Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Mẫu giáo

4. Điều tra thực trạng.

Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường tiếp tục phân công là tổ trưởng tổ chuyên môn Mẫu giáo. Trước khi đưa ra các biện pháp “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo” tôi tiến hành điều tra thực trạng như sau:

 Năm học này tổ Mẫu giáo chúng tôi có 11 lớp (Trong đó khối 3T: 3 lớp; khối 4T: 4 lớp; khối 5T: 4 lớp) với tổng số trẻ 333 cháu.

 Tổ gồm có 22 đồng chí giáo viên. (Trong đó: Biên chế: 16; Hợp đồng: 6)

 Trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn: 22/22 đồng chí đạt 100% ; Trình độ giáo viên đạt trên chuẩn: 20/22 đồng chí đạt 91% (Trong đó Đại Học: 18 đồng chí ; Cao Đẳng: 02 đồng chí ; Trung Cấp : 2 đồng chí).

 

doc33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Mẫu giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp; khối 4T: 4 lớp; khối 5T: 4 lớp) với tổng số trẻ 333 cháu.
 Tổ gồm có 22 đồng chí giáo viên. (Trong đó: Biên chế: 16; Hợp đồng: 6)
 Trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn: 22/22 đồng chí đạt 100% ; Trình độ giáo viên đạt trên chuẩn: 20/22 đồng chí đạt 91% (Trong đó Đại Học: 18 đồng chí ; Cao Đẳng: 02 đồng chí ; Trung Cấp : 2 đồng chí).
4.1. Thuận lợi
Tổ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ phối hợp của hội cha mẹ học sinh trong các hoạt động nuôi dưỡng - chăm sóc giáo - dục trẻ.
 Bản thân tôi đã nhiều năm được phân công là tổ trưởng. Đội ngũ giáo viên trong tổ đa số trẻ, nhiều đồng chí đã đạt được nhiều thành tích cao trong các năm học, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, có tinh thần và ý thức xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong tập thể tổ Mẫu giáo và nhà trường. Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn chiếm 91%. Tổ có nhiều đồng chí giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong mọi hoạt động.
 Có 10/11 lớp được học ở phòng kiên cố, có công trình vệ sinh, nước sạch. Có đủ đồ dùng, trang thiết bị tối thiểu theo thông tư quy định phục vụ công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ.
Tổng số học sinh theo số liệu điều tra ra lớp là 333 cháu, đa số các con đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn, có nề nếp tốt. Định mức trẻ trên lớp đảm bảo yêu cầu quy định.
4.2. Khó khăn.
Bản thân: Do đặc điểm đơn vị có 2 điểm trường nên việc sắp xếp công việc đôi lúc còn chưa hợp lý, chỉ đạo các hoạt động của tổ đôi khi chưa linh hoạt, sáng tạo.
Tổ chuyên môn họp định kỳ 2 lần trên tháng vào tuần 2 và tuần 4 của tháng tuy nhiên thời gian diễn ra buổi sinh hoạt không được nhiều, nội dung sinh hoạt còn chung chung, chưa chẻ nhỏ và đi sâu vào tình hình thực tế của tổ.
Đội ngũ giáo viên: Có nhiều giáo viên trẻ, mới vào ngành và đang ở độ tuổi sinh nở nên chưa có nhiều kinh nghiệm, ảnh hưởng đến công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ, một số giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong khi thực hiện hoạt động dạy học.
* Qua khảo sát tháng 9/2018 tôi thấy kết quả như sau:
Thời điểm
ND khảo sát
Số gv
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tháng 9/2018
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
22
6
27
7
32
7
32
2
9
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non
22
7
32
6
27
7
32
2
9
Kỹ năng tổ chức các hoạt động ND - CS - GD trẻ.
22
7
32
9
41
4
18
2
9
Cơ sở vật chất: Các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ như: Máy vi tính, đàn, ti vi, đầu CD, máy chiếu vv...còn chưa đầy đủ nên việc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Học sinh: Qua quan sát, thăm lớp, dự giờ và khảo sắc xuất học sinh của một số khối, lớp tôi nhận thấy một số học sinh còn hiếu động, chưa tập trung chú ý, ở một số lớp còn có học sinh tự kỷ, học sinh khuyết tật nên việc nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ còn gặp khó khăn. 
* Qua khảo sát tháng 9/2018 ở lớp 5 tuổi C tôi thu được kết quả trên trẻ cụ thể như sau:
Thời điểm
ND khảo sát
Số trẻ
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tháng 9/2018
Nề nếp học tập và khả năng phối hợp của trẻ.
31
8
26
9
29
9
29
5
16
Trẻ tập trung, chú ý nghe giảng.
31
9
29
8
26
9
29
5
16
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
31
8
26
9
29
8
26
6
19
Từ những thuận lợi, khó khăn và kết quả khảo sát nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tổ như sau:
5. Một số biện pháp thực hiện
5.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn.
Xây dựng kế hoạch là một việc làm không thể thiếu và vô cùng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm học. Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của nhà trường. Căn cứ kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của đồng chí phó hiệu trưởng. Căn cứ kết quả của tổ đạt được trong năm học 2017-2018 và tình hình thực tế của tổ năm học 2018 - 2019. Căn cứ vào Quyết định phân công nhiệm vụ của Hiệu trưởng, ngay từ tháng 8 tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tôi xây dựng kế hoạch chi tiết, rõ ràng và nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nâng cao chất lượng của tổ tôi luôn quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch thực hiện hàng tháng. Kế hoạch tháng tôi chẻ nhỏ nội dung từng công việc trong tháng, nêu rõ biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành công việc và kết quả đạt được. 
Ví dụ: Nội dung “Phối hợp với nhà trường tổ chức Ngày hội đến trường của bé năm học 2018- 2019” Tôi đã tham khảo ý kiến của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường sau đó đưa ra biện pháp thực hiện và phân công công việc cụ thể như sau: 
Đồng chí: Vũ Thị A làm công tác tổ chức, dẫn chương trình.
Đồng chí Nguyễn Thị B đảm nhiệm nhiệm vụ bố trí, sắp xếp chỗ ngồi cho các lớp.
Các đồng chí khối 5 tuổi có nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất cho ngày khai giảng.
Các đồng chí khối 4 tuổi làm nhiệm vụ trang trí khánh tiết.
Các đồng chí khối 3 tuổi có trách nhiệm chuẩn bị về âm thanh, loa máy.
Ngoài việc xây dựng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng tháng theo kế hoạch của nhà trường và thực hiện các chuyên đề của Phòng giáo dục, căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại của các đồng chí giáo viên trong tổ mà tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về trình độ chuyên môn cho phù hợp với từng thành viên. Ngoài ra tôi còn quan tâm xây dựng kế hoạch thực hiện các sự kiện ngày hội, ngày lễ trong năm nhằm tạo niềm vui và có ý nghĩa giáo dục trẻ.
 Ví dụ: Tháng 9: Ngày hội đến trường của bé.
 Ngày tết Trung thu.
 Tháng 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
 Tháng 12: Ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12.
 Ngày lễ Noel.
 Tháng 1: Ngày tết cổ truyền.
 Tháng 3: Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô giáo, các bạn gái, ngày 8/3.
 Tháng 5: Ngày sinh nhật Bác.
 Ngày tết thiếu nhi 1/6.
Sau khi đã xây dựng kế hoạch xong tôi đã triển khai tới toàn thể các đồng chí giáo viên trong tổ để các đồng chí nắm bắt được và kịp thời có ý kiến nếu thấy chưa hợp lý. Khi đã đi đến thống nhất tôi chỉ đạo tất cả các thành viên trong tổ mình nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
5.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của năm học trước tôi nhận thấy nhiều đồng chí giáo viên trong tổ chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn, trong khi tham dự còn chưa tập trung chú ý lắng nghe và chưa chủ động đề xuất ý kiến phát biểu.Vì vậy với vai trò là một tổ trưởng để cho các đồng chí giáo viên trong tổ hiểu được mục đích và tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tạo điều kiện và tổ chức cho giáo viên trong tổ được tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề. Những buổi chuyên đề điểm do Phòng Giáo dục tổ chức ngoài thành phần được tham dự tôi luôn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường cử thêm một số đồng chí giáo viên trong tổ cùng đi tham dự để cho các đồng chí được nắm bắt nội dụng và trực tiếp được học hỏi kinh nghiệm. 
Ngoài ra mỗi năm một lần tôi đã kết hợp với ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho các thành viên trong tổ mình được đi giao lưu học tập trường bạn về chuyên môn cũng như về cách tạo môi trường cho trẻ được học tập, trải nghiệm. Từ những việc làm đó tôi đã chỉ ra cho các đồng chí giáo viên trong tổ thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn đó là: Giúp cho các đồng chí được giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, được giải đáp và tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng - chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Để buổi sinh hoạt diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao, không đơn điệu, nhàm chán, nâng cao được nhận thức và phát huy tối đa tính tích cực của giáo viên, giúp cho giáo viên sôi nổi tham gia ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm mà không còn thụ động, sau khi tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn của cấp trên cũng như của nhà trường xong tôi tiến hành chẻ nhỏ nội dung từng công việc và phân công nhiệm vụ, thời gian hoàn thành cho từng thành viên trong tổ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của tổ và khả năng của từng đồng chí, để tránh bỏ sót những nội dung quan trọng tôi đã tham khảo ý kiến của đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và thông qua nội dung với đồng chí tổ phó để đi đến thống nhất nội dung sinh hoạt. Sau khi đã thống nhất nội dung tôi tiến hành dự kiến thời gian sinh hoạt và đưa toàn bộ dự thảo nội dung sinh hoạt lên hòm thư chung của tổ để các thành viên trong tổ có thời gian nghiên cứu, từ đó giúp các đồng chí chủ động đưa ra ý kiến đóng góp trong buổi sinh hoạt. Với cách làm như vậy tôi đã triển khai được đầy đủ, chi tiết các nội dung trong buổi sinh hoạt đồng thời giáo viên trong tổ cũng mạnh dạn, chủ động và tự tin hơn khi đưa ra các ý kiến tham gia đóng góp.
5.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
Ngoài hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng tổ chức hội họp nhằm kiểm điểm, đánh giá những công việc đã thực hiện ở tháng trước và triển khai, phân công nội dung công việc của tháng cho các thành viên trong tổ sau đó đi đến thảo luận, thống nhất nội dung. Để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn cho các đồng chí giáo viên trong tổ mình, giúp cho các đồng chí phát huy được những mặt mạnh, khắc phục được những điểm yếu tôi đã tổ chức các buổi sinh hoạt “nghiên cứu bài giảng” và “chuyên đề, hội thảo”. 
Căn cứ vào hoạt động thăm lớp, dự giờ của năm học trước bản thân tôi đã nắm bắt được những mặt mạnh và điểm yếu của từng đồng chí, vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch phân công các đồng chí thực hiện dạy minh họa, đặc biệt tôi quan tâm, chú ý tới những đồng chí giáo viên trẻ, mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn với mục đính thông qua tiết dạy thực hành sẽ giúp cho giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho đồng nghiệp, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ đó kinh nghiệm của các đồng chí được nâng lên. 
Để có được đề tài dạy minh họa sáng tạo phát huy được tính tích cực của trẻ, bản thân tôi đã phối hợp với đồng nghiệp của mình nghiên cứu kỹ chương trình, mục tiêu của độ tuổi để lựa chọn đề tài, sau đó để các đồng chí tự xây dựng giáo án, đưa ra ý tưởng, hình thức tổ chức cho hoạt động của mình. Các thành viên trong tổ cùng tham gia trao đổi đóng góp các ý kiến của mình thông qua nhóm zalo chung của tổ. Sau khi các thành viên trong tổ trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất tổ tiến hành dự giờ minh họa và đưa ra nhận xét đóng góp ý kiến và chỉ đạo toàn tổ thực hiện theo nội dung đã thống nhất.
Vào cuối tháng 8, sau khi đã được đi dự tập huấn hè và đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo xong, tôi đã tổ chức 1 buổi sinh hoạt để các đồng chí giáo viên xây dựng kế hoạch 35 tuần. Khi dự sinh hoạt tôi phát hiện thấy các đồng chí giáo viên trong tổ còn lúng túng, một số đồng chí giáo viên chưa biết cách xây dựng, lựa chọn hoạt động giáo dục còn chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục
Ví dụ: Khối 5 tuổi các đồng chí giáo viên còn lúng túng khi đưa bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào kế hoạch, lựa chọn các chỉ số còn trùng lặp với kết quả mong đợi trong cuốn “ Hướng dẫn thực hiện chương trình”.
Các đồng chí ở khối 3, 4 tuổi còn lúng túng khi lựa chọn các hoạt động giáo dục, hoạt động còn chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung. 
Xác định được mặt tồn tại của các đồng chí tôi đã lên kế hoạch, chuẩn bị tài liệu có liên quan và lựa chọn thời gian để tổ chức buổi hội thảo với nội dung
“Xây dựng kế hoạch 35 tuần”. Tại buổi hội thảo tôi nêu rõ cho các đồng chí nhận thức được mục đích của buổi sinh hoạt, định hướng nội dung thảo luận, khi sinh hoạt tôi thường sử dụng các hình thức, thủ thuật, đưa ra các câu hỏi gợi mở để kích thích sự hứng thú từ đó giáo viên sôi nổi đưa ra ý kiến đóng góp, chia sẻ những vướng mắc khó khăn dù là nhỏ nhất nhằm thống nhất chuyên môn và vận dụng vào thực tế giảng dạy.
Với biện pháp trên tôi thấy đội ngũ giáo viên trong tổ có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng chuyên môn, kiến thức và kỹ năng được nâng lên rõ rệt. Giáo viên chủ động, sáng tạo hơn. Những vướng mắc, khó khăn, băn khoăn cũng đã được tháo gỡ. Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt.
5.4. Biện pháp 4: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ thì biện pháp phối hợp với nhà trường là biện pháp vô cùng quan trọng. Ngoài nhiệm vụ và chức năng của tổ trưởng thì tôi còn tích cực phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, trên cơ sở đánh giá của Ban giám hiệu đối với các thành viên trong tổ từ đó biết được chất lượng của tổ, phát hiện ra những mặt còn tồn tại để tư vấn, hướng dẫn và chỉ đạo tổ thực hiện nhiệm vụ đạt được hiệu quả cao. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường mời các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường tới dự và đưa ra ý kiến chỉ đạo phù hợp với thực tế của tổ.
Ngoài ra tôi còn tích cực tham mưu và phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường trong các công việc khác nữa như xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đối với các đồng chí giáo viên trong tổ nhằm đánh giá chất lượng của từng giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho các đồng chí. 
Để những chuyên đề và những ngày lễ lớn diễn ra trong năm đạt được kết quả cao thì trước tiên bản thân tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của các đồng chí trong Ban giám hiệu sau đó kết hợp cùng xây dựng kế hoạch tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ thực hiện từng mảng. Ví dụ như mảng chuẩn bị cơ sở vật chất; chuẩn bị loa máy; chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu cho học sinhVới cách phối hợp và phân công, chỉ đạo như vậy đã giúp cho các đồng chí giáo viên phát huy được vai trò, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và buổi sinh hoạt đạt được kết quả cao.
Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong tổ, tôi đã đề xuất với nhà trường tổ chức cho các đồng chí giáo viên trong tổ được đi giao lưu, học tập trường bạn từ 1 đến 2 lần để qua đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân vận dụng trong công tác giảng dạy. 
Với mong muốn chất lượng chuyên môn của tổ ngày một đi lên, các đồng chí giáo viên mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn tôi đã đề xuất với đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tăng cường mở các buổi kiến tập chuyên đề để cho các đồng chí giáo viên trong nhà trường cũng như trong tổ được trực tiếp giảng dạy và học tập kinh nghiệm. Đối với những chuyên đề điểm do PGD tổ chức ngoài thành phần tham dự là đồng chí tổ trưởng tôi còn tham mưu với nhà trường cử thêm một số đồng chí giáo viên trong tổ được đi tham dự, học hỏi kinh nghiệm qua đó các đồng chí được trực tiếp mắt thấy, tai nghe, trực tiếp lĩnh hội những nội dung công việc và vận dụng vào trường, lớp mình.
6. Kết quả đạt được
6.1. Về phía bản thân:
Bản thân tôi đã phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đưa chất lượng chuyên môn của tổ cũng như của nhà trường ngày càng đi lên.
Đã biết cách chẻ nhỏ nội dung sinh hoạt, khơi gợi ý kiến phát biểu của các đồng chí giáo viên trong tổ.
Biết cách bố trí, sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý, mang lại kết quả cao.
Đã tạo được nề nếp sinh hoạt chuyên môn, chất lượng sinh hoạt đạt hiệu quả cao.
6.2. Về phía giáo viên:
Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt, tổ chức nhiều hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng.
Đã mạnh dạn lựa chọn những hoạt động mang tính sáng tạo, tích cực sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu và môi trường cho trẻ hoạt động. Tự tin, chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động, có nhiều hình thức tổ chức phong phú, phù hợp với thực tế.
Tích cực tìm tòi, nghiên cứu bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Sau khi áp dụng đề tài tôi thu được kết quả khảo sát như sau:
Thời điểm
ND khảo sát
Số gv
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tháng 01/2019
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
22
11
50
9
41
2
9
0
0
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non
22
12
55
8
36
2
9
0
0
Kỹ năng tổ chức các hoạt động ND - CS - GD trẻ.
22
9
41
8
36
5
23
0
0
6.3. Về phía học sinh:
Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy trẻ rất nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, tích cực tham gia mọi hoạt động, tập trung chú ý làm theo hướng dẫn của cô giáo, có nề nếp học tập tốt và chủ động phối kết hợp với cô giáo thể hiện qua kết quả khảo sát trên trẻ cụ thể như sau:
Thời điểm
ND khảo sát
Số trẻ
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tháng 01/2019
Nề nếp học tập và khả năng phối hợp của trẻ.
31
12
39
15
48
4
13
0
0
Trẻ tập trung, chú ý nghe giảng.
31
12
39
14
45
5
16
0
0
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
31
10
32
17
55
4
13
0
0
7. So sánh đối chứng
7.1. Về phía giáo viên:
Thời điểm
ND khảo sát
Số gv
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Trước khi áp dụng đề tài
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
22
6
27
7
32
7
32
2
9
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non
22
7
32
6
27
7
32
2
9
Kỹ năng tổ chức các hoạt động ND - CS - GD trẻ.
22
7
32
9
41
4
18
2
9
Sau khi áp dụng đề tài
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
22
11
50
9
41
2
9
0
0
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non
22
12
55
8
36
2
9
0
0
Kỹ năng tổ chức các hoạt động ND - CS - GD trẻ.
22
9
41
8
36
5
23
0
0
Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi áp dụng đề tài tỷ lệ Tốt, Khá tăng lên rõ rệt, tỷ lệ ở mức TB thấp và không còn tỉ lệ ở mức Yếu.
7.2. Về phía học sinh:
Thời điểm
ND khảo sát
Số trẻ
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Trước khi áp dụng đề tài
Nề nếp học tập và khả năng phối hợp của trẻ.
31
8
26
9
29
9
29
5
16
Trẻ tập trung, chú ý nghe giảng.
31
9
29
8
26
9
29
5
16
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
31
8
26
9
29
8
26
6
19
Sau khi áp dụng đề tài
Nề nếp học tập và khả năng phối hợp của trẻ.
31
12
39
15
48
4
13
0
0
Trẻ tập trung, chú ý nghe giảng.
31
12
39
14
45
5
16
0
0
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
31
10
32
17
55
4
13
0
0
8. Bài học kinh nghiệm.
Muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
Bản thân tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đồng thời bố trí, sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý. Luôn tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc.
Chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt cũng như cơ sở vật chất và đồ dùng trực quan để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả tốt nhất.
Xây dựng mối đoàn kết nội bộ gắn bó, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cho đồng nghiệp học tập.
Cần phải phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường và đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Kịp thời đề xuất ý kiến để tháo gỡ những vướng mắc khó khăn nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho các đồng chí giáo viên trong tổ để từ đó thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ.
* Phạm vi áp dụng đề tài: 
Với đề tài này tôi đã áp dụng vào tổ chuyên môn Mẫu giáo - trường Mầm non nơi tôi công tác và đã đạt được kết quả cao. Vì vậy có thể áp dụng rộng rãi ở các tổ chuyên môn trong các trường Mầm non trên địa bàn thị xã cũng như trong tỉnh.
9. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Để sáng kiến có điều kiện áp dụng rộng dãi thì cần một số yếu tố sau:
- Người đứng đầu tổ phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, xây dựng tập thể tổ đoàn kết, nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
- Cần có đủ các loại tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy và học.
- Đặc biệt luôn cần sự quan tâm về chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên hợp đồng để các đồng chí yên tâm công tác, mang hết khả năng và năng lực của mình phục vụ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_s.doc