Đề tài Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp hai thông qua các bài tập luyện từ

Như đã nói ở phần trên, phân môn từ ngữ ở tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu là giúp HS làm giàu vốn từ, cụ thể giúp HS phát triển, mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ và luyện tập sử dụng từ ngữ theo các chủ đề, chủ điểm gần gũi với đời sống, sinh hoạt với HS. Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua hệ thống bài tập tương ứng, nói cách khác thông qua việc thực hành luyện tập của HS, dưới sự hướng dẫn của GV.

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4165 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp hai thông qua các bài tập luyện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh (HS). Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho HS năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập. Đây là nhiệm vụ chính yếu, cuối cùng của dạy từ và câu ở tiểu học. Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho HS, giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ); nắm nghĩa của từ (chính xác hóa vốn từ); quản lí, phân loại vốn từ (hệ thống hóa vốn từ); luyện tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ). Bên cạnh đó, nhiệm vụ của việc rèn luyện về câu là thông qua các hoạt động thực hành giúp HS hệ thống lại những kiến thức sơ giản về ngữ pháp mà các em đã được tích lũy trong vốn sống của mình, đần dần hình thành các quy tắc dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Từ đó giúp HS nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và mục tiêu giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho HS.
Ở phân môn Luyện từ và câu lớp 2, HS phải tìm từ theo chủ diểm dựa vào khả năng quan sát tổng hợp và tư duy thực tế, tự động não, suy nghĩ, sắp xếp các từ để viết thành câu hoàn chỉnh theo các mẫu câu. Đây là bước nâng cao về tư duy và khả năng diễn đạt của HS. Như vậy, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu rất nặng nề. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy do vốn từ của các em rất ít nên việc học phân môn này rất vất vả. Chính vì vậy, bản thân khi tiếp nhận nhiệm vụ giảng dạy ở lớp 2, tôi luôn băn khoăn, trăn trở và đặt ra cho mình vấn đề làm thế nào để mở rộng vốn từ cho HS? Đó là một điều không dễ dàng có được trong ngày một, ngày hai mà đó là cả một quá trình nỗ lực rèn luyện của cả thầy và trò, và của cả toàn xã hội. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua các bài tập luyện từ. 
 NỘI DUNG
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ DẠY TỪ Ở TIỂU HỌC
Trong chương trình mới Luyện từ và câu lớp 2 được bố trí 1 tiết / 1 tuần. Lên lớp 4, lớp 5 hai nội dung này được tách riêng và mỗi nội dung được dạy 1 tiết / 1 tuần. Tên gọi Luyện từ và câu thể hiện nhận thức mới về nhiệm vụ dạy tiếng Việt ở bậc tiểu học: chú trọng thực hành luyện tập hơn là lí thuyết. Đặc biệt đối với các lớp đầu cấp, nội dung tiết Luyện từ và câu chỉ là thực hành, luyện tập để giúp HS mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, nắm chắc nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả cao. Như vậy, nội dung dạy học về từ ngữ trong chương trình môn tiếng Việt ở tiểu học chiếm một tỉ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy học từ ngữ ở bậc tiểu học.
 Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, muốn dạy HS nắm được tiếng mẹ đẻ, nắm được một ngôn ngữ nhất định không thể không coi trọng việc dạy vốn từ cho HS. Trong giao tiếp thông thường cả người phát ( nói – viết) và người nhận ( nghe – đọc) đều cần nắm được từ, hiểu và sử dụng từ một cách chuẩn mực thì việc giao tiếp mới diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả, nhất là đối với HS độ tuổi tiểu học, khi mà vốn tiếng Việt nói chung, vốn từ ngữ nói riêng ở các em còn hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp..... Việc dạy từ cho HS tiểu học càng được coi trọng, không thể bỏ qua. 
Theo tác giả Hồ Lê: “ Ở lời nói, phương pháp tư duy ấy là phương pháp diễn đạt sao cho rành mạch, chặt chẽ, trong sáng giàu sức thuyết phục,... và cũng là phương pháp diễn tả sao cho sinh động, sắc sảo, tinh vi, đầy sức gợi mở phong phú và lành mạnh. Những phương pháp diễn đạt, diễn tả như vậy biểu hiện ở khả năng sử dụng xác đáng khái niệm hoặc biểu tượng và khả năng phối hợp một cách đúng dắn và sáng tạo các khái niệm hoặc biểu tượng. Mà khái niệm và biểu tượng thì trước hết là do từ biểu thị . Vì vậy, suy cho cùng, chính từ với những phép tắc và với tính nghệ thuật của nó, là công cụ quan trọng để trau dồi phương pháp tư duy cho HS. Đó cũng là lí do giải thích tại sao vốn từ trong những năm học phổ thông của HS phải tăng lên rất nhanh cả về lượng lẫn về chất. lượng là con số từ mà HS cần nắm, còn chất là năng lực dùng từ mà HS cần. [ 49, tr. 8]
MỤC ĐÍCH DẠY LUYỆN TỪ Ở LỚP 2
SGK tiếng Việt 2, tập 1 hướng HS tìm các từ chỉ một loại cụ thể như tìm từ chỉ người, chỉ vật, từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái, hoạt động,.... Nội dung này cung cấp cho HS hiểu biết ban đầu về từ loại Tiếng Việt, tuy nhiên chưa để các em sử dụng các thuật ngữ như danh từ, động từ, tính từ. Tri thức Tiếng Việt trong các bài tập tìm từ như thế nào, có tác dụng khơi gợi kinh nghiệm ngôn ngữ đã có của HS, giúp các em nắm bắt tri thức về từ loại Tiếng Việt trên cơ sở ý thức và hệ thống hóa vốn từ vựng mà mình đã có. Việc cung cấp từ loại được thực hiện tích hợp vơi hoạt động mở rộng vốn từ. Bên cạnh các bài tập từ chỉ loại xen kẽ những bài tập MRVT theo chủ đề họ hàng về người thân, về đồ dùng học tập... Các chủ đề cụ thể và gần gũi với kinh nghiệm của HS.
SGK Tiếng Việt 2, tập 2 hướng HS tìm từ về một chủ đề có tính khái quát ( tìm từ nói về thời tiết, ngày tháng, về loài chim, về cây cối, về nghề nghiệp...). Các bài tập MRVT ở tập 2 này tạo điều kiện cho HS bước đầu rèn các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, cụ thể hóa cho những loại, đặc điểm khái quát, thao tác phân loại và khái quát. Cần sử dụng phương pháp tích cực để dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
Việc dạy luyện từ cho HS lớp 2 có mục đích mở rộng, làm giàu vốn từ, Giúp HS sử dụng tiếng mẹ đẻ là công cụ và phương tiện giao tiếp, đồng thời phát triển ngôn ngữ, phát triển lời nói. Chương trình Luyện từ và câu nhấn mạnh đến tính tích hợp, thực hành giao tiếp, chú trọng dạy từ và câu thông qua các tình huống giao tiếp. Có thể nói mỗi bài dạy Luyện từ và câu là một hệ thống mở nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo, nghệ thuật sư phạm của mỗi GV trong từng tiết dạy. Để tổ chức một giờ dạy học Luyện từ và câu có hiệu quả, GV phải vaanj dụng những phương pháp tích cực vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS.
MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ 
Ý nghĩa của bài tập thực hành, luyện tập
Luyện tập thực hành trong môn Tiếng Việt cũng như các bộ môn khác có tác dụng làm cho HS nắm vững khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm. Bằng thực hành, HS được trực tiếp hoạt động, các em có điều kiện tự mình phát hiện lại tri thức qua giải quyết các hiện tượng từ vừng trong ngôn ngữ và lời nói. Thông qua quá trình vận dụng và phát hiện này mà tri thức các em được chính xác, củng cố và khắc sâu hơn.
Việc dạy Luyện từ và câu nói chung, dạy MRVT nói riêng không dừng lại ở chỗ cho HS nắm lí thuyết, mà quan trọng hơn là các em phải nắm được những kĩ năng hiểu biết và quy tắc sử dụng từ Tiếng Việt. Muốn hình thành hệ thống kĩ năng không chỉ dừng lại ở khâu trang bị lí thuyết mà phải có giai đoạn thực hành lí thuyết. dạy luyện từ là giai đoạnh Gv hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết để thực hành luyện tập các bài tập đề ra. Qua bài tập, chúng ta đưa HS vào những Hoạt động thực tiễn được tính toán và sắp đặt hợp lí. Có như thế mới giúp HS đạt tới những kĩ năng nhất định. Bởi vì, như tâm lí học hiện đại đã kết luận, chỉ trong hoạt động thì kĩ năng mới hình thành và phát triển.
Như đã nói ở phần trên, phân môn từ ngữ ở tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu là giúp HS làm giàu vốn từ, cụ thể giúp HS phát triển, mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ và luyện tập sử dụng từ ngữ theo các chủ đề, chủ điểm gần gũi với đời sống, sinh hoạt với HS. Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua hệ thống bài tập tương ứng, nói cách khác thông qua việc thực hành luyện tập của HS, dưới sự hướng dẫn của GV. Cho nên, có thể nói, chương trình phân môn Luyện từ và câu nói chung, phần luyện từ nói riêng là một chương trình thực hành. Ý thức làm giàu vốn từ cho bản thân, ý thức tìm hiểu nghĩa từ ngữ của HS kĩ năng nắm nghĩa của từ, kĩ năng sử dụng từ của HS .... tất cả đều được hình thành, phát triển qua việc thực hành, luyện tập của HS. . Vì vậy việc dạy – học từ ngữ ở tiểu học được tổ chức theo tinh thần thực hành, mang tính thực hành, để đạt các mục tiêu đề ra. Yêu cầu thực hành trong dạy học từ ngữ được hiểu như là những nguyên tắc không thể bỏ qua. Nó đòi hỏi các bài học được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm ngôn ngữ của HS, phải tạo điều kiện cho các em ứng dụng, vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động nói và viết...
Như vậy, vấn đề thực hành trong dạy học Luyện từ và câu nói chung, MRVT nói riêng có vị trí quan trọng, có ý nghĩa to lớn mà người GV cần hiểu rõ trong quá trình tổ chức dạy học. 
Hệ thống bài tập thực hành luyện từ trong SGK Tiếng Việt 2
Phần bài tập thực hành những nội dung về luyện từ trong SGK Tiếng Việt 2 là một hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập này khá phong phú và đa dạng, điểm tựa chung là trục chủ điểm với 4 loại bài tập cơ bản sau:
Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
 Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ 
Loại bài tập giúp HS quản lý, phân loại vốn từ
Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ.
Trong 4 loại bài tập trên, loại bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm chiếm tỷ lệ cao so với các loại bài tập khác. Có thể chia bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong SGK lớp 2 thành 3 kiểu chính:
Kiểu bài mở rộng vốn từ qua tranh vẽ;
Kiểu bài mở rộng vốn từ theo quan hệ nghĩa ngữ;
Kiểu bài mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ;
Phương pháp dạy các loại bài tập thực hành, luyện tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm ở lớp 2.
Nội dung các loại bài thực hành mở rộng vốn từ.
Để giờ luyện tập thực hành đạt hiệu quả cao, điều quan trọng là giáo viên cần phải lựa chọn được hệ thống bài tập thực hành đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu tính vừa sức và phát huy sáng tạo, khả năng phát triển về nhận thức, tư duy cho HS.
Năng lực từ ngữ của HS được đánh giá bằng năng lực hiểu nghĩa từ và sử dụng từ . Năng lực hiểu nghĩa từ là tập hợp những hiểu biết về mặt hình thức âm thanh, chữ viết của từ, cấu tạo từ và kết hợp các từ thành đơn vị ngôn ngữ lớn hơn theo một quy tắc nhất định. Năng lực phát triển vốn từ và năng lực sử dụng từ là hai mặt của sự biểu hiện năng lực từ ngữ của HS. Hai mặt này có quan hệ qua lại không tách rời nhau. Hiểu từ sẽ giúp cho việc lựa chọn và kết hợp từ diễn ra một cách thuận lợi, linh hoạt và chính xác.
Muốn huy động vốn từ, sử dụng tốt từ ngữ nói chung, ngoài việc cung cấp kiến thức lý thuyết cần phải có hệ thống bài tập phù hợp. Nội dung kiến thức và kĩ năng từ ngữ cần bồi dưỡng cho Hs lớp 2 nói riêng, bậc tiểu học nói chung gồm hai phần lớn, liên quan chặt chẽ với nhau: kiến thức lý thuyết về từ, kỹ năng nắm nghĩa và sử dụng từ. Tuy nhiên, phần Luyện từ và câu trong chương trình lớp 2 chưa có các bài xây dựng lí thuyết về từ. Các kiểu bài về Luyện từ là cơ sở để hình thành kiến thức lý thuyết về từ sau này. Việc phân loại và nhận diện từ về mặt cấu tạo bước đầu đã đưa vào thông qua hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực từ ngữ cho HS, giúp HS hình thành và phát triển các kỹ năng. Nói cách khác, ở phần luyện tập thực hành, phần việc chủ yếu là tổ chức HS rèn luyện kỹ năng bằng các bài tập thích hợp. Qua bài tập, GV đưa HS vào những hoạt động được tính toán và sắp đặt hợp lý. Có như thế mới giúp HS đạt tới những kĩ năng nhất định. Như vậy, bài tập là một tập hợp yêu cầu hoạt động để đạt toái kết quả nào đó.
Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 2 được đề cập đến ở đây là loại bài tập huy động vốn từ, bài tập tìm hiểu nghĩa cửa từ và bài tập rèn luyện sử dụng từ. Các bài tập này giúp HS phát triển, mở rộng vốn từ, làm giàu vốn từ, chính xác hóa vốn từ, bồi dưỡng năng lực hiểu từ một cách chính xác khoa học cho HS, tích cực hóa vốn từ, hình thành và củng cố kỹ năng sử dụng từ ( hiểu từ để lĩnh hội ngôn bản khi nghe – đọc và dùng từ để tạo lập ngôn bản khi nói – viết).
Quy trình dạy bài luyện tập, thực hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm ở phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
Dạy thực hành, luyện tập MRVT theo chủ điểm ở lớp 2 là tổ chức cho HS thực hiện các bài tập MRVT, cũng phải tuân thủ những yêu cầu như việc thực hiện bài tập Tiếng Việt nói chung. GV phỉa nắm được mục đích ý nghĩa, đặc trưng, tính chất, yêu cầu của bài tập tương ứng với vấn đê đang nghiên cứu cũng như ý nghĩa hoạt động của nó trong giao tiếp của HS, nắm được cơ sở xây dựng bài tập, tuần tự thực hiện bài tập và có một mẫu lời giải đúng.
Tổ chức thực hiện các bài tập về MRVT theo chủ điểm gồm các bước: 
Bước 1: Ra bài tập.
Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài.
Bước 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả.

File đính kèm:

  • docSKKN hồng 2013.doc