Giáo án Sinh học 10 - Tiết 21 - Bài 20: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

- Các NST kép dần được co xoắn lại

- Màng nhân và nhân con tiêu biến

- Thoi phân bào dần dần xuất hiện

- Thoi phân bào hình thành hoàn chỉnh

- Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 21 - Bài 20: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2013
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 21:
CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO
Bài 20: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	1. Kiến thức: 
	- HS nêu được khái niệm chu kì tế bào
 	- Mô tả được các giai đoạn của chu kì tế bào
 	- Trình bầy được các kì của quả trình nguyên phân
 	- HS hiểu rõ được sự điều khiển chặt chẽ quá trình phân bào là do hệ thống đặc biệt và rối loạn sẽ gây ra hậu quả
 	- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân
	2. Kỹ năng: 
	 - Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức
 	 - So sánh, khát quát
 	 - Liên hệ thực tế
 	 - Hoạt động nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP.
	 - Vấn đáp, tìm tòi
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	 - Tranh hình SGK phóng to
 	 - Mô hình nhiễm sắc thể
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bầy diễn biến pha sáng và pha tối trong quang hợp
	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV hỏi: Thế nào là chu kì tế bào?
- GV yêu cầu: hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1.
- GV bổ sung: Thời gian chu kì tế bào khác nhau ở loại tế bào và loài:
 + Tế bào phôi sớm: 20 phút/1 lần
 + Tế bào ruột: 6 giờ/1 lần
 + tế bào gan: 6 tháng/1 lần
- GV hỏi: Tại sao tế bào tăng trưởng tới mức nhất định lại phân chia?
- GV giảng giải: Khi tế bào tăng trưởng, kích thước của nhân tế bào tăng, nhân không có khả năng điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào, do sự phá vỡ tỉ lệ thích hợp giữa nhân và chất tế bào. Bởi vậy sự tăng trưởng tế bào tới 1 giới hạn là nhân tố tạo nên trạng thái không ổn định từ đó kích thích các cơ chế khởi động sự phân bào. Chứng tỏ có sự điều khiển của chính tế bào và có tính chu kì - GV hỏi: 
 + Sự điều hoà chu kì tế bào có vai trò gì?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu sự điều hòa chu kì bị trục trặc?
- GV yêu cầu: Hoàn thành phiếu học tập số 2.
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
 + NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động sẽ có lợi ích gì?
 + Tại sao NST lại phải co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào?
 + Do đâu nguyên phân lại tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ?
- GV hỏi: 
 + Phân chia tế bào chất diễn ra ở kì nào?
 + Phân chia tế bào chất khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật như thể nào?
- Quá trình nguyên phân có ý nghĩa như thế nào?
- GV bổ sung: Ngày nay nhân giống vô tính, ghép mô đã mang lại thành quả đáng kể, đặc biệt là với việc ghép tạng
I. CHU KỲ TẾ BÀO
1. Khái niệm
 - Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
 - Chu kì tế bào gồm 2 thời kì:
 + Kì trung gian
 + Quá trình nguyên phân
2. Đặc điểm của chu kì tế bào
 Đáp án phiếu học tập số 1
Kì trung gian
Nguyên phân
Thời gian
- Dài (chiếm hầu hết thời gian của chu kì)
- Ngắn
Đặc điểm
Gồm 3 pha
+ G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh truởng
+ S: Nhân đôi ADN, NST nhân đôi dính nhau ở tâm động tạo NST kép
+ G2: Tổng hợp nốt các chất cho tế bào
2 giai đoạn
+ Phân chia nhân gồm 4 kì
+ Phân chia tế bào chất
3. Sự điều hòa chu kì tế bào
 - Tế bào phân chia khi nhận được tín hiệu từ bên trong và ngoài tế bào
 - Tế bào sẽ được điều khiển rất chặt chẽ bằng hệ thống điều hoà tinh vi nhằm bảo đảm sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
II. NGUYÊN PHÂN
1. Phân chia nhân
- NST dính nhau ở tâm động giúp phân chia đồng dều vật chất di truyền
- NST co xoắn để khi phân li về 2 cực tế bào không bị rối
 - NST được nhân đôi sau đó lại được phân chia đồng đều
2. Phân chia tế bào chất
 - Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối
 - Tế bào chất phân chia daanf, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con
 + Ở TBĐV: Màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế bào (mặt phẳng xích đạo)
 + Ở TBTV: Xuất hiện 1 vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo và phát triển ra 2 phía cho tới khi phân tách tế bào chất thành 2 nửa đều chứa nhân.
III. Ý NGHĨA SINH HỌC CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
* Ý nghĩa sinh học:
 + Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản
 + Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
* Ý nghĩa thực tiễn:
 + Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân con người tiến hành giâm, chiết, ghép cành
 + Ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả
Đáp án phiếu học tập số 2: Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân
Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân
Kì đầu (kì trước)
- Các NST kép dần được co xoắn lại
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
- Thoi phân bào dần dần xuất hiện
Kì giữa
- Thoi phân bào hình thành hoàn chỉnh
- Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động
Kì sau
- Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
Kì cuối
- NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện trở lại
	4. Củng cố: 
	 - HS đọc kết luận SGK trang 74
 	 - Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá huỷ?	
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài và trả lơì câu hỏi SGK
 - Đọc mục: “Em có biết?” SGK trang 75
 - Ôn tập kiến thức về quá trình giảm phân
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
	.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc