Giáo án Mĩ thuật 4 năm 2016

MĨ THUẬT 4

 Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau-Tạo hình 3D

 Chủ đề: Quê hương em

 ( Thời lượng 4 tiết kết hợp bài 7, 12, 20, 24)

I/ Mục tiêu:

- HS biết phát hiện những vẻ đẹp phong phú, đa dạng của phong cảnh và những sinh hoạt của con người ở quê hương và môi trường xung quanh.

- HS biết vẽ và vẽ được cây, các hoạt động của con người trong sinh hoạt hàng ngày và trong các dịp lễ hội của quê hương.

- HS phát huy khả năng biểu đạt cá nhân, năng lực hoạt động nhóm và diễn đạt bằng lời

- HS có biết yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc.

 

doc19 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 4 năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS lắng nghe
-HS vẽ màu.
-HS suy nghĩ và đưa ra nhận xét về màu của bức tranh lớn
HS chia sẻ về quy trình này.
HĐ2. Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng tạo thành các đồ vật trong gia đình
Gv cho HS quan sát các đồ vật có trang trí. Áo, váy, bát, khăn.
+ Các đồ vật này được trang trí bằng họa tiết nào?
- GV cho HS quan sát các đồ vật chưa được trang trí.
- Đồ vật trang trí và đồ vật chưa được trang trí, cái nào đẹp hơn?
- HS quan sát.
- Hoa, lá, đường diềm,.
- Đồ vật trang trí đẹp hơn.
=> Trang trí giúp cho đồ vật đẹp và lung linh hơn.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn những màu săc lớn để tìm phần màu mình thích hoặc lựa chọn các đường nét giống đồ vật cắt phần mình đã chọn
- GV làm mẫu
- GV yêu cầu HS cắt phần lựa chọn để ứng dụng trang trí hoặc tạo sản phẩm theo sự tưởng tượng của mình. Có thể vẽ thêm nét hoặc tô màu để làm nổi bật đồ vật mình đã tìm.
- GV luôn hỗ trợ trong hoạt động này.
- GV yêu cầu HS cất bài và nhận xét chung.
Dặn dò: Mang theo giấy A4 để dán sản phẩm đã chọn.
- HS lắng nghe, quan sát
- HS chọn mảng màu và tạo sản phẩm.
.
Tiết 3 + 4 (Tuần 19): 
HĐ 3.Trang trí sản phẩm
- GV hướng dẫn HS:
- GV làm mẫu
- GV yêu cầu HS cắt phần lựa chọn để ứng dụng trang trí hoặc tạo sản phẩm theo sự tưởng tượng của mình. Có thể vẽ thêm nét hoặc tô màu để làm nổi bật đồ vật mình đã tìm.
- GV luôn hỗ trợ trong hoạt động này.
- HS lắng nghe, quan sát
- HS chọn mảng màu và tạo sản phẩm.
 HĐ 4. Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm lên bảng.
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình .
Câu hỏi: 
- Nhóm em đã sáng tạo ra các đồ vật gì? Các đồ vật đó có mục đích gì cho gia đình không? Em đã trang trí gì thêm cho sản phẩm của nhóm?
- HS trưng bày sản phẩm
- HS chia sẻ và nhận xét bài của nhóm bạn.
Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Màu, giấy A4,...
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 17 + 19 
Ngày soạn: 7 / 12 / 2015
Ngày dạy: 15 /12/2015 ; 29 /12/2015 
MĨ THUẬT 2
 Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau –Vẽ theo nhạc
	Chủ đề: Thiên nhiên quanh em.
Lồng ghép vẽ tranh theo ý tưởng trẻ thơ
( Thời lượng 4 tiết kết hợp bài 3, 4, 12)
I/ Mục tiêu:
- Có hiểu biết về sự phong phú của thiên nhiên quanh em.
- Biết cách vẽ, cắt dán, xé dán, nặn, tạo hình bức tranh về phong cảnh thiên nhiên, phong cảnh quê hương.
- Chia sẻ cùng bạn bè về thiên nhiên, quê hương nơi mình sinh sống.
II/ Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Giấy A3, bút chì, bút màu, giấy màu, băng keo, hồ dán, và các vật liệu tìm được.
2. Học sinh:
- Giấy A4 + A3, màu vẽ
- Giấy mầu, vỏ hộp, cành cây, hồ dán
III/ Các hoạt động dạy học .
Tiết 1+ 2 (Tuần 17). 
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Nội dung bài.
Giới thiệu chủ đề
- Thiên nhiên quanh ta thật phong phú và tươi đẹp. Chúng ta sẽ khám phá và sáng tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp qua những tiết học mỹ thuật nhé.
HĐ 1: Nghe nhạc và vẽ theo giai điệu.
- GV cho học sinh tập trung sân trường.
- Yêu cầu HS đứng thành vòng quanh giấy, chuẩn màu sẵn sàng để vẽ khi nghe nhạc.
- Mở nhạc và yêu cầu học sinh vừa di chuyển theo điệu nhạc và vẽ lên giấy những đường nét theo điệu nhạc. (vẽ từ màu sáng đến màu đậm)
 - Sau khi kết thúc nhạc (5-7 phút), yêu cầu học sinh dừng vẽ và treo bài vẽ của nhóm lên bảng.
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
- Thực hiện vẽ theo nhạc.
- Treo tranh của nhóm lên bảng
HĐ 2: Thưởng thức và cảm nhận màu sắc
- Yêu cầu quan sát và cảm nhận các bức tranh vừa vẽ.
+ Em thấy bức tranh của nhóm mình vẽ như thế nào? (về hình ảnh, màu sắc) 
+ Em thấy có những hình ảnh nào trong bức tranh này? (Quan sát kỹ và tưởng tượng)
+ Em có thể đặt tên cho bức tranh của nhóm mình là gì? 
+ Em có thích cách vẽ tranh như thế này không? 
+ Hướng dẫn học sinh về màu sắc, độ sáng tối, đậm nhạt trong bức tranh. Giới thiệu về màu sắc bổ túc, tương phản và sự hòa sắc trong tranh. 
- GV cho HS quan sát vườn cây quanh trường
- Quan sát và cảm nhận các hình ảnh của tranh.
- Nêu cảm nhận của mình về bức tranh của nhóm mình vẽ.
- Học sinh nêu cảm nhận của mình về tranh
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
Chú ý theo dõi
- Thực hiện tìm hình ảnh mình tưởng tượng ra và dán khung hình vào.
- Hs quan sát và nêu cảm nhận để phục vụ sáng tạo sản phẩm.
HĐ 3: Tìm, chọn hình ảnh trong bức tranh
- Hướng dẫn HS dùng khung giấy để tìm hình ảnh mình yêu thích trên tranh. 
VD: em thấy hình con chim, con mèo, con cá. Hình chiếc lá, hình cây, hình người , hình ngôi nhà sau đó em dùng khung giấy dán vào hình ảnh đó. 
- HS thực hiện theo nhóm.
HĐ 4: Tạo sản phẩm hình ảnh từ tranh vẽ theo nhạc
Yêu cầu HS cắt hình ảnh mình đã chọn và sáng tạo thêm tạo thành bức tranh, sản phẩm nổi bật.
GV quan sát hướng dẫn giúp đỡ học sinh sáng tạo hình ảnh.
Trưng bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm
Giáo viên cùng học sinh nhận xét và đánh giá. 
- Em thấy tác phẩm của mình như thế nào? Em có hài lòng về tác phẩm của mình không?
- Em sẽ sử dụng sản phẩm này như thế nào ? 
+ Em vừa học xong quy trình mỹ thuật nào?
Dặn dò
- HD HS vệ sinh phòng học sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
 Hồ dán, màu, giấy màu,
- Thực hiện cắt hình ảnh sau đó vẽ thêm màu, chỉnh sửa thêm để tạo ra hình ảnh mà mình tưởng tượng ra.
- Tạo ra các con vật như: ong bướm, chuồn chuồn, chim, cá, hoa lá, cây cối tạo ra bức tranh phong cảnh
- Treo sản phẩm của mình lên bảng hoặc một vị trí nào thuận tiện để nhóm và lớp cùng quan sát nhận xét.
- Lần lượt từng học sinh lên giới thiệu về sản phẩm của mình. Các học sinh khác có thể đặt câu hỏi về sản phẩm của bạn. 
- Hs cùng đặt câu hỏi để trao đổi về hình ảnh của bạn tạo ra. 
- HS trả lời
- Vẽ theo nhạc
- Thực hiện vệ sinh lớp học
Tiết 3 + 4 (Tuần 19)
HĐ 5.Vẽ cùng nhau, lồng ghép ý tưởng trẻ thơ.
Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh về phong cảnh, cảnh thiên nhiên để học sinh quan sát, hình dung và tạo ý tưởng về bức tranh của nhóm mình. 
Gợi ý cho các nhóm cách vẽ tranh của nhóm
- Nhóm em sẽ vẽ cảnh gì? 
+ Cảnh đó em sẽ vẽ những hình ảnh gì? 
+ Dáng hoạt động của con người, con vật trong đó như thế nào? 
- GV theo dõi gợi ý thêm ý tưởng cho nhóm để tạo tranh phong phú hơn. 
- Quan sát tranh và hình thành ý tưởng tạo tranh của nhóm. 
Đại diện các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm.
HĐ 6. Trưng bày triễn lãm và tham quan.
Khi các nhóm hoàn thành GV hướng dẫn trưng bày sản phẩm của nhóm .HD học sinh tham quan các sản phẩm của nhóm bạn.
Gợi ý HS đặt câu hỏi về sản phẩm và các cách tạo của các nhóm.
GDHS: Vệ sinh phòng học sạch sẽ.
- Thực hiện .Các nhóm trưng bày.
Tham quan các sản phẩm của các nhóm bạn.
VD: Hình ảnh này bạn làm bằng vật liệu gì? 
Làm thế nào bạn có thể tạo được hình ảnh này? 
HS trao đổ cách làm của nhóm cùng với cả lớp.
Vệ sinh phòng học.
Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Màu, giấy A4,...
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 17 + 19 
Ngày soạn: 7 / 12 / 2015
Ngày dạy: 17/12/2015 ; 31 / 12/2015
MĨ THUẬT 3
 Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau- Xây dựng cốt truyện.
	Chủ đề: Em yêu trường em
Lồng ghép vẽ tranh theo ý tưởng trẻ thơ
( Thời lượng 4 tiết kết hợp bài 3, 11, 28, 32)
I/ Mục tiêu:
- HS có những hiểu biết về các hoạt động ở trường và những hình ảnh về bạn bè, thầy cô giáo.
- HS hiểu được hình dáng của con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Nhà trường.
- HS phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường. HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Yêu mến ngôi trường, thầy cô , bạn bè.
II/ Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về hoạt động ở trường học.
2. Học sinh:
- Giấy A4 + A3, màu vẽ, băng dính, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học .
Tiết 1+ 2 (Tuần 17). 
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy học.
HĐ 1: Vẽ cùng nhau ( Tạo ngân hình ảnh).
- Gv tổ chức cho HS tạo dáng ( Một số dáng hoạt động ở trường học, có thể vẽ chân dung bạn bè, thày cô) và cùng nhau vẽ theo nhóm.
- Tỉ lệ đầu so với cơ thể như thế nào?
Cánh tay, chân dài, ngắn so vói thân người như thế nào?
- Gv yêu cầu HS trưng bày bài vẽ hình theo nhóm, quan sát, nhận xét một số hình dáng.
- Các em thấy bức vẽ nào có tỷ lệ tốt?
- Các em thấy bức vẽ nào đẹp nhất?
- Em thích bức vẽ nào nhất? Vì sao?
- HS quan sát vẽ lên giấy A4 từ 3-4 dáng khác nhau.
- HS chia sẻ cá nhân.
- HS trả lời.
HĐ 2: Vẽ cùng nhau, vận dụng tạo tác phẩm.
- Từ ngân hàng hình ảnh của các em,GV gợi ý, hướng dẫn HS cách chọn và tạo thành tác phẩm về đề tài Nhà trường.
- Không gian trong tranh là ở đâu?
- Hình ảnh này thể hiện điều gì?
- Các em có thể tìm hình ảnh khác liên quan không?
Các hoạt động trong tranh là hoạt động gi?
- GV quan sát động viên khích lệ sự sáng tạo của HS.
Dặn dò: Chuẩn bị giấy A3, màu vẽ cho giờ học sau.
- HS làm việc theo nhóm trên giấy A3.
- Hs trả lời.
Tiết 3 + 4 (Tuần 19)
HĐ 3: Liên kết tác phẩm , lồng ghép vẽ tranh theo ý tưởng.
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm theo chủ đề .
- Đâu là hình ảnh trong tâm của bức tranh?
- Các hình ảnh thể hiện họ đang làm gì? Ở đâu?
- GV tổ chức HS trưng bày, thuyết trình sản phẩm của nhóm.
Từ việc HS nhận xét và liên kết các hình ảnh, GV hướng dẫn HS vào vẽ tranh theo ý tưởng của mình. Gợi ý cho HS tìm chủ đề mà mình thích. 
VD: Thiết kế ngôi trường học mới trong tương lai, hay thiết kế bàn học phục vụ cho HS khuyết tật,....
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét, đánh giá. 
HĐ 4. Tưởng tượng, thu thập kiến thức và tạo ra sản phẩm theo ý tưởng.
+ Em sẽ có dự định gì khi sắp xếp hình ảnh này vào bức tranh?
+ Bức tranh của em tập trung vào chủ đề gì? Nhà trường, bàn ghế, cặp sách, .....hay chủ đề nào khác.
- GV gơi ý, quan sát giúp đỡ học sinh
- HS dựa vào sản phẩm của mình để trả lời.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS làm bài.
HĐ 5. Trình bày và đánh giá.
GV hướng dẫn HS trình bày ý kiến và ý tưởng của mình.
+ Tác phẩm của em thể hiện mong muốn gì?
+ Ý chính của chủ đề là gì?
+ Em có thấy khác nhau giữa hiện tại và tương lai được thể hiện trong tranh không?
+ Các em muốn mang lại điều gì trong bức tranh này?
- Hs đại diện nhóm trình bày ý tưởng của mình.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS trả lời.
- Khác nhau, vì hiện tại thì không có, còn tương lai sẽ phát minh ra.
- Mong muốn là trong tương lai chúng em thiết kế, phát minh ra những sản phẩm có thực xuất phát từ ý tưởng
* Kết thúc chủ đề GV: Giáo dục và rèn kĩ năng sống cho HS về: 
+Em phải làm gì để trường lớp luôn sạch đẹp? 
+ Với thầy cô bạn bè em phải thể hiện tình cảm như thế nào ?
- Không vút rác bừa bãi, vệ sinh lớp học, nhổ cỏ,,,,
- HS trả lời.
Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Màu, giấy A4,...
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 18 + 20 
Ngày soạn: 9 / 12 / 2015
Ngày dạy: 25 /12/ 2015 ; 08/01/2016 
MĨ THUẬT 4
 Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau-Tạo hình 3D
	Chủ đề: Quê hương em
 ( Thời lượng 4 tiết kết hợp bài 7, 12, 20, 24)
I/ Mục tiêu:
- HS biết phát hiện những vẻ đẹp phong phú, đa dạng của phong cảnh và những sinh hoạt của con người ở quê hương và môi trường xung quanh.
- HS biết vẽ và vẽ được cây, các hoạt động của con người trong sinh hoạt hàng ngày và trong các dịp lễ hội của quê hương.
- HS phát huy khả năng biểu đạt cá nhân, năng lực hoạt động nhóm và diễn đạt bằng lời
- HS có biết yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh về đề tài quê hương, đất nước
- Giấy vẽ A4 chì, màu, đất nặn, giấy màu.
2. Học sinh:
- Giấy A4,bìa lịch, màu vẽ, đất nặn, giấy màu.
 III/ Các hoạt động dạy học .
Tiết 1+ 2 (Tuần 18). 
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Nội dung bài.
HĐ 1:  Giới  thiệu về quê hương em.
- GV cho HS chơi trò chơi nghe nhạc Việt Nam quê hương tôi đoán tên bài hát.
+ Trong bài hát em kể tên những hình ảnh gì ở đó?
- GV giới thiệu chủ đề quê hương
+ Hãy kể hình ảnh quê hương em có những gì?
- Cho HS quan sát và nhận xét về bức tranh quê hương Việt Nam
+ Trong tranh có hình ảnh gì là chính?
+ Hình ảnh phụ vẽ gì? Màu sắc vẽ ra sao?....
- HS có thể kể thêm một số hình ảnh nổi bật của Việt Nam 
- Cho HS kể về một số lễ hội ở Việt Nam mà các em biết 
- Cho HS thực hiện một số động tác trong một số lễ hội hoặc hình ảnh lao động của của các cô bác nông dân mà các em biết.
- HS nghe nhạc bài và nhận xét được:
+ Các hình ảnh trong bài hát ( Mặt biến, chân trời, phi lao, thuyền, lũy tre, dừa, đồng lúa, người thiếu nữ, trai tráng,
- Cây đa, giếng nước, mái đình, sông, trâu, bò, nhà rông,..
- Hội Lim, Hội Chọi trâu, Chọi gà, hội Đền Hùng,..
- HS thực hiện, nhận xét 
- HS trả lời
- HS hoạt động theo nhóm
HĐ 2: Tạo ngân hàng hình ảnh .
- GV HDHS tạo dáng một số hình ảnh sinh hoạt và lễ hội để các nhóm kí họa lại 
- Hướng dẫn HS vẽ kí họa các hình ảnh cảnh vật, người
- Cho HS thực vẽ tạo ngân hàng các cây xanh, dáng người.( Vẽ ngoài trời )
- Trưng bày bài vẽ, cùng HS nhận xét
- GV nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau.
- HS nhớ lại và vẽ ngân hàng cây xanh để vẽ thêm vào các bức tranh
- Trưng bày tìm ra những hình ảnh yêu thích.
- HS thực hiện và trưng bày để tìm ra được ngân hàng hình ảnh để chuẩn bị cho hoạt động sau.
Tiết 3 + 4 (Tuần 20)
HĐ 3:Vẽ tranh về quê hương em (tạo cốt truyện -vẽ cùng nhau).
- GV cho HS dựa vào ngân hàng hình ảnh vẽ được lựa chọn sắp xếp theo chủ đề rồi vẽ lại, xé dán vào giấy theo nhóm 
- HDHS vẽ hình ảnh phụ và vẽ màu
- GV cho HS thực hành theo nhóm
- Cho HS trưng bày sản phẩm tranh trên bảng.
- GV cùng HS nhận xét.
HS thực hiện theo nhóm. HS thực hành vẽ bức tranh theo chủ đề yêu thích
- HS vẽ hình ảnh phụ và vẽ màu
- Trưng bày, thuyết minh về bức tranh của nhóm mình.
- Nhận xét
HĐ4: Tạo hình 3D, nặn.
- GV hướng dẫn HS cách tạo hình 3D.
- Cho HS dựa vào tranh vẽ trên để xé dán, tạo hình 3D hoặc nặn một tác phẩm về đề tài quê hương em
- GV cho HS thực hành theo nhóm.
- Cho HS trưng bày trên bàn, GV cùng HS tham quan các nhóm và nhận xét SP
- Nhận xét tiết học, chủ đề.
 Liên hệ GDHS: HS biết yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc 
Dặn dò:Chuẩn bị màu, giấy màu, keo dán, đất nặn.
HS thực hiện xé dán, tạo hình 3D, nặn những hình ảnh và sắp xếp thành 1 bức tranh theo chủ đề quê hương em có thể theo các nội dung:
- Trưng bày, thuyết minh, kể chuyện 
- Nhận xét
- HS lắng nghe, chuẩn bị.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 18 + 20 
Ngày soạn: 9 / 12 / 2015
Ngày dạy: 23 /12/ 2015 ; 06/01/2016 
MĨ THUẬT 5
Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau- Xây dựng cốt truyện.
Chủ đề: Hoạt đông ở trường em
Lồng ghép vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ
( Thời lượng 4 tiết kết hợp bài 3, 11, 15, 31)
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu về các hoạt động của trường, về thầy cô giáo, về Quân đội, về ý tưởng của mình,...
- Hiểu được hình dáng của con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài nhà trường và một số hoạt động khác. HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường, ở nhà hoặc ở nơi công cộng khác.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt nhũng suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc của bản thân.
- Diễn tả, thể hiện được ý tưởng trong tương lai của mình.
II/ Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Giấy A0, hoặc A2, tranh vẽ các chủ đề hoạt động của trường học, đồ dùng mẫu tạo hình 3D
2. Học sinh:
- Giấy A4 + A3, màu vẽ.
- Giấy mầu, hồ dán, kéo, vỏ hộp, đất nặn
III/ Các hoạt động dạy học .
Tiết 1+ 2 (Tuần 18). 
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Nội dung bài.
HĐ1:  Giới  thiệu về các hoạt động ở trường em-Tạo ngân hàng hình ảnh.
- GV cho HS chơi trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát.
+ Những bài hát đó nói về các hoạt động ở đâu?
GV giới thiệu chủ đề
- GV cho HS quan sát một số bức tranh nói về các hoạt động ở trường học, về quân đội.
- Hướng dẫn HS cách vẽ nhóm HS hoạt động học tập, vui chơi,
- GV cho HS ra ngoài trời vẽ theo quan sát mẫu vẽ.
 - Sắp xếp một số HS tạo dáng hoạt động khác nhau.
 Hs thực hành vẽ kí họa nhanh các dáng người.
- Trưng bày bài vẽ trên ghế đá, GV và HS tham quan nhận xét bình chọn bài vẽ tốt.
- HS lắng nghe tìm tên bài hát.
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- HS ra ngoài trời vẽ
- HS thực hành kí họa vẽ ra giấy A4
- Nhận xét bài vẽ của HS
HĐ 2: Em sáng tạo với chủ đề hoạt động ở trường em -Vẽ cùng nhau
- Gv giới thiệu chủ đề nhỏ cho các nhóm lựa chọn: Trường em,Vui chơi, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Em và các chú bộ đội hải quân,Tự chọn.
- GV yêu cầu HS dựa vào ngân hàng hình ảnh các em vừa ký họa, thảo luận để xây dựng một câu chuyện theo chủ đề các em đã lựa chọn. 
- GV đến từng nhóm gợi ý Hs có thể mượn hình của nhóm khác hoặc vẽ thêm cho phù hợp với câu chuyện của nhóm mình.
 Chia sẻ nội dung câu chuyện.
- Gv hướng dẫn Hs treo tranh lên bảng và trình bày về câu chuyện của nhóm mình. Các nhóm khác có thể hỏi thêm để làm rõ nội dung câu chuyện:
+ Đâu là hình ảnh trọng tâm của tranh?
+ Hình ảnh thể hiện họ đang làm gì, ở đâu?
- Gv và Hs có thể góp ý thêm cho câu chuyện thêm sống động.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị giờ sau tạo hình 3D
- HS thảo luận lựa chọn đề tài. Ví dụ: Nhóm bạn chơi nhảy dây, Em thực hiện tốt luật giao thông, chơi bịt mắt bắt dê, thăm vườn thú,
- HS thảo luận nhóm hình ảnh chính của tranh, có thể vẽ, cắt hoặc xé dán hình dáng người cho phù hợp và sắp xếp vào giấy A3. 
- Hs treo tranh lên và từng nhóm trình bày ý tưởng về câu chuyện.
- HS quan sát trả lời câu hỏi
HĐ 3: Xây dựng cốt truyện- Lồng ghép vẽ tranh theo ý tưởng.
Triển lãm 
+ Tổ chức trò chơi khởi động tạo hứng thú cho HS.
+ GV Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm 
Kể chuyện 
 + GV tổ chức cho HS lần lượt lên kể câu chuyện về các nhân vật hoạt động trong tranh của nhóm mình 
 + Khuyến khích HS đưa ra những phản hồi.
 - Từ nội dung cốt truyện, HS vẽ một bức tranh theo ý tưởng của mình về chủ đề mà mình thích.
Dặn dò : Chuẩn bị vật tìm được cho giờ học sau : Đất nặn, vỏ hộp, giấy màu, dây thép,.
- Chơi trò chơi nội dung nói về các hoạt động ở trường
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm.
- Từng em lần lượt kể câu chuyện về các nhân vật hoạt động trong tranh liên quan đến bức tranh của mình theo chủ đề. 
- HS có thể phỏng vấn bạn thuyết trình
- HS thực hiện vẽ tranh theo ý tưởng.
- HS chuẩn bị.
Tiết 3 + 4 (Tuần 20)
HĐ 4:Tạo hình 2D, 3D( xé dán, nặn hoặc tạo hình bằng vỏ hộp, phế liệu, tạo hình con rối.
- GV cho HS quan sát bài vẽ chủ đề nhỏ của các nhóm học bài trước, sản phẩm tạo hình 2D, 3D của HS năm trước, nhận xét. 
 - GV yêu cầu HS sáng tạo những bức tranh các nhân vật hoạt động từ những sản phẩm cốt truyện của tiết trước.
+ Cắt, dán, ghép hình, nặn, tạo hình .
+ Vẽ tiếp.
+ Vẽ thêm hình ảnh.
- GV yêu cầu HS chia sẻ thảo luận với nhau về cách sắp xếp bố cục- GV hướng dẫn tạo dáng, xé dán nhân vật, cảnh vật.
+ Tạo dáng từng bộ phận nhân vật rồi ghép lại.
+ Tạo dáng cả nhân vật.
 Hướng dẫn HS tạo hình con rối để biểu diễn
- GV rèn luyện HS kỹ năng làm việc hợp tác nhóm
- GV hướng dẫn HS thực hành
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm chọn cách trưng bày sản phẩm
GV và HS tham quan, nhận xét
Hướng dẫn HS biết tiết kiệm, tái chế rác thải, vệ sinh sạch sẽ lớp học
-Hs quan sát, nhận xét
- HS hoạt động nhóm chọn phương án thực hiện:
+ Xé dán cùng nhau tranh vẽ của nhóm trên giấy A3 từ hình ảnh hoạt động trong trường em
+ Tìm ra chất liệu tạo dáng nhân vật: đất nặn, từ vật tìm được
- HS chia sẻ thảo luận tìm ra cách làm hiệu quả nhất.
- HS quan sát
- HS làm việc tập trung, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau
- HS trưng bày sản phẩm chia sẻ cách tạo hình từ các vật liệu
- Hs dọn vệ sinh lớp học
HĐ 5: Sắp đặt sản phẩm-Sáng tạo câu chuyện và biểu diễn.
- GV hướng dẫn HS trưng bày SP sắp đặt tạo thành đề tài 
GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ:
+ Em có cảm nhận như thế nào về cách trưng bày SP của nhóm bạn

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc