Giáo án lớp 4 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Nhớ – viết đúng bài chính tả. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do và trình bày đúng các khổ thơ .

2. Kĩ năng: Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn : s/x , hỏi/ngã .

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a hay b , viết nội dung BT2a hay b .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Thắng biển .

 3. Bài mới : (27) Bài thơ về tiểu đội xe không kính .

 a) Giới thiệu bài :

 - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 

doc49 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động lớp .
- Trao đổi , thảo luận để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn , của bài được nghe ; từ đó rút kinh nghiệm cho mình .
- Mỗi em chọn 1 đoạn trong bài của mình , viết lại theo cách hay hơn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Khen những em làm việc tốt trong tiết học .
	- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
 5. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại để được điểm tốt hơn . Dặn HS luyện đọc lại các bài TĐ , HTL chuẩn bị cho kiểm tra GK II .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 131)
LUYỆN TẬP CHUNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Củng cố các phép tính với phân số .
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số ; biết giải bài toán có lời văn .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố các phép tính với phân số .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
+ Cho HS chỉ ra phép tính làm đúng . Có thể khuyến khích HS chỉ ra chỗ sai trong những phép tính làm sai .
- Bài 2 : 
+ Nên khuyến khích tính theo cách thuận tiện .
- Bài 3 : 
+ Nên khuyến khích chọn MSC hợp lí ( bé nhất ) .
Hoạt động lớp .
- Phần c là phép tính làm đúng .
- Các phần khác đều sai .
- Làm vào vở rồi chữa bài .
- Làm vào vở rồi chữa bài .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
 Số phần bể đã có nước :
 (bể) 
 Số phần bể chưa có nước :
 (bể)
 Đáp số : bể
- Làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
 Số kg cà phê lấy lần sau :
 2710 x 2 = 5420 (kg) 
 Số kg cà phê lấy cả 2 lần :
 2710 + 5420 = 8130 (kg)
 Số kg cà phê còn lại :
 23 450 – 8130 = 15 320 (kg)
 Đáp số : 15 320 kg
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính phân số ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 131 sách BT .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 132)
LUYỆN TẬP CHUNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Rút gọn được phân số. Nhận biết được phân số bằng nhau.
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến phân số.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung (tt) .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố việc rút gọn phân số .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
+ Cho HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau . 
Hoạt động lớp .
- Làm bài vào vở rồi chữa bài .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 2 : 
+ Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số .
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Làm vào vở rồi chữa bài .
GIẢI
a) Phân số chỉ ba tổ HS là : 
b) Số HS của ba tổ là :
 32 x = 24 (bạn) 
 Đáp số : 24 bạn 
- Làm vào vở rồi chữa bài .
GIẢI
 Anh Hải đã đi được đoạn đường dài :
 15 x = 10 (km)
 Anh Hải còn phải đi tiếp :
 15 – 10 = 5 (km) 
 Đáp số : 5 km 
- Làm vào vở rồi chữa bài .
GIẢI
 Lần sau đã lấy :
 32 850 : 3 = 10 950 (l)
 Cả hai lần đã lấy :
 32 850 + 10 950 = 43 800 (l)
 Lúc đầu trong kho có :
 56 200 + 43 800 = 100 000 (l)
 Đáp số : 100 000 lít 
 4. Củng cố : (3’) 
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện rút gọn phân số ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 132 sách BT .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 133)
HÌNH THOI
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó
	2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và thể hiện một số đặc điểm của nó .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : 
	+ Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình như bài 1 .
	+ Chuẩn bị 4 thanh gỗ mỏng dài 30 cm , hai đầu có khoét lỗ để có thể lắp ráp thành hình vuông hoặc hình thoi .
	- HS :
	+ Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông , mỗi ô vuông cạnh 1 cm ; thước kẻ , ê-ke , kéo .
	+ Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình vuông hoặc hình thoi .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung (tt) .
 3. Bài mới : (27’) Hình thoi .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về hình thoi .
MT : Giúp HS có biểu tượng về hình thoi , nhận biết một số đặc điểm của hình thoi 
- Lắp ghép mô hình hình vuông . Dùng mô hình này để vẽ lên bảng .
- Xô lệch hình vuông nói trên để được một hình mới và dùng mô hình này để vẽ hình mới lên bảng .
- Giới thiệu : Hình mới gọi là hình thoi .
- Yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép của hình thoi , đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thoi .
Hoạt động lớp .
- Lắp ghép mô hình hình vuông . Dùng mô hình này để vẽ lên giấy .
- Quan sát làm theo mẫu và nhận xét .
- Quan sát hình vẽ trang trí SGK , nhận ra những hoa văn hình thoi . Quan sát tiếp hình vẽ biểu diễn hình thoi ABCD ở bảng và SGK .
- Đo độ dài các cạnh hình thoi để nhận thấy : 4 cạnh của hình thoi đều bằng nhau 
- Vài em lên bảng chỉ hình thoi ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thoi .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Phát biểu nhận xét .
- Bài 3 : 
+ Theo dõi , uốn nắn những thiếu sót và làm mẫu nếu cần thiết .
Hoạt động lớp .
- Nhận dạng hình rồi trả lời các câu hỏi SGK .
- Tự xác định các đường chéo của hình thoi , 1 em nêu kết quả .
- Sử dụng ê-ke để kiểm tra đặc tính vuông góc của 2 đường chéo . 1 em nêu kết quả .
- Dùng thước có vạch mm để kiểm tra 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường .
- Vài em nhắc lại .
- Xem các hình vẽ SGK , thực hành trên giấy .
- 1 em lên bảng trình bày các thao tác .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại các đặc điểm của hình thoi .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua nhận dạng hình thoi ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 134)
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết cách tính diện tích của hình thoi .
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Chuẩn bị bảng phụ và các mạnh bìa có hình dạng như hình vẽ SGK .
	- HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông , thước kẻ , kéo .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Hình thoi .
 3. Bài mới : (27’) Diện tích hình thoi .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hình thành công thức tính diện tích hình thoi .
MT : Giúp HS nắm cách tính diện tích hình thoi .
- Nêu vấn đề : Tính diện tích hình thoi ABCD đã cho .
- Dẫn dắt để HS có thể kẻ được các đường chéo của hình thoi ; sau đó cắt hình thoi thành 4 tam giác vuông và ghép lại để được hình chữ nhật ACNM .
- Kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thoi ở bảng .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét về diện tích hình thoi ABCD và hình chữ nhật ACNM vừa tạo thành .
- Nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình để rút ra công thức tính diện tích hình thoi .
- Vài em nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
- Bài 2 :
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài , rồi chữa bài .
- Tự làm bài , rồi chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài . 
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách tính diện tích hình thoi .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính diện tích hình thoi ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 135)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
	2. Kĩ năng: Tính được diện tích hình thoi .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Diện tích hình thoi .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Tất cả HS tự làm . 
- Một số em đọc kết quả từng trường hợp 
- Cả lớp nhận xét .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
 Diện tích miếng kính :
 14 x 10 = 140 (cm2)
 Đáp số : 140 cm2 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách xếp 4 hình tam giác thành hình thoi . Từ đó xác định độ dài hai đường chéo hình thoi .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Tính diện tích hình thoi theo công thức .
- Xem các hình vẽ SGK rồi thực hành trên giấy . 
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện tính diện tích hình thoi ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 53)
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
	2. Kĩ năng: Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong
	3. Thái độ: GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tàinguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Chuẩn bị chung : Hộp diêm , nến , bàn là , kính lúp .
	- Chuẩn bị theo nhóm : Tranh , ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt .
 3. Bài mới : (27’) Các nguồn nhiệt .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng .
MT : Giúp HS kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống .
- Giúp HS phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm : Mặt Trời , ngọn lửa của các vật bị đốt cháy ; sử dụng điện ; phân nhóm vai trò nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày như : đun nấu , sấy khô ; sưởi ấm  
Hoạt động lớp , nhóm .
- Quan sát hình SGK , tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng . Tập hợp tranh , ảnh về các ứng dụng của các nguồn nhiệt đã sưu tầm theo nhóm .
- Báo cáo trước lớp .
Hoạt động 2 : Các rủi ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
MT : Giúp HS biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
- Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã biết về dẫn nhiệt , cách nhiệt ; về không khí cần cho sự cháy để giải thích một số tình huống liên quan .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận dựa vào SGK , kinh nghiệm bản thân rồi ghi vào bảng sau : 
Những rủi ro , nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt , lao động sản xuất ở gia đình . Thảo luận : Có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
MT : Giúp HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm làm việc .
- Báo cáo kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- GDMT.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 54)
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .
	2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau ; nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .
	3. Thái độ: GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tàinguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 108 , 109 SGK .
	- HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Các nguồn nhiệt .
 3. Bài mới : (27’) Nhiệt cần cho sự sống .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh , ai đúng .
MT : Giúp HS nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau 
- Chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi .
- Cử 3 – 5 em làm Ban giám khảo , cùng theo dõi , ghi lại các câu trả lời của các đội .
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi . 
- Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước .
- Các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông .
- Câu nào cũng yêu cầu đại diện của 4 đội đều trả lời .
- Đảm bảo các thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời 1 câu .
- Điểm tính cần lưu ý đến đồng đội .
- Hội ý với Ban giám khảo , phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi , nhận xét các đội trả lời . Hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá , ghi chép  
- Khống chế thời gian cho mỗi câu trả lời 
- Nêu đáp án hoặc giảng mở rộng nếu cần .
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi , các thành viên trao đổi thông tin đã sưu tầm được .
- Tiến hành cuộc chơi .
- Ban giám khảo hội ý , thống nhất điểm , tuyên bố với các đội .
Hoạt động 2 : Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .
MT : Giúp HS nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .
- Nêu câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp .
- Sử dụng các kiến thức đã học để trả lời .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- GDMT.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Lịch sử (tiết 23)
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI- XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển.
	2. Kĩ năng: Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
	3. Thái độ: Tự hào về lịch sử của nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ VN . 
	- Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến thế kỉ XVI – XVII .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong .
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS hiểu thế nào là thành thị và xác định được vị trí các thành thị ở thế kỉ XVI – XVII trên bản đồ .
- Trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị , quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư , công nghiệp và thương nghiệp phát triển .
- Treo bản đồ VN ở bảng .
Hoạt động lớp .
- Xác định vị trí của Thăng Long , Phố Hiến , Hội An trên bản đồ .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của 3 thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII .
Hoạt động cá nhân .
- Đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long , Phố Hiến , Hội An trong SGK để điền vào bảng thống kê sau :
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Phố Hiến
Hội An
- Vài em dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long , Phố Hiến , Hội An ở thế kỉ XVI – XVII .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm quy mô của các thành thị nước ta thế kỉ XVI – XVII .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Hướng dẫn HS thảo luận :
+ Nhận xét chung về số dân , quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII .
+ Theo em , hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
- Tổ chức cho HS trao đổi đi đến kết luận : Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người , quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn , sầm uất . Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử của nước nhà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
Địa lí (tiết 24)
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
	2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền rung trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
	3. Thái độ: Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí tự nhiên VN .
	- Aûnh thiên nhiên duyên hải miền Trung .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập .
 3. Bài mới : (27’) Dải đồng bằng duyên hải miền Trung .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung .
- Treo bản đồ VN ở bảng .
- Chỉ trên bản đồ tuyến đường sắt , đường bộ từ Hà Nội qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM ; xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung và các vùng tiếp giáp .
- Bổ sung : 
+ Các đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh có đồng bằng đó .
+ Dải đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các đồng bằng nhỏ , hẹp song tổng diện tích cũng khá lớn , gần bằng diện tích đo

File đính kèm:

  • docTuan 27.doc