa chữa để điều khiển thi đấu ngày càng tốt hơn. 2. Phải nắm vững và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Nắm vững luật, bình tĩnh linh hoạt xử lý giải quyết các trường hợp xảy ra trong quá trình diễn biến thi đấu - Thường xuyên bồi dưỡng về luật và năng lực thực hành - Quá trình điều hành trận đấu trọng tài không chỉ giải quyết các trường hợp vi phạm điều luật trên sân mà còn nhằm giúp cho VĐV hiểu rõ và nắm chắc hơn về luật để từ đó họ có thái độ thi đấu tốt hơn. - Nghiên cứu xu thế và trình độ phát triển kỹ chiến thuật chuyên môn trong nước cũng như trên thế giớilà điều kiện để giúp người trọng tài không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. 3. Phải có sức khoẻ tốt. Đây là một trong những yêu cầu không thể thiếu được với người làm công tác trọng tài. Vấn đề sức khoẻ của trọng tài có vai trò rất lớn để góp phần vào thành công của giải. Vì vậy phải không rèn luyện sức khoẻ thông qua việc tập luyện thường xuyên, liên tục để tăng sự bền bỉ, dẻo dai cho cơ thể. 4. Phải có bản lĩnh vững vàng và tác phong nghiêm túc Quá trình thi đấu, các VĐV không chỉ muốn giành thắng lợi bằng chính trình độ và năng lực của mình mà đôi khi còn bằng cả các tiểu xảo thủ thuật trong thi đấu. Ngoài ra còn có sự khích động của khán giả, sự ủng hộ không vô tư cho một đội (VĐV) nào đó cũng là thực tế khách quan. Bởi vậy trọng tài cần phải bình tĩnh,. Tự tin giải quyết và điều hành trận đáu một cách công bằng vô tư và trung thực, phải có bản lĩnh vững vàng để điều khiển các trận đấu, giải quyết mọi vấn đề một cách bình tĩnh, sáng suốt và đúng đắn . -Trọng tài trước hết phải tự nghiêm khắc với chính bản thân mình, tôn trọng luật lệ, quy định của giải. Tác phong nghiêm túc, đúng mực và hoà nhã II. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ NẢY SINH TRONG CÔNG TÁC TRỌNG TÀI Trước trận đấu: Xuất hiện trạng thái tâm lý căng thẳng, quan trọng hoá trận đấu, thao thức ( điều kiện môi trường thay đổi, khi điều hành trận đấu hạng cao hơn ). Xuất hiện trạng thái bồn chồn không yên tâm. (đọc lại luật, hoặc muốn gặp các đội,hoặc ngại gặp các đội ). Những trọng tài lớn tuổi có kinh nghiệm thường bàng quang dẫn đến chủ quan dễ sai sót. 2. Trong thi đấu : Thường xuất hiện vào thời điểm đầu Mất tập trung do sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả . Lúng túng trong xử lý khi có sự căng thẳng, xung đột giữa các VĐV hay giữa các đội 3. Sau trận đấu : Lo lắng, tìm cách giải thích, thanh minh 4. Cách chế ngự tâm lý: + Các trọng tài trao đổi với nhau, chuẩn mực cho thi đấu + Tỏ thái độ vui vẻ, niềm nở với các VĐV, các đội thể hiện tính thiện ý + Khi có vấn đề gì cần xử lý nên có sự hội ý giữa các trọng tài + Giải quyết thi đấu phải bám luật, chặt chẽ + Nếu sai sót không tự tin dẫn đến thanh minh với đội thua thì không nên + Nếu trọng tài sai sót BTC không nên bố trí làm nhiệm vụ điều hành tiếp mà đưa vào bàn thư ký vì tư tưởng không tập trung Nội dung 3: CÁCH THỨC SẮP XẾP SƠ ĐỒ CÁC TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO Các giải thi đấu TDTT trong trường học có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác điều hành tổ chức thi đấu và công tác trọng tài . Người giáo viên Thể dục , hạt nhân và linh hồn của các giải thi đấu TDTT đòi hỏi phải có kiến thức , có kỹ năng , biết sắp xếp các trận đấu một cách khoa học , điều hành các trận thi đấu một cách công minh , khách quan , đúng luật , để đem lại tinh thần vui tươi , phấn khởi cho học sinh sau mỗi giải đấu thể thao Trong các giải thi đấu thể thao , các trận đấu thường được sắp xếp theo các hình thức sau : - Hình thức thi đấu loại trực tiếp : + Đấu loại trực tiếp một lần thua . + Đấu loại trực tiếp hai lần thua . - Hình thức thi đấu vòng tròn . Hình thức thi đấu hỗn hợp : vận dụng cả đấu loại trực tiếp và đấu vòng tròn . 1. Sắp xếp các trận đấu vòng đầu theo hình thức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua dựa theo công thức : Trong một giải thi đấu có số vận động viên hay số đội tham dự đông , trong lúc thời gian thi đấu của giải hạn chế . Lúc này cần sử dụng hình thức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Phương pháp này có thể rút ngắn được thời gian, song khó đánh giá chính xác trình độ thực tế của từng đội, từng đối thủ a.Biện pháp tiến hành: Trường hợp nếu số VĐV hoặc số đội không trùng với 2 n : thì căn cứ số VĐV (đội) tham gia để xác định VĐV (đội) thi đấu vòng đầu: Theo Công thức: Y = 2 ( a - 2 n ). Trong đó - Y: là số VĐV( Đội) tham gia thi đấu vòng đầu. - a: là số VĐV hay số đội thi. - n: là số bất kỳ sao cho 2 n < a nhưng gần bằng a Ví dụ: Có 12 đội tham gia thay vào công thức ta có : Y = 2 ( 12 – 2 3 ) = 8 Như vậy sẽ có 8 VĐV (đội) thi đấu vòng đầu (xem sơ đồ 1). *Trường hợp nếu số VĐV hoặc số đội trùng với 2 n : Thì số VĐV (đội) tham gia thi đấu vòng đầu bằng chính số VĐV (đội) tham gia. Ví dụ: Có 8 VĐV tham gia thi đấu: Cũng bằng 2 3 = 8 VĐV (đội) tham gia thi đấu ( xem sơ đồ 2). 2 1 Trận 5 8 VĐV thi đấu vòng đầu Trận1 3 Trận 9 4 Trận 2 5 Trận 6 6 Trận 11 8 7 Trận 7 Trận 3 9 Trận 10 10 Trận 4 11 Trận 8 12 sơ đồ 1 1 Trận 1 2 3 Trận 2 4 5 Trận 3 6 7 Trận 4 8 SƠ ĐỒ 2 2. 1. Sắp xếp các trận đấu vòng đầu theo hình thức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua không cần đến công thức : Nhiều khi không cần sử dụng công thức, chúng ta cũng có thể sắp xếp các trận đấu vòng đầu. Phương thức này áp dụng cho các giải thi đấu có số VĐV (đội) từ 5 trở lên. Ta thực hiện bằng cách lấy số VĐV (đội) tham gia trừ đi 4, 8,16,32, 64 ...sau đó nhân với 2 thì sẽ có số trận thi đấu vòng đầu. Cụ thể: (Số đội trừ 4) x 2, (Số đội trừ 8) x 2, (Số đội trừ 16) x 2, (Số đội trừ 32) x 2.. Ví dụ: Có 5 VĐV (đội) thi đấu ta có ( 5 – 4) X 2 = 2 đội thi đấu vòng đầu ( xem sơ đồ 3) Ví dụ: Có 7 VĐV ( đội) thi đấu: Ta có ( 7 – 4 ) X 2 = 6 đội thi đấu vòng đầu. (xem sơ đồ 4) Ví dụ: Có 10 VĐV (đội) thi đấu ta có (10 – 8) X 2 = 4 đội thi đấu vòng đầu. (xem đồ 5) Ví dụ : Có 19 VĐV (đội) thi đấu ta có (19 – 16) X 2 = 6 đội thi đấu vòng đầu Ví dụ : Có 27 VĐV (đội) thi đấu ta có (27 – 16) X 2 = 22 đội thi đấu vòng đầu Ví dụ: Có 60 VĐV (đội) thi đấu ta có ( 54 – 32) X 2 = 44 đội thi đấu vòng đầu Tuy vậy, khi có số VĐV. số đội từ 20 trở lên ta cần tiến hành chia theo bảng sau đó mới bắt thăm, lập sơ đồ theo từng bảng với nhau. 1 1 (2) 2 (1) (4) 2 3 (4) (6) 3 (3) 4 (2) 4 (1) 5 5 (5) 6 (3) SƠ ĐỒ 3: 5 VĐV. Trong đó 2 VĐV thi đấu vòng đầu 7 SƠ ĐỒ 4: CÓ 7 VĐV: Trong đó 6 VĐV thi đấu vòng đầu 1 (3) 2 (7) 3 4 (1) (5) 5 (9) 6 (2) 7 (6) 8 (8) 9 (4) 10 SƠ ĐÔ 5: 10VĐV thi đấu : Có 4VĐV thi đấu vòng đầu 3. Sắp xếp các trận đấu vòng đầu theo hình thức thi đấu loại trực tiếp 2 lần thua dựa theo công thức: Phương pháp thi đấu này phần nào khắc phục được sự "may rủi" và cho phép xác định trình độ thứ hạng của các đội, đấu thủ tương đối chính xác. Tuy nhiên việc lập sơ đồ và theo dõi các trận đấu khá phức tạp, đòi hỏi phải tỉ mỉ, chu đáo. Cách lập sơ đồ theo dõi kết quả thi đấu gồm 2 phần: a. Đầu tiên, tất cả các đội, đấu thủ tham gia giải đều xếp vào một sơ đồ giống như sơ đồ thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Sơ đồ này gọi là sơ đồ A ( sơ đồ chính). Các đội, đấu thủ thắng ( chưa thua lần nào) sẽ thi đấu ở sơ đồ này. b. Sau vòng đấu đầu tiên, các đội thua ở sơ đồ A được xếp xuống sơ đồ B ( sơ đồ phụ). Sơ đồ này gồm các đội, đấu thủ đã bị thua 1 lần. Đội, đấu thủ nào thua thêm một lần nữa ở sơ đồ B sẽ bị loại. Các đội, đấu thủ ở sơ đồ A bị thua ở vòng đấu nào thì được xếp vào sơ đồ B ở vòng đấu tương ứng. Đội, đấu thủ thắng liên tục ở sơ đồ A sẽ gặp đội, đấu thủ thắng liên tục ở sơ đồ B và nếu đội, đấu thủ ở sơ đồ A lại thắng thì sẽ là vô địch. Nếu đội, đấu thủ ở sơ đồ B thắng thì phải đấu thêm một lần nữa ( vì đội, đấu thủ ở sơ đồ A mới thua một lần, bằng số lần thua của đội, đấu thủ ở sơ đồ B), trong trận này đội, đấu thủ ở sơ đồ nào thắng thì sẽ vô địch. - Tổng số trận đấu trong phương pháp đấu loại 2 lần thua là: Y = (A x 2) – 2. Trong đó: Y là tổng số trận đấu; A là số đội tham gia. Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu 2 lần thua cho 8 đội, đấu thủ: Nếu tổng số đội, đấu thủ tham gia giải không đúng với một số là 2n ( A # 2n) thì cách tính cũng giống như đấu loại một lần thua 1 2 SƠ ĐỒ A 2 3 3 3 4 6 5 6 6 6 7 7 8 2 2 1 4 4 8 5 8 8 8 8 7 3 SƠ ĐỒ B 3. Sắp xếp các trận đấu theo hình thức thi đấu vòng tròn: a.Biện pháp tiến hành: Dựa vào số lượng các VĐV (đội) để bốc thăm số thứ tự, sau đó lập các vòng thi đấu và xác định thứ tự các trận đấu sẽ xảy ra. Trong trường hợp nếu số VĐV (Đội) chẵn thì: Số vòng thi đấu D = A – 1 ( A là số VĐV hay Đội thi ). Số trận thi đấu: Công thức tính X = Ở vòng 1 xếp vị trí theo chiều ngược kim đồng hồ, tiếp đến vòng sau cố định vị trí số 1, còn các vị trí khác luân chuyển cho nhau quanh vị trí làm trụ (số 1) cho đến hết vòng thi đấu mà đã tính được. Ví dụ : Sắp xếp thi đấu vòng tròn cho 6 VĐV: Số vòng thi đấu D = a –1 = 6 - 1= 5 vòng Số trận thi đấu: X = = = 15 trận Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 (1) - 6 (1) 5 (1) - 4 (1) - 3 (1) - 2 2 - 5 6 - 4 5 - 3 4 - 2 3 - 6 3 - 4 2 - 3 6 - 2 5 - 6 4 - 5 Ta có bảng sắp xếp sau : *Trong trường hợp nếu số VĐV (đội) là số lẻ thì vòng thi đấu D = A Số trận thi đấu: Công thức tính: X = Cách thức sắp xếp các vòng cũng tương tự như ở phần trên, nhưng do vị trí còn thiếu ( a lẻ) cho nên thêm vị trí số 0 vào vị trí thiếu. Ví dụ: Sắp xếp thi đấu vòng tròn cho 5 VĐV. Số vòng thi đấu D = a = 5 vòng . Số trận thi đấu : X = = = 10 trận Ta có bảng sắp xếp như sau : Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 (0) - 5 (0) - 4 (0) - 3 (0) - 2 (0) - 1 1 - 4 5 - 3 4 - 2 3 - 1 5 - 2 2 - 3 1 - 2 5 - 1 4 - 5 4 - 3 b. Bảng theo dõi kết quả thi đấu vòng tròn: TT Tên Tên 1 An 2 Dũng 3 Hùng 4 Lợi 5 Thắng Hiệp Số điểm Xếp hạng 1 An 2 Dũng 3 Hùng 4 Lợi 5 Thắng
File đính kèm:
- chuyen_de_phuong_phap_to_chuc_hoi_khoe_phu_dong_dai_hoi_tdtt.ppt