Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương

+) 4 giai đoạn con người cải tạo tự nhiên:

• Giai đoạn I: cách nay khoảng 500.000 năm, con người biết sử dụng lửa, đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa con người với môi trường

• Giai đoạn II: cách nay khoảng 12 nghìn năm, con người bắt đầu thuần hóa súc vật và cây trồng, Bàn tay bắt đầu điều khiển được theo ý muốn

• Giai đoạn III: Cách nay khoảng 5 nghìn năm là sự hình thành đô thị, hình thành việc tổ chức xã hội, chuyên môn hóa lao động. Tuy vậy, sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên chưa nhiều

• Giai đoạn IV: Con người bắt đầu tác động mạnh hơn vào tự nhiên, gia tăng việc sử dụng năng lượng mất cân đối với tỷ lệ dân số, buộc con người phải có các chiến lược thích nghi, xuất hiện các nền văn minh đầu tiên trên trái đất.

 

docx11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa hay văn minh dùng để chỉ định một toàn thể phức hợp bao gồm đồng thời những tri thức khoa học,tín ngưỡng,nghệ thuật,đạo đức,luật pháp,phong tục cùng những khả năng và những tập quán khác mà con người đã thực hiện được với tư cách là một thành viên xã hội”
Văn hóa , văn minh , văn hiến , văn vật:
                       Văn minh
Văn vật
Văn hiến
Quan hệ
      Là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại
    Là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử
     Văn hiến (hiến = hiền tài) – Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
Khác nhau
–  Văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là 1 lát cắt đồng đại.-   Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kỹ thuật.
– Văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh mang tính siêu dân tộc – quốc tế.
Mối quan hệ giữa con người với văn hóa ( chọn 1 trong 2 )
Con người là chủ thể của văn hóa:
Chủ thể : Con người đã hình thành, tiếp thu bảo tồn đồng thời truyền đạt văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chứng minh : Theo suốt chiều dài lịch sử . Con người việt nam đã trực tiếp hình thành, tiếp thu bảo tồn đồng thời truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, cụ thể :
Thời cổ đại: Những cư dân đầu tiên đã hình thành nền văn hóa như Hòa Bình ( 1 vạn năm trước) , Sơn Vi ( 2 vạn 1 ngàn năm), 4000 năm trước có văn hóa phùng nguyên ( thời kì đồ đồng) , 2500 năm trước có văn hóa Sa huỳnh ( sơ kì đồ sắt). Thời kì này dù văn hóa hình thành rất sơ khai nhưng lại là cơ sở cho văn hóa dân tộc các giai đoạn về sau. Qua sự phát xuất hiện và phát triển của các công cụ sản xuất từ đơn giản đến phức tạp, từ đá -> đồng -> sắt cho thấy những cư dân cổ xưa đã vận dụng, khai thác tự nhiên cùng với óc sáng tạo đã tạo ra những thứ công cụ ấy – những biểu hiện đầu tiên của văn hóa
Thời kì chiến tranh: Đất nước ra đã trải qua bao lần bị đô hộ bởi các triều đại Trung Quốc , Pháp và Mỹ , song không hề bị hòa tan hay đồng hóa với văn hóa của họ. Con người Việt Nam qua các thời kì ấy đã khéo léo , sáng tạo tiếp thu , tùy biến những giá trị văn hóa phù hợp đồng thời giữ vững những văn hóa đã có, truyền đạt chúng cho các thế hệ sau.
Thời kì hòa bình và hiện tại : Trong thời bình , con người Việt Nam luôn tạo ra những thành tựu mới trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa , khoa học . Trong những xu thế hiện đại, con người Viêt Nam đã tiếp thu những giá trị văn hóa phù hợp từ các quốc gia khác song vẫn chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc , hướng đến xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa và môi trường tự nhiên ( câu dài)
Mối quan hệ của văn hóa với tự nhiên
– Tự nhiên là cái có trước
+ Tự nhiên ban đầu không có sự sống con người xuất hiện và Văn hoá là do con người sáng tạo ra. Văn hoá chính là sản phẩm của môi trường tự nhiên xã hội.
+ Văn hoá tồn tại, phát triển và diệt vong.. đều gắn chặt với một môi trường tự nhiên cụ thể.
+ Văn hoá là những điều con người sang tạo ra từ tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm: Cảnh quan, vị trí địa lý, khí hậu, sông ngòi Môi trường tự nhiên nào sẽ góp phần hình thành nên nền văn hoá đấy cả trong lối sống, nếp sống, văn học, nghệ thuật, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng.
– Tự nhiên ngoài ta: Môi trường
+ Môi trường tự nhiên góp phần hình thành môi trường xã hội và môi trường kinh tế.
+ Môi trường xã hội còn là sự hình thành các quan hệ phong tục tập quán, thế ứng xử của con người với tự nhiên, con người với con người và sản sinh ra văn hoá.
+ Môi trường xã hội ra đời và tác động trở lại môi trường tự nhiên.
–  Cái tự nhiên trong ta: Bản năng
+) Bản năng là cái vốn có của sinh vật, chi phối đời sống sinh vật ( ăn, uống, ngủ , tình dục) 
+) Ở con người, những bản năng này luôn bị đặt dưới sự kiểm soát của xã hội ( các cưỡng chế, chuẩn mực xã hội ) bằng những chuẩn mực khác nhau. 
+) Với những bản năng gắn liền với sự sống và sinh tồn ( ăn, uống, giao hợp), từng cộng đồng “VĂN HÓA HÓA” chúng lên bằng những nghi thức – xã hội hay tôn giáo nhằm kiềm tỏa chúng lại trong vòng cộng đồng chấp nhận được . Văn hóa là sự chế ngự bản năng.
+) Loài người khác sinh vật ở chỗ bên cạnh phần” con” còn phần “người” , luôn vượt lên trên sự thống trị của bản năng.
Con người luôn thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên:
+) Con người luôn phải biến đổi để thích nghi với môi trường tự nhiên, con người là động vật duy nhất cải tạo tự nhiên
+) 4 giai đoạn con người cải tạo tự nhiên:
Giai đoạn I: cách nay khoảng 500.000 năm, con người biết sử dụng lửa, đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa con người với môi trường
Giai đoạn II: cách nay khoảng 12 nghìn năm, con người bắt đầu thuần hóa súc vật và cây trồng, Bàn tay bắt đầu điều khiển được theo ý muốn
Giai đoạn III: Cách nay khoảng 5 nghìn năm là sự hình thành đô thị, hình thành việc tổ chức xã hội, chuyên môn hóa lao động. Tuy vậy, sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên chưa nhiều
Giai đoạn IV: Con người bắt đầu tác động mạnh hơn vào tự nhiên, gia tăng việc sử dụng năng lượng mất cân đối với tỷ lệ dân số, buộc con người phải có các chiến lược thích nghi, xuất hiện các nền văn minh đầu tiên trên trái đất.
Tác động của MTTN VN – VH VN.
Vị trí địa lý : 
+ Miền chân núi Hymalaya và Thiên Sơn – nơi bắt nguồn của các con song lớn trong khu vực , hạ lưu các con song này là những đồng bằng châu thổ màu mỡ.
+ Nằm giữa ĐNÁ ( Lục địa và hải đảo) , là “ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh (Olov Janse) , là đầu cầu để vào ĐNÁ từ hướng Ấn Độ và Trung Quốc.
Tác động đến văn hóa VN : cùng với đk khí hậu Tạo điều kiện cho việc phát sinh nghề nông trồng lúa nước sớm với nền VH Hòa Bình và vh Bắc sơn
Tạo điều kiện cho việc giao lưu và tiếp xúc văn hóa.
Khí hậu : 
+ Nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều 
+ Đặc trưng bưởi hệ sinh thái phồn tạp , thực vật phát triển hơn so với động vật
Tác động : tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ,tạo nên tính thực vật của nền văn hóa , biểu hiện: 
+ Cây lúa đóng vai trò cốt lõi ( văn minh lúa nước)
+ Thực vật đóng vai trò quan trọng trong bữa cơm (mô hình hóa : CƠM – RAU – CÁ : chiếm 2/3 và cá chỉ là phầ phụ), không có thói quen chăn thả đại gia súc lấy thịt hay ăn các sản phẩm từ sữa động vật. (Anh đi anh nhớ quê nhà/ nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương; 
+ Tục thờ cây ( Quỷ cây đa ma cây gạo ; cây gạo có ma cây đa có thần )
+ Ăn mặc ( nón lá, bông , ) 
+ Nhà cửa ( nhà gỗ, nhà sàn)
Sông ngòi: 
+ Hạ lưu của hai con sông lớn .
+ Hệ thống sông ngòi, hồ chứa dày đặc, lưu lượng nước hàng năm nhiều, có mùa nước lên, mùa lũ .
Tác động : tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp và giao thông đường thủy
Tạo nên tính sông nước của văn hóa VN , cụ thể: 
+ tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán kỹ thuật canh tác ( đê, ao, kênh, rạch ..)
+ trong cư trú ( Nhất cận thị nhì cận giang) , chợ búa, nhà thuyền ,
+ Ăn : Cá, tôm cua, nhuyễn thể, 
+ Cư xử : Linh hoạt, mềm mại như nước
+ Tín ngưỡng , tôn giáo : thờ sông ( Đất có thổ công, sông có hà bá) , thờ cá, rắn, thủy thần
+Phong tục tập quán , nghệ thuật truyền thống: ca dao , trò chơi 
Văn hóa và môi trường xã hội
Các nguyên lý hình thành xã hội : 
Nguyên lý máu : Hình thành quan hệ huyết thống, dòng tộc
Nguyên lý đất: Các cá thể sống trên cùng một địa bàn hình thành quan hệ hàng xóm láng giềng
Nguyên lý cùng chung mục đích: Hình thành nên các nhóm, tổ chức xã hội.
Đặc trưng của gia đình Việt Nam:
Trước bắc thuộc ( thuần việt) 
Gia đình tuân theo : 
Nguyên lý đực – cái : trọng yếu tố cái , âm tính (Mẫu hệ do hình thức hôn nhân là quần hôn, không xác định đc bố) 
Nguyên lý già – trẻ : Trọng người già 
 Sau bắc thuộc (“Vỏ tàu lõi Việt” GS Trần Quốc Vượng) 
Vỏ tàu: 
Chuyển sang phụ hệ , phân biệt họ nội – ngoại
Về hình thức, người đàn ông làm chủ
Lõi Việt : 
Quy mô, gia đình hạt nhân / xu hướng hạt nhân hóa ( so sánh với đại gia đình trung hoa) 
Gia đình hạt nhân : Cha mẹ + con chưa trưởng thành
Gia đình nhỏ: Cha mẹ + gia đình một ng con
Gia đình lớn : 4 thế hệ trở lên
Kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp ( chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa)
Người phụ nữ vẫn có vai trò quan trọng, làm “nội tướng” trong gia đình
Nhận xét gia đình hiện nay :
2/3 – ¾ là gia đình hạt nhân , ngoài ra còn có hình thức gia đình nhỏ ( chiếm thiểu số)
Xu hướng hạt nhân hóa
Trong gia đình kính trọng người già , bề trên.
Người đàn ông làm chủ gia đình ( chủ hộ)
Vai trò và trách nhiệm của người đàn ông và người phụ nữ có thể nói là ngang nhau trong mọi việc. 
Ngày càng hướng đến sự bình đẳng giới trong gia đình, tư tưởng lạc hậu cổ hủ bị loại bỏ
Số lượng con trong mỗi gia đình ít ( 1-2) do chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Sự cảm thông, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình được nâng cao.
Làng xã
Đặc trưng của làng xã: 
Nguyên lý hình thành : Nguyên lý máu + Nguyên lý đất. 
Cơ cấu : Nửa kín nửa hở (GS Trần Quốc Vượng)
Nửa kín: 
+ Hình thức : khép kín , lũy tre, cổng làng.
 + Những đặc thù riêng: Chế độ ruộng đất, hương ước, văn hóa ,tín ngưỡng ,lễ hội , thành hoàng làng 
+ kinh tế làng ; tự cung tự cấp
Nửa hở: Quan hệ liên làng, siêu làng: 
+ Liên kết trị thủy , chống ngoại xâm
+ Quan hệ hôn nhân
+ Tâm linh
+ Lễ hội, phong tục : đình tổng , hội vùng , miền, quốc gia , tục kết chiềng chạ ..
+ Kinh tế: giao lưu buôn bán 
Các loại hình làng : Thuần nông, làng nghề, làng buôn, làng chài 
Nguyên tắc tổ chức làng xã: 
Theo dòng họ
Theo địa vực ( ngõ xóm) 
Theo giáp. 
Dân làng: 
Nội tích ( chính cư) : đinh nam được ghi tên trong sổ của làng, có quyền và nghĩa vụ với làng, với nước . bao gồm: 
+ Quan viên chức sắc : Khoa mục, viên chức
+ Các hạng dân làng : Ti ấu, đinh tráng, lão, sĩ, nông, công, thương 
Ngoại tích : không được ghi tên trong sổ , không được hưởng quyền lợi, bị coi thường 
Nhận xét về làng xã VN ngày nay: 
Những điểm giống : 
+ 
Những điểm khác: 
+ Về cơ cấu : mở hơn
+ Về cơ sở vật chất
+ Về nguyên tắc tổ chức: Theo ngõ, xóm là chủ đạo
+ Về thành phần dân làng: 
+ Về những giá trị văn hóa truyền thống: 
TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA:
Khái niệm : Là hiện tượng xảy ra khi 2 nhóm người/ tộc người có những đặc trưng văn hóa khác nhau tiếp xúc lâu dài và trực tiếp gây ra sự biến đổi về văn hóa với 1 hoặc cả 2 nhóm tộc người tham gia tiếp xúc. Là quy luật vật động và phát triển của văn hóa ; là quy luật tất yếu của cuộc sống, một nhu cầu tự nhiên của con người.
Mối quan hê nội sinh – ngoại sinh: 
Hai yếu tố luôn có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệt. 
Tiếp xúc và giao lưu văn hóa thể hiện mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh với 3 dạng thức cơ bản : 
Yếu tố nội sinh lấn át
Yếu tố ngoại sinh lấn át
Dung hòa
Các hình thức tiếp xúc và giao lưu văn hóa:
Tự nguyện : Buôn bán, truyền giáo, hôn nhân 
Không tự nguyện: Chiến tranh
Đặc điểm của tiếp xúc và giao lưu văn hóa: 
Chọn lọc: Không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợp cho tộc người mình
Biến đổi : Sắp xếp lại những giá trị theo quan niệm giá trị của tộc người chủ thể hoặc mô phỏng, biến thể một số thành tựu của văn hóa tộc người khác.
Các hình thái tiếp xúc chính : 
Trung quốc :
+ Tiếp xúc lâu dài và thường xuyên trong lịch sử với cả 2 dạng thức tiếp xúc
- Cưỡng bức: Bắc thuộc (179 TCN – 938) và Minh Thuộc (1407 – 1427) : Diễn ra song song 2 quá trình đồng hóa và chống đồng hóa. Thể hiện qua các phương diện : Chữ viết, ngôn ngữ , phong tục 
-tự nguyện: thời kì độc lập tự chủ : Tiếp nhận mô hình quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật, hệ thống giáo dục và thi cử Nho học,các giá trị văn hóa tinh thần ( Nho giáo , đạo giáo) tín ngưỡng thờ thành hoàng làng , diễn xướng, thơ phú, các giá trị văn hóa đời sống như ăn ở mặc đi lại
-+ Những yếu tố TQ tiếp nhận từ VN : những giá trị văn hóa của nghề trồng lúa nước, kỹ thuật thủy lợi , giống lúa , công cụ, kinh nghiệm sản xuất.
- Pháp: 
+ thời gian bắt đầu: TK XVI (1533) giáo sĩ phương tây đến truyền giáo tại Quần Anh – Trà Lũ – Nam Định .
+ Việc tiếp xúc trải qua nhiều thăng trầm giai đoạn XVI – XIX 
+ Nhân dân ta vừa đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, vừa tiếp thu văn hóa phương Tây để hiện đại hóa đất nước. Nền văn hóa được cấu trúc lại , đi vào vòng quay của văn minh phương Tây. Diện mạo VH VN có nhiều thay đổi : 
+ Hệ tư tưởng : từ Nho giáo (lỗi thời) -> Dân chủ tư sản ( tiến bộ) -> vô sản 
+ Đô thị kiểu phương tây
+ Chữ Quốc ngữ 
+ Các giá trị văn hóa đời sống như Ăn , mặc , ở, đi lại 
+ các giá trị văn hóa tinh thần : tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa 
Tôn giáo ( câu dài) 
Phật giáo
Nguồn gốc , tư tưởng và giáo lý: 
Người sáng lập : thái tử Sidharta (624 -544 TCN)
Nội dung : Là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát . Cốt lõi là Tứ diệu đế và thuyết thập nhị nhân duyên:
+ Khổ đế: Chân lý về bản chất của cái khổ
+Tập đế: Chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ
+ Diệt đế: Chân lý về cảnh giới diệt khổ
+ Đạo đế: Chân lý chỉ ra con đường diệt khổ 
+ Thuyết thập nhị nhân duyên: Chuỗi các nguyên nhân giam hãm con người trong vòng sinh tử luân hồi 
Tư tưởng : Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô thần nhưng là duy tâm chủ quan
Hai tông phái : 
+ Tiểu thừa: Chỉ những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt , Niết Bàn là cõi hư vô (người Khơ me Nam bộ)
+ Đại thừa : Bất cứ ai quy y đều được cứu vớt, Niết Bàn cũng như thiên đường. (người Việt)
Quá trình thâm nhập và truyền bá vào Việt Nam:
Đầu Công Nguyên, Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam bằng đường biển
Thể kỉ V – VI : có 3 tông phái Phật giáo được truyền từ TQ vào VN đó là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông
Thời Lý – Trần: Phật giáo là quốc giáo của VN, xuất hiện nhiều thiền phái Phật giáo Việt Nam như Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm.
Hiện nay : Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất VN.
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam: 
Tính tổng hợp: 
+ Phật giáo kết hợp với các tín ngưỡng truyền thống như thờ Tứ pháp, thờ Mẫu  
+ Tổng hợp các tông phái với nhau
+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc đạo và việc đời => tính nhập thế
Tính nhập thế: 
+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc đạo và việc đời: Làm cố vấn cho triều đình; Tham gia hoạt động đòi hòa bình ; tham gia các công việc từ thiện, xã hội 
Khuynh hướng thiên về tính nữ: 
+ Xuất hiện các vị Phật bà. 
+ Nhiều chùa chiền mang tên các bà : Chùa bà Dâu, Chùa bà Đanh,..
+ Đại bộ phận phật tử tại gia là nữ.
Tính linh hoạt: 
+ Tiếp thu và biến đổi những giá trị nhân bản của Phật giáo sao cho phù hợp với tâm lý và phong tục tập quán của người Việt (coi trong việc sống phúc đức, trung thực. Chùa tạo cảm giác gần gũi , giúp đỡ những người cơ nhỡ).
+ Cải biến linh hoạt tạo nên Phât giáo hòa hảo.
Nho giáo 
Người sáng lập : Khổng tử ( 551- 479 TCN) 
Kinh sách : Bộ Ngũ kinh và bộ tứ thư.
+ Ngũ kinh : 
- Kinh Xuân Thu : Ghi chép , bàn luận lịch sử nước Lỗ
-Kinh thi: Sưu tập thơ ca dân gian
- Kinh Thư: Chép truyền thuyết về các đời vua cổ
- Kinh Lễ: chép những lễ nghi thời trước
- Kinh dịch: lý giải dịch lý ( Âm dương, bát quái )
+ Tứ thư: 
 -Đại học : Dạy phép làm người quân tử
- Trung dung: Bàn về quan niệm sống dung hòa
- Luận ngữ: tập hợp những lời dạy của Khổng Tử
- Mạnh Tử : Bảo vệ và phát triển quan điểm của Khổng Tử.
- Nội dung cơ bản của nho giáo
a) Tu thân( 3 tiêu chuẩn chính)
- Đạt đạo ( ngũ luân) Vua- tôi , cha- con , vợ - chồng, anh- em, bè bạn
- Đạt đức ( ngũ thường) : Nhân nghĩa lễ trí tín
- Thi – thư – lễ -nhạc 
b) Hành đạo
- Nhân trị
- Chính danh
- Quá trình thâm nhâp và phát triển nho giáo ở VN
+) Thời Bắc thuộc : Nho giáo không được tiếp nhận
+) Thời Lý – Trần: Nho giáo đóng vai trò nền tảng trong việc tổ chức triều đinh, giáo dục, pháp luật
+) Thời Hậu Lê : Nho giáo cực thịnh, trở thành Quốc giáo
+) Thời Nguyễn : Triều đình gia tang ảnh hưởng của Nho giáo
+) 1918 : kết thúc nền Hán học
Đăc điểm nho giáo ở Việt Nam
+ tiếp thu học thuyết và tư tưởng nho giáo để tổ chức và quản lý nhà nước, tạo nên một nhà nước phong kiến độc lập , tự chủ: 
-Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước
-Hệ thống giáo dục , pháp luật
-Hệ tư tưởng chi phối cả xã hội.
+ Biến đổi nho giáo phù hợp với truyền thống và văn hóa dân tộc: 
-Đạo làm người: bổ sung them truyền thống dân chủ, bớt hà khắc
-Vẫn coi trọng giá trị của người phụ nữ
-Tư tưởng trung quân: gắn liền với ái quốc
- Thái độ với nghề buôn: Trọng nông ức thương.
Thiên chúa giáo :
Nguồn gốc : Từ đạo Do Thái , thờ chúa Jesus
Kinh sách : 
Cựu ước : 46 cuốn ( lịch sử , văn, thơ, tiên tri)
Tân ước: 27 cuốn ( kể về chúa Jesus và hoạt động của các thánh, có 4 loại : tin mừng, công cụ sư đồ, thánh thư, khải huyền)
Nội dung cơ bản của Kito giáo:
Chúa trời sáng tạo ra vũ trụ, con người và muôn loài.
Về đạo đức : Công bằng, bác ái, tình thương, hôn nhân một vợ một chồng.
Tín lý về bí tích: Thanh tẩy , thánh thể, xưng tội
Quá trình thâm nhập và phát triển ở VN
1533 : xuất hiện nhà truyền giáo đầu tiên
1658 : Pháp giành quyền truyền đạo ở Viễn Đông
Thể kỉ XVIII Giám mục Bá- đa – Lộc đỡ đầu đắc lực cho Nguyễn Ánh , giúp Pháp có chỗ đứng vững chắc ở VN về tôn giáo và chính trị.
1939 : giáo hoàng Pie VII cho phép giáo dân thờ cúng tổ tiên.
Cống hiến của Kito giáo với văn hóa VN :
Đưa văn hóa phương Tây vào VN
Tạo ra chữ Quốc ngữ
Chú trọng đạo đức làm người, chống chế độ đa thê.
Tín ngưỡng
Phồn thực ( câu ngắn)
Nguồn gốc: 
Là tín ngưỡng bản địa, cổ truyền, đặc trưng của cư dân nông nghiệp; thể hiện khát vọng cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, phồn thịnh 
Biểu hiện:
Thờ sinh thực khí ( cơ quan sinh sản) 
+ Sinh thực khí đực: linga , nõn
+SInh thực khí cái: Yôni, nường
Thờ hành vi giao phối , thường được hình tượng hóa bằng hình ảnh ( cối – chày / vật gỗ tượng trưng hoặc bằng chính con người) 
Thể hiện qua lễ hội (làng Nga Hoàng, Bắc Giang) , trò chơi ( bắt chạch trong chum – làng Văn Trưng, Vĩnh Phúc) phong tục tập quán, trò diễn , văn học ( đố tục giảng thanh) , tranh đông hồ (hái dừa, đánh ghen) .
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ( câu dài)
Nguồn gốc: 
Bắt nguồn từ Trung quốc với nghĩa là thần bảo trợ cho 1 tòa thành – gắn liền với chiến tranh
Du nhập vào VN từ thời Bắc thuộc song có nhiều thay đổi : tồn tại ở cả dạng nguyên mẫu và dạng mới
+ Dạng nguyên mẫu: Thành hoàng thành Thăng Long : Thần Long Đỗ , Tô Lịch giang Thần ngoài ra còn có hệ thống Thăng Long tứ trấn. 
+ Dạng mới: Thành hoàng làng : Thần bảo trợ cho làng. Được nhà nước ( Nhà Lê TK XV) cấy ồ ạt vào các làng xã. Nhà nước rà soát lại hệ thống các vị thần, xếp hạng ( thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng) và ban sắc phong cho các vị thần ( quan chức hóa các vị thần)
Những mẫu hình phổ biến:
Người có công với nước, với làng (sáng lập, khai hoang, dạy nghề )
Có thể là nhân thần hoặc nhiên thần
Có thể là 1 người hoặc nhiều người
Thành hoàng làng thờ ở đình
Lễ hội của làng thường gắn với tín ngưỡng thờ thành hoàng. 
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng: 
Là nét đẹp văn hóa, đặc trưng sinh hoạt văn hóa làng.
Có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, biểu hiện cho truyền thống uống nước nhớ nguồn
Là nhu cầu tâm lý của nhân dân lao động, luôn trông chờ, hy vọng mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp
Lễ hội
Thời gian : Xuân thu nhị kì, lúc nông nhàn .
Nội dung , đặc điểm: 
Tính thiêng : 
Phần lễ liên quan đến nhân vật được thờ ( thành Hoàng làng, anh hùng, thần thánh) 
Người dân tin rằng những nhân vật được thờ rất linh thiêng, có thế giúp đỡ, che trở họ
Được thực hiện chủ yếu bởi những ngươi có tuổi , già làng .
Tính cộng đồng :
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển nếu nó là một nhu cầu tự nguyên của cộng đồng
Cộng đồng càng lớn thì lễ hội càng lớn ( hội làng, hội vùng, hội quôc gia )
Tính địa phương
Lễ hội gắn liền với một địa phương nhất định => mang sắc thái của vùng đó . Thể hiện qua phong tục, văn tế, trang phục , nghi thức 
Tính cung đình:
Nghi thức rước kiệu hay tế lễ , dâng hương 

File đính kèm:

  • docxDe_cuong_co_so_van_hoa_Viet_Nam_Tran_Quoc_Vuong_Dai_hoc_Khoa_hoc_Xa_hoi_va_Nhan_Van_DHQG_Ha_Noi_USSH.docx
Giáo án liên quan