Câu hỏi đánh giá năng lực Học kì 2 môn Vật lí 6

Câu 9. Đang có dòng điện chạy trong vật nào đưới đây?

A. Một mảnh nilon đã được cọ xát.

B. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.

 D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. K1

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều dòng điện trong một mạch điện có dùng nguồn điện là pin.

Chọn câu trả lời đúng:

A. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.

B. Dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến cực âm của pin.

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin. K2

Câu 11. Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?

 A. Bóng đèn của bút thử điện.

 B. Đèn LED.

 C. Bóng đèn dây tóc.

 D. Ấm điện đang đun nước. K1

Câu 12. Sơ đồ mạch điện là gì?

A. Là hình chụp mạch điện thật.

B. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.

C. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.

 D. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện. K4

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi đánh giá năng lực Học kì 2 môn Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
K4
CÂU HỎI VẬT LÝ 6
 CHỦ ĐỀ: Sự chuyển thể.
NỘI DUNG CÂU HỎI
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Câu 1. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây?
Một khối chất lỏng biến thành chất rắn 	
B. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng
Một khối chất khí biến thành chất lỏng 	
 D. Một khối chất khí biến thành chất rắn
K1, K2
Câu 2. Câu 3 :Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự bay hơi?
Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
Xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ.
K4, P3
Câu 3. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt dộ của hơi nước đang sôi vì:
 A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100ºC.
 B. Rượu sôi ở nhiệt độ 80ºC.
 C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 100ºC.
 D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0ºC.
K4, P8
Câu 4.	Thả một thỏi chì và một thỏi đồng vào bạc đang nóng chảy. Hỏi chúng có bị nóng chảy không ? Vì sao ?	
K4
Câu 5. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?
K4, P3
Câu 6. Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít, rồi sau đó mới dâng lên cao ?
K2
Câu 7. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?
K1
Câu 8. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ?
K1
Câu 9. : Giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm. 
K1
Câu 10. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
K2
Câu 11. Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? 
K1
Câu 12. Vì sao trước khi trời mưa ta thường cảm thấy oi bức ? 
K4
Câu 13. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? 
K1
Câu 14. :Sự nóng chảy và sự đông đặc là gì?Trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình nào chuyển thể của đồng? 
K4
Câu 15. Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ?
	Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
K4
CÂU HỎI VẬT LÝ 7
 CHỦ ĐỀ 1: SỰ NHIỄM ĐIỆN-HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH- DÒNG ĐIỆN, NGUỒN ĐIỆN
NỘI DUNG CÂU HỎI
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Câu 1. Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
A.Vật đó mất bớt điện tích dương. 	
B.Vật đó nhận thêm êlectron.
C. Vật đó mất bớt êlectron.
 D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
K1
 Câu 2. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì :
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Chọn câu trả lời đúng: 
 A. Vừa hút, vừa đẩy.
 B. Chúng hút lẫn nhau.
 C. Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen.
 D. Chúng đẩy nhau.
K4, P2
Câu 3. Có thể làm cho thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
Chọn câu trả lời đúng: 
 A. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
 B. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
 C. Áp thước nhựa vào một cực của nam châm.
 D. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
K3
Câu 4. Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh polyetylen bị nhiễm điện chứng tỏ:
Chúng đều bị nhiễm điện.	C. Chúng nhiễm điện cùng loại.
Chúng không nhiễm điện.	D. Chúng nhiễm điện khác loại.
K2
Câu 5. Biết thanh thủy tinh nhiễm điện tích dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa nhiễm điện tích âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đẩy hay hút nhau, vì sao ?
Chọn câu trả lời đúng nhất.
 A. Hút nhau vì chúng tích điện khác dấu.
 B. Chúng hút nhau vì mảnh lụa mang điện tích âm, mảnh vải mang điện tích dương.
 C. Chúng đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, vải tích điện dương.
 D. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm.
K4, X6
Câu 6. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?
A.Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. 	
 B.Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. 
 C. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
 D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
K1
Câu 7. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Làm tê liệt thần kinh. 	
Làm nóng dây dẫn.
 C. Làm quay kim nam châm. 	
 D. Hút các vụn giấy
K4, P2
Câu 8. Nếu một vật nhiễm điện âm thì vật đó có khả năng nào dưới đây?
A.Hút cực nam của kim nam châm. 
Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa.
Hút cực bắc của kim nam châm.
 D.Đẩy thanh nhựa sẫm màu đã được cọ xát vào vải khô.
K2, X1
Câu 9. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị hoạt động khi :
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Có dòng các êlectrôn chạy qua.
B. Có các hạt mang điện chạy qua.
C. Có dòng điện chạy qua chúng.
D. Chúng bị nhiễm điện.
K1, P1
Câu 10. Dòng điện là gì?
Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.
Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
K2
Câu 11. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. 
B. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
 D.Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm	
K1, P8
Câu 12.. : Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?
Bóng đèn điện đang sáng. 	
 Đinamô lắp ở xe đạp. 	
 C.Pin.	
 D. Acquy
K1
Câu 13. Dòng điện không có tác dụng nào sau đây?Hãy chọn đáp án đúng 
 A. Làm co giật các cơ người hoặc động vật
 B. Làm quay kim nam châm
 C. Hút các giấy vụn
 D. Dây tóc bóng đèn phát sáng
K1
Câu 14 . Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?
Than chì. 	
B. Nhựa.
 C. Gỗ khô. 	
 D. Cao su.
K1
Câu 15. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút vật b, vật b hút vật c, vật c đẩy vật d thì:
Chọn câu trả lời đúng: 
 A. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
 B. Vật b và c có điện tích cùng dấu.
 C. Vật a và c có điện tích cùng dấu.
 D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
K4
CÂU HỎI VẬT LÝ 7
 CHỦ ĐỀ 2: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI- CHIỀU DÒNG ĐIỆN-
CÁC TÁC DỤNG DÒNG ĐIỆN
NỘI DUNG CÂU HỎI
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Câu 1. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
Chọn câu trả lời đúng:
 A. Công tắc.
B. Quạt điện.
C. Bóng đèn bút thử điện.
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.
K1, K2
Câu 2. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A.Tác dụng nhiệt. 	
Tác dụng phát ra âm thanh.
 C. Tác dụng từ. 	
 D. Tác dụng hóa học.
K4, P3
Câu 3 . Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A Thước nhựa đang bị nhiễm điện. 	
B. Quạt điện đang quay liên tục. 	
 C .Bóng đèn điện đang phát sáng.	
 D. Radiô đang nói.	
K4, P8
Câu 4.	Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua?
A. Máy ảnh dùng pin lúc đang chụp ảnh. 
B. Nồi cơm điện lúc đang nấu cơm. 
 C. Máy tính lúc màn hình đang sáng.
 D.Đồng hồ chạy pin lúc kim của nó đang đứng yên	
K4
Câu 5. Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Nồi cơm điện, quạt điện, rađiô, tivi.
B .Bàn là, đồng hồ điện, bút thử điện, máy bơm nước.
C. Ấm điện, máy chụp ảnh tự động, chuông điện, máy tính bỏ túi.
 D. Bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện, bếp điện.
K4, P3
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Dòng điện là dòng điện tích.
C. Dòng điện là dòng điện tích dương chuyển rời có hướng.
D. Dòng điện là dòng các êlectrôn chuyển rời có hướng.
K2
Câu 7. Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện?
A. Máy tính cá nhân, quạt điện, rađiô, tivi.
B. Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
C. Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.
 D. Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện.
K1
Câu 8. Dòng điện là gì?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
D. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng
K1
Câu 9. Đang có dòng điện chạy trong vật nào đưới đây?
Một mảnh nilon đã được cọ xát.
B. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
 D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
K1
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều dòng điện trong một mạch điện có dùng nguồn điện là pin.
Chọn câu trả lời đúng:
A. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.
B. Dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến cực âm của pin.
C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.
D. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin.
K2
Câu 11. Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?
 A. Bóng đèn của bút thử điện.	
 B. Đèn LED.
 C. Bóng đèn dây tóc.	
 D. Ấm điện đang đun nước.
K1
Câu 12. Sơ đồ mạch điện là gì?
A. Là hình chụp mạch điện thật.
B. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. 
 D. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện..
K4
Câu 13. Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. 	 
 Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
 C. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh. 	 
 D. Một đoạn băng dính.
K1
Câu 14.Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao .Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích?
K4
Câu 15. Giải thích nguyên nhân nào người ta phải buộc dây xích vào bồn xe chở Xăng ( dầu ) và thả đầu kia của dây xích cho kéo lê trên mặt đất ?
K4
CÂU HỎI VẬT LÝ 7
 CHỦ ĐỀ 3: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ
NỘI DUNG CÂU HỎI
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Câu 1. Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?
Để đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.
Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu.
Để đo lượng êlectron chạy qua đoạn mạch.
Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch.
K2
Câu 2. Vôn (V) là đơn vị của:
 A.Cường độ dòng điện. 
 B. Khối lượng riêng.	
 C. Thể tích. 	
 D. Hiệu điện thế.
K4
Câu 3.Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế (khác không)?
A.Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch.
 D. Giữa hai đầu bóng đèn dang cháy sáng..
K2
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là sai?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
B. Hiệu điện thế ở cực dương của pin là 1,5A.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 3V.
D. Hiệu điện thế giữa hai cực của pin tròn là 1,5V
K1
Câu 5. Trường hợp đổi đơn vị nào sau đây là sai ?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. 3000mV = 3V.
B. 1,5V = 1500mV.
C. 80mV = 0,08V.
D. 0,25V = 25mV.
K4, P5
Câu 6: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2V để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
 A. 314mV. 	
 B. 3,16V.	
 C. 1,52V. 	
 D. 5,8V.	
K1
Câu 7. Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
 A. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.
B. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
C. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
D. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
K4, X1
Câu 8. Kết luận nào dưới đây là sai ?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
C. Muốn có dòng điện chạy qua bóng đèn thì giữa hai đầu bóng đèn phải có một hiệu điện thế.
D. Muốn có dòng điện chạy qua bóng đèn thì phải làm cho hai đầu bóng đèn nhiễm điện.
K1, X1
Câu 9. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
Niutơn (N). 	C. Đêxiben (dB).
 B. Héc (Hz). D. Ampe (A).
K4
Câu 10. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào dây tóc bóng đèn sẽ đứt ?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. 300V.
B. 110V.
C. 220V.
D. 200V.
K4, P5
Câu 11. Vôn kế là dụng cụ để đo
Chọn câu trả lời đúng:
 A. Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
B. Hiệu điện thế của một điểm trên mạch điện.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
D. Hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
K1
Câu 12. Một bóng đèn thắp sáng ở gia đình sáng bình thường với dòng điện có cường độ 0,45A. Cần sử dụng loại cầu chì nào để lắp vào mạch điện thắp sáng bóng đèn này cho hợp lí?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Loại cầu chì 0,5A.
B. Loại cầu chì 3A.
C. Loại cầu chì 2,5A.
D. Loại cầu chì 0,2A.
K4
Câu 13. Một kilovôn(kV) bằng bao nhiêu vôn(V)
 A. 1000V.	
 B. 100V.	
 C. 10V. 	
 D. 1V.
K1, K4
Câu 14. Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Để đo hiệu điện thế thì dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào để đo hiệu điện thế trong mạch?
K4
Câu 15. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Để đo cường độ dòng thì dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào để đo cường độ dòng điện trong mạch
K4
CÂU HỎI VẬT LÝ 8
 CHỦ ĐỀ 1: Công suất - Cơ năng
NỘI DUNG CÂU HỎI
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Câu 1. Khi kéo căng dây cung, cung đã được dự trữ cơ năng ở dạng?
A. thế năng hấp dẫn 	
B. thế năng đàn hồi.
 C. động năng 	
 D. thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
K1, K2
Câu 2. Khi giữ tạ đứng yên ở trên đầu, tạ đã dự trữ cơ năng ở dạng?
A. thế năng hấp dẫn 	
B. thế năng đàn hồi.
 C. động năng 	
 D. thế năng hấp dẫn và động năng
K4, P3
Câu 3. Một người nhảy sào, khi uốn cong cái sào, sào đã được dự trữ năng lượng ở dạng:
thế năng hấp dẫn 	
 thế năng đàn hồi.
 C. động năng 	
 D. thế năng hấp dẫn và động năng .
K4, P8
Câu 4.	Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khối lượng. 	
Khối lượng và chất làm vật.
 C. Vận tốc của vật. 	
 D. Khối lượng và vận tốc của vật.	
K4
Câu 5. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khối lượng. 	
Khối lượng và chất làm vật.
 C. Độ biến dạng của vật đàn hồi. 	
 D. Khối lượng và vận tốc của vật
K4, P3
Câu 6. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng?
Mũi tên được bắn từ chiếc cung.
Nước từ trên đập cao chảy xuống.
Hòn bi lăn từ đỉnh dốc nghêng xuống dưới.
Cả ba trường hợp trên, thế năng chuyển hóa thành động năng.
K2
Câu 7. Một máy cày thực hiện một công 300J trong thời gian 5 giây. Hỏi máy cày hoạt động với công suất là bao nhiêu?
1500W. 	C. 300W.
60W. 	D. 60kW. 
K1
Câu 8. Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?
Hòn bi nằm yên trên sàn. 	
C. Máy bay đang bay.
Hòn bi lăn trên sàn. 	
D. Viên đạn đang bay đến mục tiêu.
K1
Câu 9. Khi nào một vật có cơ năng? Trình bày các khái niệm: động năng, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi.
K1
Câu 10. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. 	
 Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
 C. Viên đạn đang bay. 	
 D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
K2
Câu 11. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khối lượng. 	
B. Khối lượng và chất làm vật.
Độ biến dạng của vật đàn hồi. 	
 Khối lượng và vận tốc của vật..
K1
Câu 12. : Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất?
Jun (J). 	C. Oát (W).
Jun. giây (J.s). 	D. Niutơn (N). 
K4
Câu 13. Một máy khi hoạt động với công suất bằng 1600W thì nâng được một vật nặng lên độ cao trong 36 giây. Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật ?
K1
Câu 14.Một máy khi hoạt động với công suất bằng 3000W thì nâng được một vật nặng lên độ cao trong 50 giây. Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật 
K4
Câu 15. viết công thức tính công suất nêu tên và đơn vị từng dại lượng trong công thức.
K4
CÂU HỎI VẬT LÝ 8
 CHỦ ĐỀ 2: Cấu tạo chất
Câu 1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
Vì giữa cá phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
K1, K2
Câu 2. Khi sờ tay vào dao cắt để trên bàn gỗ thấy mát hơn sờ tay vào mặt bàn là do:
Nhiệt độ của dao luôn thấp hơn nhiệt độ của bàn.
Khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ.
Khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn.
Cảm giác của tay, còn nhiệt độ như nhau.
K4, P3
Câu 3. Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
nhiệt độ chất lỏng 	
B. khối lượng chất lỏng.
 C. trọng lượng chất lỏng. 	
 D. thể tích chất lỏng.
K4, P8
Câu 4.	Trong thí nghiệm Bơ- rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:
giữa chúng có khoảng cách. 
chúng là các phân tử.
C. các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.
D. chúng là các thực thể sống.	
K4
Câu 5. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
Khối lượng của vật. 	
B. Trọng lượng của vật.
 C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. 	
 D. Nhiệt độ của vật.
K4, P3
Câu 6. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗ hợp rượu - nước có thể tích :
A. bằng 100cm3 	B. lớn hơn 100cm3 
C. nhỏ hơn 100cm3 	D. có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
K2
Câu 7. : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
Nhiệt độ của vật. 	
 B. Khối lượng của vật. 	
C. Thể tích của vật.
 D. Các đại lượng trên đều thay đổi.
K1
Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của các nguyên tử, phân tử.
Chuyển động không ngừng. 	
Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 C. Giữa chúng có khoảng cách. 	
 D. Khi nhiệt độ thay đổi thì chuyển động thay đổi.
K1
Câu 9. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
Sự tạo thành gió.
Đường tan vào nước.
K1
Câu 10. : Nhận xét nào sau đây là sai?
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Phân tử và nguyên tử chuyển động không liên tục.
K2
Câu 11. Hiện tượng khuếch tán là gì?
Là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì kết hợp với nhau.
Là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì tự hòa lẫn vào nhau.
Là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì chỉ một chất này xâm nhập vào chất kia.
Là hiện tượng các chất sau khi tiếp xúc một thời gian thì biến thành một chất.
K1
Câu 12. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của các nguyên tử, phân tử.
A.Chuyển động không ngừng. 	
B. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Giữa chúng có khoảng cách. 	
Khi nhiệt độ thay đổi thì chuyển động thay đổi.
K4
Câu 13. Trong thí nghiệm của Bơ-rao, em hãy:
Cho biết  tên của loại hạt mà Bơ-rao dùng trong thí nghiệm.
 	 b) Giải thích nguyên nhân vì sao các hạt này chuyển động không ngừng về mọi phía.
K1
Câu 14. Thế nào là hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ tính chất nào về cấu tạo chất .Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn hay chậm đi khi nhiệt độ giảm? Vì sao?
K4
Câu 15. Các chất được cấu tạo như thế nào? 
K4
CÂU HỎI VẬT LÝ 8
CHỦ ĐỀ 3: Nhiệt năng, nhiệt lượng, đối lưu, bức xạ nhiệt
NỘI DUNG CÂU HỎI
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Câu 1. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
A. Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B. Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 D. Cả ba câu trên đều đúng.
K1, K2
Câu 2. Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?
Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. 	
 Vật có bề mặt nhẵn, sẫ

File đính kèm:

  • doccau hoi nang luc hk2.doc