Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH 28 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thùy Nhi

1.Khái niệm đánh giá bằng điểm số:

 - Đánh giá bằng điểm số là sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1 thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đi kèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm ) và căn cứ vào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể về bài làm của HS.

2. Mục đích

 - Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục.

 - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sánh tạo, tự tin cho học sinh tiểu học.

 - Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.

 3.Nguyên tắc đánh giá, xếp loại

 - Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại.

 - Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.

 - Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.

 - Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.

 4. Hình thức đánh giá

 a. Kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét đánh giá kết quả học tập các môn học của học sinh tiểu học:

 - Các môn học đánh giá bằng điểm số ở tiểu học là Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.

 Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.

 - Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật.

 Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức: Hoàn thành (A+, A) và Chưa hoàn thành (B).

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH 28 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thùy Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHÚ LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH LỘC SƠN 1	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN.
NĂM HỌC 2015-2016
 Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Nhi.
 Sinh ngày: 31/ 01/1979
 Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh- Tổ: đặc thù
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Lộc Sơn 1
I.Nội dung bồi dưỡng: 
 Nội dung bồi dưỡng TH 28 : Kiểm tra đánh giá các môn học bằng điểm số kết hợp với nhận xét.
II.Thời gian bồi dưỡng:
 Từ ngày 01 tháng 3 năm 2016 đến ngày 30 tháng 3 năm 2016
III. Hình thức bồi dưỡng
Bồi dưỡng bằng hình thức tự học.
IV. Kết quả đạt được:
A.Nhận thức việc tiếp thu kiến thức kỷ năng được quy định trong mục đích, nội dung, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: 
Đổi mới kiểm tra, đánh giá cùng với các thành tố khác (mục tiêu; nội dung; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học; quản lí, tổ chức thực hiện) tạo nên một chỉnh thể của đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
 Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học (ban hành theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định rõ về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học như sau :
 1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập.
 2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải :
 a. Bảo đảm tính toàn diện, khoa học, khách quan, trung thực ;
 b. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ thích hợp ;
 c. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
 d. Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác. 
 3. Các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên; các môn học và hoạt động giáo dục khác được đánh giá bằng nhận xét của giáo viên.
 Một trong các giải pháp trước mắt nhằm khắc phục các hạn chế thiếu sót của chương trình giáo dục và SGK cấp tiểu học là: Đổi mới mạnh mẽ cách kiểm tra. Năm học 2007 - 2008 tập trung đổi mới kiểm tra môn Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí theo hướng kiên quyết giảm tình trạng kiểm tra với yêu cầu học thuộc lòng nhiều sự kiện, các bài văn mẫu; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi học sinh suy nghĩ trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình. 
 Chương trình Giáo dục phổ thông cấp tiểu học cũng xác định: “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.”
 NỘI DUNG 1: ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐIỂM SỐ KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT. 
1.Khái niệm đánh giá bằng điểm số: 
 - Đánh giá bằng điểm số là sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1 thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đi kèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm ) và căn cứ vào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể về bài làm của HS.
2. Mục đích
 - Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục.
 - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sánh tạo, tự tin cho học sinh tiểu học.
 - Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.
 3.Nguyên tắc đánh giá, xếp loại
 - Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại.
 - Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
 - Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
 - Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
 4.. Hình thức đánh giá 
 a. Kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét đánh giá kết quả học tập các môn học của học sinh tiểu học:
 - Các môn học đánh giá bằng điểm số ở tiểu học là Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.
	Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.
 - Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật.
	 Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức: Hoàn thành (A+, A) và Chưa hoàn thành (B).
 b. Kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì:
 - Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
 Đánh giá thường xuyên thường được tiến hành dưới các hình thức: kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút).
	- Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II) nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lí chỉ đạo để quản lí quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
 Đánh giá định kì được tiến hành bằng kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận trong thời gian một tiết.
	c. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá: 
 Kết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đề kiểm tra định kì đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền.
	d. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 
	- Đối với học sinh khuyết tật, tất cả các bài kiểm tra thường xuyên và định kì được lưu giữ thành hồ sơ học tập của học sinh. Học sinh khuyết tật học hoà nhập được đánh giá nếu học sinh có khả năng học tập môn học đó một cách bình thường, nếu không chỉ yêu cầu đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh.
 - Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ ở các lớp tình thương có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được tổ chức kiểm tra môn Toán cùng với môn Tiếng Việt, điểm trung bình của hai môn đạt điểm 5 trở lên, không có điểm dưới 4 được xếp vào lớp học phù hợp hoặc được xác nhận học hết chương trình tiểu học. 
NỘI DUNG 2: YÊU CẦU, TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA, QUY TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ. 
1.Yêu cầu về đề kiểm tra học kì :
 -Nội dung bao quát chương trình đã học.
 -Đảm bảo tính chính xác , khoa học .
 -Đảm bảo mục tiêu dạy học , bám sát chuẩn kiến thức , kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ được quy định trong chương trình cấp tiểu học .
 -Phù hợp với thời gian kiểm tra .
 -Góp phần đánh giá khách quan trình độ hs.
2.Tiêu chí để kiểm tra học kì:
-Nội dung không nằm ngoài chương trình học kì.
Có nhiều câu hỏi trong 1 đề , phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận .
Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức ,kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học : Nhận biết và thông hiểu khoảng 80% , vận dụng 20%.
Các câu hỏi của đề phải được diễn đạt rõ , đơn nghĩa ,nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.
- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó.
3.Quy trình ra đề kiểm tra học kì:
C1.Xác định mục tiêu mức độ,nộidung và hình thức ,kiểm tra.
C2.Thiết lập bảng hai chiều.
C3.Thiết kế câu hỏi theo bảng 2 chiều.
C4.Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm.
* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức ,kĩ năng chương trình.
Chương trình Giáo dục phổ thông-cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo) đã xác định Chuẩn kiến thức ,kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là “ các yêu cầu cơ bản , tối thiểu về kiến thức,kĩ năng của môn học , hoạt động giáo dục mà hs cần phải và có thể đạt được”. Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng là quá trình dạy đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức , kĩ năng cơ bản của môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân , đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh trong từng môn học hoặc trong từng chủ đề của từng môn học.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dưới đây :
*Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số :
 -Khi xây dựng đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tham khảo sách giáo viên. 80-90% trong chuẩn KT –KN và 10-20% vận dụng KT-KN trong chuẩn để phát triển . Thời lương kiểm tra định kì khoảng 40 phút .
*Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét :
 -Giáo viên cần căn cứ vào tiêu chí đánh giá cuả từng môn học , từng học kì , từng lớp( bám sát chuẩn KT-KN của môn học đẻ đánh giá xếp loại học sinh hoàn thành (A,A+) hoặc chưa hoàn thành (B).Việc đánh giá cần nhẹ nhàng không tạo áp lực cho cả GV và HS , cần khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh.
NỘI DUNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở CÁ MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐIỂM SỐ( TIẾNG VIỆT, TOÁN, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
 1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá
 -Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học. 
 -Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS.
2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá
a) Chức năng xác định
- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học).
- Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.
b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:
- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ;
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ;
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ;
- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục. 
3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá 
a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức. 
c) áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm. 
g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá.  
h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học.  
i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV. 
k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.
Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài. Cụ thể là cần chú ý đến :
- Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng.
- Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.
- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.
- Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế.
l) Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.
4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá
a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS.
b) Đảm bảo độ tin cậy : chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.
c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.
d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng.
e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 B. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động giảng dạy.
 Qua học tập nội dung bồi dưỡng TH 28: Kiểm tra đánh giá các môn học bằng điểm số kết hợp với nhận xét, bản thân đã đánh giákết quả học tập bộ môn của học sinh chính xác đúng theo quy định, ra đề kiểm tra đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp với đối tượng học sinh mình đang dạy.
V. Tự nhận xét đánh giá:
 -Bản thân đã tiếp thu và vận dụng được 90 %.so với yêu cầu và kế hoạch.
Kết quả đánh giá
Điểm
ND bồi dưỡng 2
Ghi chú
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả đánh giá của Hiệu trưởng
Hiệu Trưởng Tổ Trưởng Người viết bài thu hoạch
 Nguyễn Thị Thùy Nhi

File đính kèm:

  • docBai_Thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_Module_Th_28.doc
Giáo án liên quan