Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy hai buổi / ngày môn tiếng việt

Nội dung bài học buổi hai được thiết kế dựa trên năng lực và nhu cầu của học sinh ở từng môn theo chuẩn kiến thức kĩ năng gồm:

- Những bài tập dành cho học sinh chưa đạt chuẩn

- Những bài tập dành cho học sinh đạt chuẩn

- Những bài tập dành cho học sinh đạt trên chuẩn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy hai buổi / ngày môn tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ba tri
 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN XUÂN I
 =============
 chuyªn ®Ò
 “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HAI BUỔI / NGÀY MÔN TIẾNG VIỆT”
NHÓM THỰC HIỆN: TỔ KHỐI 4
N¨m häc: 2012- 2013
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BA TRI
 TRƯỜNG TH TÂN XUÂN I
CHUYÊN ĐỀ “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HAI BUỔI TRÊN NGÀY MÔN TIÊNG VIỆT”
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đảng và các văn kiện của Nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo đều đưa ra mục đích là giáo dục học sinh trở thành con người toàn diện “Đức – Trí – Văn - Thể - Mỹ”. Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì giáo viên còn phải cung cấp cho học sinh một vốn hiểu biết về văn hóa thông qua tất cả các môn học. 
Tiếng việt – Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Đối với đời sống cộng đồng đó là công cụ để giao tiếp, tư duy. Đối với con người, đặc biệt là trẻ em nó càng có vai trò quan trọng hơn. Do có tầm quan trọng như thế nên  Tiếng Việt đã trở thành một môn học được giảng dạy trong trong nhà trường và đặc biệt được quan tâm hơn ở  cấp tiểu học.Tiếng Việt có tính chất hai mặt, nó vừa là đối tượng học tập của học sinh vừa là phương tiện để học sinh học tập các môn khác, để học sinh  giao tiếp,  tư duy.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đồng thời với việc thay sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT đã chủ trương chuyển dần Tiểu học sang học 2 buổi/ngày nhằm: Giảm tải cho học sinh. Nâng cao chất lượng dạy học: Học sinh được rèn nhiều về kiến thức, kĩ năng, rèn luyện khả năng tự học. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu để các em đều đạt chuẩn theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học. 
Nội dung dạy học môn Tiếng Việt buổi hai: Tăng cường rèn thực hành, rèn kĩ năng kĩ xảo, kĩ năng tự học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
B. LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Lâu nay, trong dạy học GV đã thực sự đổi mới từ việc chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá, cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Song hầu như GV đã giành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1- buổi dạy học các tiết được cơ cấu sẵn trong chương trình. Còn vấn đề dạy học buổi 2 chưa được nhiều GV quan tâm, không ít GV xem nhẹ hình thức dạy học buổi 2, nhiều GV xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS. Bên cạnh một số tiết dạy học buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết dạy ở buổi 2 GV giao cho HS một số bài tập đồng loạt HS giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu HS cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì GV ít chú ý đến nên phần nào chất lượng dạy học buổi 2 hiệu quả chưa cao. 
Chính vì lẽ đó tổ khối 4 chúng tôi muốn tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học buổi 2.
C. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CỦA ĐƠN VỊ
1.Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sâu sát tới việc giảng dạy của giáo viên.
 Cơ sở vật chất khá đầy đủ, lớp học đủ ánh sáng.
Tập thể giáo viên khối 4 có tinh thần chịu khó học hỏi, tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh, có chú ý rèn cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết khi giảng dạy môn Tiếng Việt. Dạy hai buổi trên ngày giáo viên có thời gian sâu sát học sinh hơn. Những em học yếu được thầy cô kèm cập để khá lên, học sinh giỏi được bồi dưỡng thêm, giúp các em phát huy năng lực hoc tập.
Đa số học sinh có đủ SGK, đồ dùng học tập, có ý thức tự giác học tập, tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài.
Khó khăn: 
Việc dạy học buổi 2 có những khó khăn nhất định: Thời gian dành cho việc soạn bài của GV Tiểu học bị hạn chế. Ở dạy học buổi 2 không có thiết kế bài soạn sẵn cho từng tiết cho giáo viên tham khảo nên để thiết kế được giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng và phương pháp, hình thức dạy học phong phú đòi hỏi giáo viên phải thực sự dày công. Trong khi đó, cường độ lao động của giáo viên Tiểu học cao, thời gian hạn chế (giáo viên đi dạy đến 8 buổi/tuần, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động công tác đoàn thể, lao động cùng học sinh, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi,...). Vì vậy việc tiếp cận thông tin mới, việc nghiên cứu các tài liệu, soạn giáo án có phần hạn chế.	
Lớp nào cũng có đủ các loại đối tượng HS như (giỏi, khá, trung bình, yếu) nên khi thiết kế bài dạy, lên lớp gặp nhiều khó khăn. Còn một bộ phận HS yếu, gia đình không quan tâm. Những học sinh này rất ngại học chóng chán, ỷ lại, nhiều em làm ảnh hưởng đến nề nếp và không khí lớp học. 
II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
Từ những lí do nêu trên, tổ khối 4 mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt buổi hai ở lớp 4.
1. Phân loại đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 
- Trên chuẩn (Học sinh khá, giỏi ); đạt chuẩn ( Học sinh trung bình ); chưa đạt chuẩn ( Học sinh yếu ).
- Chúng tôi gần gũi, quan sát từng em.
- Trao đổi với đồng nghiệp đã dạy các em ở những năm trước.
	- Khảo sát việc nắm kiến thức, áp dụng làm bài tập trong sách giáo khoa, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống.
* Kết quả khảo sát đầu năm học 2012-2013 tại khối 4 như sau:
- Đọc đúng văn bản: 100 % 
- Đọc hiểu:
+ Các em đạt mức độ trên chuẩn: 88/134.
+ Các em đạt chuẩn: 29/134.
+ Các em làm bài còn lúng túng, hay nhầm lẫn, sửa chữa là: 17/134.
- Viết chính tả:
+ Đạt mức trên chuẩn: 60/134.
+ Đạt mức chuẩn: 55/ 134.
+ Chưa đạt chuẩn: 19/134.
- Tập làm văn: 
+ Trình bày đúng cấu tạo của một bài văn, dùng từ, đặt câu tốt, sử dụng phù hợp các biện pháp nghệ thuật ( Bài văn hay mức trên chuẩn ): 33/134.
+ Đạt chuẩn: Trình bày đúng cấu tạo bài văn, chấm câu, ngắn ý tương đối đúng, bài viết tương đối đủ ý: 81/134, diễn đạt lủng củng: 20/134.
- Nội dung cảm thụ văn học chỉ đạt được một số em khá giỏi nêu được nhưng diễn đạt lủng củng, không toát được ý.
Từ những thống kê nêu trên cho thấy việc dạy học Tiếng Việt buổi hai đối với khối 4 cần dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng, kĩ xảo thực hành, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng tự học của học sinh. Việc mở rộng kiến thức phải là những vấn đề gần giũ đối với các em.
Như vậy việc phân loại đối tượng học sinh giúp chúng tôi xác định được yêu cầu nội dung trong tiết dạy buổi hai với môn Tiếng Việt: Đi sâu vào những mảng kiến thức, những nội dung mà nhiều em còn sai sót, các em hay nhầm lẫn, rèn kĩ năng diễn đạt, tự học, hiểu một văn bản, vận dụng linh hoạt ở các kiểu bài. 
2. Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Ngay từ đầu năm học, chúng tôi nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt của lớp 4 để nắm vững nội dung chương trình của từng phân môn, yêu cầu đạt về kiến thức, kĩ năng ở từng nội dung mỗi phân môn. Từ đó có kế hoạch xây dựng nội dung dạy học buổi hai cụ thể.
Chẳng hạn: 
Phân môn Tập đọc bài “Nỗi dằn vặt của An-drây-ca” yêu cầu cần đạt được là: Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
3. Nắm khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh.
Bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy, chúng tôi đã tìm hiểu để nắm được từng nội dung, từng mảng kiến thức ở từng môn mà các đối tượng học sinh hay sai sót, mắc lỗi.
VD: Khi phân biệt từ ghép và từ láy thì đối tượng đạt chuẩn ( học sinh trung bình) và đối tượng đạt chuẩn ( học sinh yếu) là nhầm lẫn.
+ Với các danh từ , kể cả những học sinh đạt mức trên chuẩn ( học sinh khá- giỏi) còn lúng túng.
Khi đã nắm được khả năng nhận thức và nhu cầu học tập của từng đối tượng học sinh thì việc lập kế hoạch và thiết kế nội dung bài dạy ở buổi hai sẽ sát thực tế và tiết dạy sẽ thực sự hiệu quả, học sinh học tập không bị nhàm chán.
VD: Bài “ Từ ghép và từ láy” 
Ở buổi hai:
- GV gọi HS đạt chuẩn nhắc lại cấu tạo của từ phức (ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau), từ láy (phối hợp những tiếng có âm, vần hoặc cả âm đầu và vần). Nêu 1 số từ ghép và từ láy.
- GV cho 1 đoạn văn yêu cầu HS trên chuẩn tìm từ ghép và từ láy
4. Thiết kế bài học.
Nội dung bài học buổi hai được thiết kế dựa trên năng lực và nhu cầu của học sinh ở từng môn theo chuẩn kiến thức kĩ năng gồm: 
- Những bài tập dành cho học sinh chưa đạt chuẩn
- Những bài tập dành cho học sinh đạt chuẩn
- Những bài tập dành cho học sinh đạt trên chuẩn.
+ Đối với mỗi bài tập của từng đối tượng, chúng tôi đều yêu cầu các em thực hiện thứ tự các hoạt động sau:
- Xác định yêu cầu của đề bài ( Bài yêu cầu mình làm gì ? )
- Phân tích lập kế hoạch giải
- Trình bày bài giải ( trên bảng, giấy )
- Nhận xét, đánh giá: Đọc lại bài làm rồi ý kiến đánh giá ( đúng, sai ,)dựa trên yêu cầu của bài.
Chẳng hạn:
Bài tập 3 trong bài “ Từ ghép và từ láy” trang 44 SGK TV4, GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, xác định yêu cầu của đề bài. 1HS trình bày trên bảng phụ cả lớp làm vào vở, sau đó Gv goi HS nhận xét. Gọi HS vài em đọc lại bài làm của mình. 
5. Tổ chức dạy học
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Trong tiết học chúng tôi đã phối hợp các hình thức tổ chức để các em hứng thú với học tập, đạt hiệu quả cao.
- Với những bài tập rèn kĩ năng ( trong tầm khả năng nhận thức của các em ) chúng tôi cho các em làm bài cá nhân.
- Với những bài nâng cao, mở rộng ( trên tầm khả năng của các em ) chúng tôi cho các em làm theo nhóm đôi hoặc nhóm 4.
- Với những bài tập để củng cố, khắc sâu chúng tôi tổ chức trò chơi cho các em.
- Tổ chức dạy học cả lớp với những nội dung gắn với thực tiễn.
+ Giao quyền chủ động cho học sinh
Trong mỗi tiết học, hệ thống bài tập được in trên phiếu học tập hoặc chép sẵn trên bảng lớp. Chúng tôi yêu cầu từng đối tượng hoàn thành bài của mình và làm tiếp, tìm hiểu các bài còn lại.
6. Đánh giá kết quả dạy học
Để khẳng định được hiệu quả, chất lượng của việc dạy học buổi hai, sau mỗi nội dung, mỗi phần dạy học chúng tôi đưa ra những bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận đàm thoại, vấn đáp với từng đối tượng học sinh để đánh giá mức độ đạt chuẩn của từng em, có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo tiếp.
	III. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ
Sau khi nghiên cứu bước đầu áp dụng vào giảng dạy từ đầu năm học đến nay chúng tôi nhận thấy:
Các em hoàn thành bài tập ở buổi 1 cũng như buổi 2 nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, mạnh dạn tự tin hơn. Bước đầu học sinh biết hệ thống kiến thức trọng tâm, có kĩ năng tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết vấn đề mới gặp. Kết quả học tập được nâng lên rõ rệt.
Giáo viên khám phá được trình độ, vốn kiến thức của học sinh, biết được nhu cầu học tập của học sinh để dạy học phân hóa đối tượng. Đánh giá được số lượng học sinh đã hiểu bài để có kế hoạch điều chỉnh lại cách dạy, củng cố lại những nội dung, kiến thức HS chưa nắm được, đáp ứng được nhu cầu của HS.
D. KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng dạy học hai buổi trên ngày đòi hỏi người giáo viên phải dồn tất cả tâm huyết, sức lực vào chuyên môn. Phải biết kết hợp một cách khéo léo năng lực chuyên môn và nghệ thuật sư phạm. Biết phối hợp hài hoà các biện pháp dạy học sao cho phù hợp với học sinh của mình để việc dạy học đạt kết quả cao nhất.
Cùng với lòng nhiệt tình của giáo viên và sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường cộng với sự kết hợp các môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường, sự trợ giúp của PHHS, có được như vậy thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Tiếng Việt sẽ được nâng cao.
Kiến nghị:
Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập để nâng cao kiến thức. Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn. Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập. Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn chuyên nghiệp vụ. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi đã tích góp được trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt. RÊt mong sù gãp ý cña c¸c ®ång nghiÖp ®Ó chóng ta cã h­ớng gi¶i quyÕt tiÕp theo cho viÖc n©ng cao chÊt l­îng d¹y vµ häc TiÕng ViÖt, gãp phÇn gi¸o dôc häc sinh trë thµnh con ng­êi ph¸t triÓn toµn diÖn. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
TỒ KHỐI 4 – TH TÂN XUÂN I


File đính kèm:

  • docCHUYEN DE TIENG VIET BUOI 2 LOP 4.doc