Bài tập nguyên phân và giảm phân

Bài tập 5: Có một số tế bào sinh dưỡng của thỏ cùng nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tổng số 2112 NST.

 Hãy xác định số tế bào sinh dưỡng ban đầu và số tế bào con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân. Biết thỏ có bộ NST lưỡng bội 2n = 44.

Bài tập 6: Có một số hợp tử cùng loài, đều nguyên phân 6 lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 256 tế bào con. Các tế bào con có chứa tổng 20480 tâm động.

a. Hãy cho biết số hợp tử ban đầu và bộ NST lưỡng bội của loài.

b. Tính số NST môi trường cung cấp cho các hợp tử nói trên nguyên phân.

Bài tập 7: Có 2 tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 18 tế bào con.

 Biết tế bào của loài A có số lần nguyên phân nhiều hơn tế bào của loài B và loài B có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tổng số NST chứa trong tất cả các tế bào con do 2 tế bào sinh dưỡng nguyên phân tạo ra là 348.

a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dưỡng đã cho.

b. Bộ NST lưỡng bội của loài A.

c. Số NST môi trường cung cấp cho 2 tế bào sinh dưỡng nguyên phân.

Bài tập 8: Hợp tử của 1 loài nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường đã cung cấp nguyên liêu tương đương 182 NST.

a. Xác định 2n là bao nhiêu?

b. Một tế bào sinh dưỡng khác cũng của loài trên nguyên phân 1 lần. Xác định số NST cùng trạng thái và số crômatit trong tế bào ở mỗi kì sau : kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 3496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nguyên phân và giảm phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
I. MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN
1. Nguyên phân
a. Công thức liên quan đến việc xác định số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong từng kì của nguyên phân:
	 	Kì
Cấu trúc
Trung gian
Đầu
Giữa
Sau
Cuối
Số NST
Trạng thái NST
2n
kép
2n
kép
2n
kép
4n
đơn
2n
đơn
Số crômatit
4n
4n
4n
0
0
Số tâm động
2n
2n
2n
4n
2n
b. Một số công thức thường dùng:
- Số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân = a.2x
- Số NST có trong các tế bào con = a.2n.2x
- Số NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân = a.2n(2x – 1)
- Số NST môi trường hoàn toàn mới trong các tế bào con = a.2n(2x – 2)
Trong đó: 	a: 	Số tế bào ban đầu.
	2n: 	Bộ NST lưỡng bội của loài.
	x: 	Số lần nguyên phân
2. Giảm phân
a. Tính số tế bào con và số NST trong các tế bào con được tạo ra sau giảm phân:
- Ở con đực:
1 tế bào sinh tinh (2n) à 4 tinh trùng (n)
à Số tinh trùng tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4
- Ở con cái: 
	1 tế bào sinh trứng (2n) à 1 trứng (n) + 3 thể định hướng (n)
	à Số trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng
	 Số thể định hướng = số tế bào sinh trứng x 3
b. Tính số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của giao tử:
- Số hợp tử = số trứng thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh.
- Hiệu suất thụ tinh:
	+ HSTT của trứng = Số trứng được thụ tinhTổng số trứng tham gia thụ tinhx100
	+ HSTT của tinh trùng = Số tinh trùng được thụ tinhTổng số tinh trùng tham gia thụ tinhx100
II. BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài tập 1: Ở ruồi giấm có 2n = 8. Có 4 hợp tử của ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau. Hãy xác định
Số tế bào con đã được tạo ra.
Số NST có trong các tế bào con.
Số NST môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân.
Bài tập 2: Có một hợp tử của một loài đã nguyên phân liên tiếp 2 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 138 NST đơn. Hãy xác định:
Tên của loài nói trên.
Số tế bào con được tạo ra và số NST có trong các tế bào con.
Bài tập 3: Có 5 tế bào sinh dưỡng cùng loài đều nguyên phân liên tiếp 3 lần bằng nhau. Trong quá trình này:
Số NST môi trường đã cung cấp bằng 280.
Tổng số NST có trong các tế bào con được tạo ra bằng 320.
Xác định tên của loài nói trên.
Tính số tế bào con đã được tạo ra từ quá trình trên và số tâm động trong các tế bào con.
Bài tập 4: Có 3 hợp tử A, B, C
Hợp tử A nguyên phân 3 lần liên tiếp và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 84 NST.
Hợp tử B nguyên phân 4 lần liên tiếp và trong các tế bào con có chứa 256 NST.
Hợp tử C nguyên phân 2 lần. Vào kì giữa của lần nguyên phân đầu tiên, trong hợp tử có chứa 40 crômatít.
Ba hợp tử A, B, C cùng loài hay khác loài.
Tổng số tế bào con do 3 hợp tử tạo ra.
Tổng số NST môi trường cung cấp cho hai hợp tử B và C nguyên phân.
Bài tập 5: Có một số tế bào sinh dưỡng của thỏ cùng nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tổng số 2112 NST.
	Hãy xác định số tế bào sinh dưỡng ban đầu và số tế bào con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân. Biết thỏ có bộ NST lưỡng bội 2n = 44.
Bài tập 6: Có một số hợp tử cùng loài, đều nguyên phân 6 lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 256 tế bào con. Các tế bào con có chứa tổng 20480 tâm động.
Hãy cho biết số hợp tử ban đầu và bộ NST lưỡng bội của loài.
Tính số NST môi trường cung cấp cho các hợp tử nói trên nguyên phân.
Bài tập 7: Có 2 tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 18 tế bào con.
	Biết tế bào của loài A có số lần nguyên phân nhiều hơn tế bào của loài B và loài B có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tổng số NST chứa trong tất cả các tế bào con do 2 tế bào sinh dưỡng nguyên phân tạo ra là 348.
Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dưỡng đã cho.
Bộ NST lưỡng bội của loài A.
Số NST môi trường cung cấp cho 2 tế bào sinh dưỡng nguyên phân.
Bài tập 8: Hợp tử của 1 loài nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường đã cung cấp nguyên liêu tương đương 182 NST.
Xác định 2n là bao nhiêu?
Một tế bào sinh dưỡng khác cũng của loài trên nguyên phân 1 lần. Xác định số NST cùng trạng thái và số crômatit trong tế bào ở mỗi kì sau : kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Bài tập 9: Có 1 tế bào sinh dưỡng của gà (2n = 78) nguyên phân một số lần liên tiếp. Trong tất cả tế bào con được tạo ra khi kết thúc nguyên phân, người ta đếm được có tất cả 2496 NST.
	Hãy xác định số NST cùng trạng thái và số crômatit có trong các tế bào và lần nguyên phân cuối cùng ở mỗi kì : kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau.
Bài tập 10: Có 5 tế bào của cùng một cơ thể đều nguyên phân 1 số lần bằng nhau là 4. Vào kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được trong các tế bào lúc đó có 3040 crômatit.
Xác định bộ NST 2n của loài.
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân và số tâm động có trong toàn bộ tế bào con sau nguyên phân.
Bài tập 11: Vịt nhà có bộ NST 2n = 80. Có nhóm tế bào sinh dưỡng của vịt nhà đang nguyên phân. Số NST trong các tế bào của nhóm ở 2 trạng thái khác nhau và người ta đếm được có tổng số NST kép đang xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và số NST đơn đang phân li về các cực của tế bào bằng 2480, trong đó NST kép ít hơn NST đơn là 80.
Xác định các tế bào con trong nhóm đã cho đang ở kì nào của nguyên phân.
Số lượng tế bào của mỗi kì là bào nhiêu.
Kết thúc đợt nguyên phân đang xét thì số tế bào con được tao ra là bao nhiêu và chúng chứa bao nhiêu NST ?
Bài tập 12: Có 10 tế bào sinh dục sơ khai của 1 chuột cái (2n = 40) đều nguyên phân 2 lần. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng và giảm phân tạo trứng.
Tính số trứng đã được tạo ra trong quá trình trên và số NST có trong các trứng đó.
Tính số thể định hướng tạo ra và số NST có trong các thể định hướng.
Bài tập 13: Có 1 số tế bào sinh tinh của một cá thể đực qua giảm phân tạo ra 256 tinh trùng. Số NST có trong các tinh trùng bằng 9984.
Tính số tế bào sinh tinh ban đầu.
Xác định bộ NST 2n.
Biết rằng các tế bào sinh tinh nói trên được tạo ra từ quá trình nguyên phân của 1 tế bào mầm ban đầu. Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm đó.
Bài tập 14: Trên cơ thể của một cá thể cái, có 8 tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân và sau đó người ta thấy đã có 720 NST bị tiêu biến với các thể định hướng.
Xác định bộ NST 2n của loài.
Số NST có trong các tế bào sinh trứng.
Số lượng trứng đã được tạo ra và số NST có trong các trứng.
Bài tập 15: Ở 1 loài 2n = 50.
	Có một số tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân bình thường, các trứng tạo ra có chứa 375 NST. Các trứng nói trên đều tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất 40%.
Xác định số tế bào sinh trứng.
Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu?
Giả sử trong quá trình trên đã có sự tham gia của số tinh trùng được tạo ra từ 16 tế bào sinh tinh. Hãy tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
Bài tập 16: Có 8 tế bào sinh dục của một cơ thể đực và 20 tế bào sinh dục của cơ thể cái ở Lợn tiến hành giảm phân. Toàn bộ số giao tử được tạo ra đều tham gia thụ tinh và tạo ra 4 hợp tử có chứa 152 NST.
Xác định hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng.
Số NST có trong các thể định hướng đã được tạo ra từ quá trình trên.
Bài tập 17: Toàn bộ tinh trùng được tạo ra từ 50 tế bào sinh dục của 1 gà trống đều tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 12,5%. Toàn bộ trứng trong cơ thể của gà mái đều được thụ tinh từ số tinh trùng trên đã được đẻ ra nhưng khi ấp chỉ có 20 trứng nở thành gà con. Biết ở gà 2n = 78.
Xác định số hợp tử tạo thành.
Số NST trong các trứng đã thụ tinh nhưng không nở.
Số NST trong các tinh trùng không được thụ tinh.
Bài tập 18: Tổng số trứng và thể định hướng được tạo ra từ quá trình giảm phân trong cơ thể của một cá thể cái bằng 240. Số trứng nói trên đều tham tham thụ tinh với hiệu suất 25%. Số NST có trong các hợp tử là 120.
Hãy xác định số hợp tử tạo thành.
Số NST có trong các thể định hướng được tạo ra và tên của loài.
Số NST có trong các tế bào sinh dục nói trên.
Bài tập 19: Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh sản của 1 cá thể cái có một số tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 4 lần liên tiếp. Có 75% số tế bào con được chuyển sang vùng chín giảm phân và sau đó đã có tất cả 5400 NST bị tiêu biến cùng các thể định hướng.
Xác định số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu.
Các trứng tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Các hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau và đã nhận của môi trường 6300 NST. Tính số lần nguyên phân của các hợp tử.

File đính kèm:

  • docxTai_lieu_day_them_10_phan_Nguyen_phan_Giam_phan.docx