Để cương ôn tập môn Triết học

2. Liên hệ thực tế bản thân hoặc địa phương về vấn đề “đấu tranh” theo quy luật

Học viên có thể kiên hệ theo hai hướng:

- Nếu liên hệ bản thân:

+ Tinh thần phê và tự phê bình của bản thân trong cơ quan, đơn vị

+ Biện pháp thực hiện “đấu tranh” vì sự phát triển của bản thân

Bản thân tôi nhận thấy thực chất của tự phê bình và phê bình là góp ý giúp đồng chí, đồng nghiệp và tự bản thân kiểm điểm lại xem cái làm được và chưa làm được, làm hay hoặc còn thiếu sót, sai lầm và từ đó phát huy cái tốt, tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa cái chưa hay, cái khuyết điểm, sai lầm. Phê bình là để giúp nhau cùng tiến bộ, vững vàng hơn và nó thể hiện tình cảm chân thành chứ không phải lợi dụng phê bình để đấu đá, hạ bệ lẫn nhau, thậm chí xúc phạm danh dự, xỉ vả nhau, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối đoàn kết nội bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Tại đơn vị tôi công tác, tinh thần phê bình nhằm mục đích cao cả là giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ, ngày càng đoàn kết và gần gũi nhau hơn. Nhưng để phát huy được giá trị của phê bình, tôi cũng cần phải tự xem xét, tự phân tích. Tự phê bình là phân tích hành vi, những khuyết điểm của chính bản thân mình và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, để cảm thông và chia sẻ nhằm giúp đồng chí mình nhận thức rõ hơn những sai sót, khuyết điểm còn mắc phải để cùng nhau khắc phục.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để cương ôn tập môn Triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phải tự đặt mình vào vị trí của người khác để phê bình. Theo lẽ thường tình thì người ta ai cũng muốn được khen, không muốn bị phê bình, muốn người khác nói tốt về mình và muốn nói về những cái tốt của mình hơn là nói về những điều chưa tốt, những thiếu sót của mình. Đây là một hạn chế, một trở lực, nó đòi hỏi bản thân phải thành khẩn, phải biết lắng nghe, phải không ngừng học hỏi và rèn luyện đạo đức cách mạng. Nếu các nhân không tự xem xét, không tự phê bình mình thì không bao giờ tiến bộ được.
Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau thì mới phát huy được cao độ giá trị. Ai cũng có những ưu điểm của mình và lúc cũng sẽ mắc phải những khuyết điểm, sai sót. Vì vậy, phê bình cùng lúc phải hướng đến hai mục đích: Một là, phải cổ vũ, phát huy những ưu điểm, những cách làm hay, những việc làm tốt và hai là tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa cái chưa hay, cái khuyết điểm, sai lầm nhằm hướng đến hoàn thiện, tiến bộ hơn. Nếu chỉ nói cái xấu, chỉ trích nhau là sai lệch, làm mất ý nghĩa của phê bình, nhưng nếu cổ vũ ưu điểm, những thành quả đạt được không đúng mức sẽ trở thành tâng bốc, xua nịnh và nó sẽ là cơ hội, là đồng minh của chủ nghĩa cá nhân, của việc kết bè kết cánh, cục bộ gây mất đoàn kết, làm giảm sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Do đó, đòi hỏi bản thân tôi phê bình phải suy nghĩ thật kỹ về điều mình sẽ trình bày, không thêm bớt ưu khuyết điểm, càng khách quan bao nhiêu càng mang lại hiệu quả, càng phát huy ý nghĩa bấy nhiêu. 
Theo tôi muốn việc phê bình đạt hiệu quả thì bản thân phải thực sự khách quan, công tâm, đánh giá cán bộ phải thể hiện quan điểm toàn diện trên từng mặt ưu và khuyết điểm. Bản thân người phê bình không nên quên trách nhiệm: Phê bình xây dựng, phê bình để người ta nhận ra những ưu điểm, những kết quả tốt đẹp và đồng thời nhận ra sai sót, khuyết điểm chứ đừng làm người ta mặc cảm. Trước khi phê bình, cần phải kiểm điểm lại bản thân mình có nóng giận không? Có thành kiến cá nhân không? Vì rằng tất cả những điều này sẽ bộc lộ rõ trong thái độ, lời nói, đối tượng và những người trong cuộc họp sẽ nhận ra ngay. 
Khi phê bình cần nắm vững thực chất của vấn đề, xác định rõ mức độ, yêu cầu của việc phê bình, lựa chọn phương pháp, cách thức, lời lẽ thích hợp, tránh gây phản cảm khó chịu cho người bị phê bình. Ngược lại nêu việc phê bình không có phương pháp, không có tinh thần đồng chí, không có tinh thần xây dựng thì chẳng những phản tác dụng mà còn làm cho người bị phê bình thấy khó chịu, khó tiếp thu, dễ sinh ra tự ái, từ đó dẫn đến nhụt chí, không muốn phát huy năng lực. Việc phê bình không đúng phương pháp sẽ trở thành hành động có tính chất trù dập, thậm chí là hại người chứ không phải mong muốn đối tượng bị phê bình ngày càng tiến bộ theo đúng nghĩa của nó và bản chính bản thân người phê bình cũng đã tự làm mình trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường.
Tóm lại, ở mỗi các nhân tự phê bình và phê bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó chính là nhân cách, là hành vi cao thượng, là trách nhiệm của con người nói chung và đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình sẽ là cơ sở, là yếu tố góp phần khơi dậy trí tuệ của từng cán bộ, đảng viên. Đây cũng chính là giải quyết các mâu thuẫn, các mặt đối lập trong mỗi bản thân các nhân để phát triển và thoàn thiện.
- Nếu liên hệ với địa phương
(Có thể liên hệ một lĩnh vực cụ thể về đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực:
Kinh tế
Công tác cán bộ
Chế độ, chính sách
Giáo dục, y tế..) 
+ Vài nét về lĩnh vực đó
+ Công tác đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực
+ Giải pháp, đề xuất hoặc kiến nghị
Câu hỏi ôn tập 2:
Phân tích quan niệm của HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Liên hệ thực tiễn thực hiện NN của dân, do dân, vì dân ở cơ sở đồng chí
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của NN ta
1. Trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân 
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã để lại cho chúng ta những di sản quý báu về xây dựng nhà nước, trong đó tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân như một cống hiến nổi bật. 
Nhà nước của dân 
 Nhà nước của dân trước hết là Nhà nước của cả dân tộc, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân. Tức là nhà nước của đa số, nhà nước của số đông. Điều này khác biệt với nhà nước của số ít như nhà nước phong kiến hay nhà nước tư sản.
- Nhà nước là Nhà nước dân chủ, do dân làm chủ, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Tư tưởng này của HCM đã được hiện thể chế hóa trong Hiến pháp do Người lãnh đạo soạn thảo. Điều 1 Hiếp pháp năm 1946 ghi rõ: tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân VN, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
- Bộ máy Nhà nước do nhân dân bầu ra thay mặt mình xây dựng pháp luật và quản lý đất nước thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Nhân dân trao quyền cho Nhà nước để thay mình quản lý xã hội, giải quyết các công việc chung của quốc gia. Nhà nước đó hoạt động là nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân không được đi lại với lợi ích của dân tộc, của nhân dân.
- Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình bầu ra và có quyền bãi miễn những đại biểu không còn xứng đáng. Khi trao quyền cho nhà nước, cho các đại biểu của mình nhân dân có quyền giám sát hoạt động của nhà nước của các đại biểu, nếu đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì nhân dân sẽ tước quyền của họ bãi miễn họ.
- Nhà nước do nhân dân làm chủ, dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. Điều 32 Hiến pháp năm 1946 có nghi: những việc quạn hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết. Thực chất đây là chế độ trưng cầu ý dân, một chế độ dân chủ trực tiếp.
- Cán bộ công chức Nhà nước được nhân dân ủy quyền, trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước, để làm “ đầy tớ”, “công bộc” của nhân dân. Để làm công bộc của dân đòi hỏi người cán bộ phải không ngừng rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cách mạng; phải gần dân, lắng nghe dân, hỏi ý kiến dân, dựa vào dân.
 Nhà nước do dân 
Nhà nước do dân là nhà nước dân làm chủ, thực hiện các quyền của người chủ đất nước.
- Đó là Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra, dân ủng hộ, giúp đỡ, phê bình. Bằng lá phiếu của mình nhân dân lựa chọn những người có đức, có tài vào cơ quan nhà nước để gánh vác việc chung. Nhân dân đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động. Nhân dân bầu cử những người ưu tú cho nhà nước, đồng thời bãi miễn các đại biểu, các cơ quan nhà nước không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao: bãi miễn đại biểu, bãi miễn các cơ quan nhà nước, bãi miễn nội các Chính phủ.
- Nhân dân có quyền tham gia các công việc quản lý Nhà nước, phê bình, kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, các đại biẻu do mình bầu cử ra sao cho các quyết định của Nhà nước đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. 
Đồng thời nhân dân cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp trí tuệ, sức người, sức của tổ chức, xây dựng bảo vệ và phát triển Nhà nước.
- Người yêu cầu: tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
 Nhà nước vì dân 
- Theo tư tưởng HCM, chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. 
- Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Vì vậy: việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.
- Nhà nước phải quan tâm, chăm lo đến đời sống của nhân dân bằng cách hướng dẫn nhân dân tự chăm lo thỏa mãn các nhu cầu lợi ích của mình chứ không phải làm thay dân.
- Nhà nước vì dân, do dân tự xây dựng nên, điều này phải hiểu Nhà nước tồn tại và hoạt động vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động chứ không vì quyền lợi của một nhóm người hay một tập đoàn xã hội nào đó.
- Một Nhà nước đặt lợi ích của dân lên trên hết, Nhà nước đó phải có các đường lối, chủ trương, chính sách đều phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân
- Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được người dân ủng hộ, xây dựng.
- Nhà nước phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi.
2. Liên hệ với thực tiễn hiện nay ở địa phương đồng chí (04 điểm)
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong thực tiễn. (02 điểm)
Tại xã Mường Mùn huyện Tuần Giáo, Chính quyền xã đã tổ chức thực hiện tốt công tác phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân, nhân dân là đối tượng cơ bản để chính quyền phục vụ. Nhân dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước. Chính quyền xã là chính quyền do nhân dân tổ chức ra, của nhân dân và hoạt động vì nhân dân. 
NN của dân, do dân, vì dân được chính quyền địa phương thể hiện qua các nội dung sau: 
Về tổ chức do nhân dân tổ chức ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân; trách nhiệm của cán bộ, công chức xuất phát trên nền tảng lợi ích của nhân dân và vì nhân dân để phục vụ. Chính quyền xã đã thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chức năng quan lý nhà nước, đang có những cải cách căn bản về tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, đặc biệt là Nghị quyết số 17-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày l tháng 8 năm 2007 về ''Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước''. ...
Về hoạt động của chính quyền cấp xã bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định về các lĩnh vực quản lý được giao. nhiều chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được chính quyền xã tích cực triển khai, có sức thuyết phục, lan tỏa sâu rộng, được nhân dân hưởng ứng, đưa lại kết quả thiết thực, trực tiếp phục vụ nhân dân. Tiêu biểu như: việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; bầu cử, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, về lao động, việc làm, an sinh xã hội, về giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, nước sạch, xây dựng nông thôn mới, v.v
.........................................
.Song, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số chính quyền cấp xã có mặt chưa tương xứng với mức độ phân cấp 
Mối quan hệ với cán bộ, công chức một số người dân thường quan niệm mình ở ''thế yếu'' còn cán bộ, công chức là người có "quyền'' giải quyết công việc nên hay xuất hiện tâm lý "rụt rè'' .
...............
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đề xuất những giải pháp để quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân trong điều kiện hiện nay.(2 điểm)
Trong tình hình hiện nay, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân trước hết cần cải cách tổ chức và đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng phát huy ngày càng đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân phải được thực hiện bằng những quy chế cụ thể. Việc ban hành, sửa đổi chính sách, pháp luật phải dựa trên cơ sở trưng cầu ý kiến rộng rãi trong nhân dân. 
Thực hành đúng quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm trên thực tế dân được biết, được nói, được bàn, được kiểm tra, giám sát, được lựa chọn và bãi miễn đại biểu do mình bầu ra. Cùng với xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng bộ máy, cải cách thể chế hành chính, Đảng, Nhà nước phải có quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức một cách toàn diện, coi trọng cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc. Trong xác định tiêu chuẩn, cụ thể hoá tiêu chuẩn với từng chức danh cán bộ, công chức, phải coi trọng hàng dầu đến quan điểm quần chúng, thái độ phục vụ nhân dân. Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cần đặc biệt coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lập trường giai cấp, động cơ học tập, rèn luyện, phấn đấu; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường với bồi dưỡng tại chức và rèn luyện thử thách trong hoạt động thực tiễn ở địa phương, cơ sở. 
Trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, phải thật sự công tâm và chặt chẽ. Những người tài cao, đức tốt, có uy tín cao trong nhân dân cần phải được bố trí, đề bạt với cương vị tương xứng. Những người dù tài giỏi đến đâu, nhưng có biểu hiện suy thoái về đạo đức, bị nhân dân oán ghét thì kiên quyết xử lý. Đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức nhà nước để họ yên tâm với công việc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. 
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể của nhân dân cần phải có quyết tâm cao, nhận thức thông nhất, giải pháp đồng bộ trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng. Kịp thời bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước và các quỹ do nhân dân đóng góp. Một mặt, xác định rõ chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đề cao sự gương mẫu, chủ động và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị. Mặt khác, có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh, xây dựng thiết chế để nhân dân tham gia giám sát, phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng; biểu dương và nhân rộng những gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có chính sách tôn vinh những người có tài năng, tâm huyết, có đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
2. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta.
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Theo học thuyết Mác-Lênin, lịch sử phát triển của nhân loại là sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội. Hình thái Công xã nguyên thủy chưa có tư hữu, chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước. Nhà nước chỉ xuất hiện bắt đầu từ hình thái chiếm hữu nô lệ, lúc xã hội đã phân chia giai cấp và có sự đấu tranh giai cấp. Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, giai cấp sẽ tự tiêu vong thì nhà nước cũng tiêu vong. Vì vậy, nhà nước bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định, không có nhà nước siêu giai cấp hay nhà nước đứng trên giai cấp.
Theo tư tưởng HCM, Nhà nước ta là nhà nước cảu dân, do dân và vì dân, nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân, mang tính chất nhân dân và mang bản chất của giai cấp công nhân. Vì:
Thứ nhất, Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lê nin về nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Nền tảng tư tưởng của nhà nước là chủ nghĩa Mác-Lê nin.
 Thứ hai, Nhà nước kiểu mới ở nước ta là Nhà nước do ĐCS lãnh đạo. Điều này trở thành một nguyên tắc trong xây dựng nhà nước mà HCM luôn luôn nhấn mạnh. Trong bản Di chúc Người cũng đề cập tới vấn đề Đảng ta là Đảng cần quyền. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta trước hết và quan trọng nhất là vấn đề bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của ĐCS đối với nhà nước. Vậy Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua công cụ nào?
 Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối để Nhà nước cụ thể hóa chủ trương đường lối đó thành chích sách, pháp luật. Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước. Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra.
Thứ ba, Nhà nước được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ- một nguyên tắc đặc thù của giai cấp công nhân. Đây là sự thể hiện của bản chất giai cấp công nhân.
Thứ tư, Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo.Như vậy, nội hàm khái niệm dân mang nội dung xã hội, giai cấp với cái lõi của nó là công nhân, nông dân, trí thức. Mặt khác, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với Nhà nước quyết định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước vì nó chế định mục đích hoạt động, chức năng tổ chức, cơ chế vận hành của nhà nước trên lập trường giải phóng nhân dân lao động, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
	Thứ năm, Nhà nước được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng trong tổ chức hoạt động có sự phân công rành mạch về chức năng nhiệm vụ giữa quyền lập pháp, quyền tư pháp và quyền hành pháp. Quan điểm của HCM là không có sự chia sẻ, chia cắt quyền lực quyền lực mà các quyền lập pháp (Quốc hội), quyền hành pháp (của chính phủ), quyền tư pháp (của viện kiểm sát, tòa án) phải thống nhất chặt chẽ với nhau để tất cả các quyền lực đều thống nhất là quyền lực của nhân dân. Nhưng các quyền đó có sự phân công phối hợp với. Cách tổ chức này bảo đảm cho việc nâng cao tính hiệu quả quản lý, tăng cường pháp quyền, xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành chính thông suốt từ Trung ương đến cơ sở có đủ năng lực và quyền lực để quản lý có hiệu quả mọi lĩnh vực của đời sống đất nước.Sự phân công các quyền trên cũng đều nhằm thống nhất tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Điều này khác hoàn toàn với nguyên tắc tam quyền phân lập ở các nước tư sản.( tam quyền phân lập là thế nào? Nó có giống với cách tổ chức bộ máy nhà nước ta không)
Thứ sáu, Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật mà pháp luật đó đại biểu cho ý chí nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. 
Liên hệ thực tiễn
Câu hỏi ôn tập 3
 1: Quá trình bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng từ năm 1939 đến năm 1945?
 * Bối cảnh lịch sử:
 - Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Chính phủ phản động Pháp thi hành chính sách phát xít, giải tán Đảng Cộng sản Pháp và các Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
 - Phát xít Đức – Ý – Nhật trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới.
 - Chính quyền thuộc địa thi hành chính sách cực kỳ phản động, phát xít hóa bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân 3 nước Việt Nam – Lào – Cămpuchia.
 - Mâu thuẫn giữa một bên là đế quốc Pháp – phát xít Nhật và tay sai với toàn thể dân tộc Việt Nam ngày càng sâu sắc. 
 	Trước biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tháng 11-1939 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng chủ trì; Hội nghị Trung ương tháng 11-1940 tại Đình Bảng, Từ Sơn (Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh chủ trì và Hội nghị Trung ương lần thứ tám (tháng 5-1941) tại Khuổi Nậm, Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, đánh dấu sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, đường lối đấu tranh giành chính quyền của Đảng.
 Trên cơ sở phân tích yêu cầu bức thiết của phong trào cách mạng trong nước và nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh những nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. 
 - Đặt nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
 + Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ tám (5.1941) nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”.
 + Đoàn kết rộng rãi các lực lượng toàn dân tộc, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh để đoàn kết mọi lực lượng, đảng phái, dân tộc, tôn giáo. Hội nghị Trung ương lần thứ tám quyết định thành lập một mặt trận lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, cứu quốc nên tập hợp trong Mặt trận Việt Minh là các đoàn thể mang tên Cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc,

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_triet_hoc.doc