Trắc nghiệm sinh sản, sinh trưởng vi sinh vật gốc Sinh học 10

12- Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau nuôi cấy thu được 320.000 tế bào. Thời gian để VK phân chia tăng số lượng tế bào, biết số lượng tế bào ban đầu cấy vào là 104, thời gian thế hệ của VK ở 400C là 20 phút.

A. 1giờ 40 phút.

B. 1giờ 20 phút.

C. 1giờ 45 phút.

D. 1giờ 30 phút

13- Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Thời gian thế hệ là bao nhiêu?

A. 45 phút.

B. 30 phút.

C. 60 phút.

D. 120 phút.

 

docx3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4322 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm sinh sản, sinh trưởng vi sinh vật gốc Sinh học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Sinh trưởng của vi sinh vật là: 
A. Sự tăng số lượng tế bào và kích thước của quần thể. 
B. Sự tăng số lượng và kích thước tế bào. 
C. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào. 
D.Sự tăng số lượng và khối lượng tế bào.
[]
2- Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi gọi là: 
A. Thời gian thế hệ( g). 
B. Thời gian sinh trưởng. 
C. Thời gian nuôi cấy. 
D. Thời gian phân chia.
[]
3- Sau thời gian của một thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào?
A. Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.
B. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
C. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp ba
D. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp bốn.
[]
4- Trật tự đúng của quá trình ST của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.	
B. Pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. 
C. Pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. 	
D. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng. 
[]
5- Vi sinh vật được dùng để chế tạo các môi trường sinh trưởng là:
A. Vi khuẩn.
B. Nấm.
C. Tảo.
D. Động vật nguyên sinh.
[]
6- Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, vi khuẩn thích nghi với môi trường nhưng số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng xảy ra ở pha: enzim cảm ứng được hình thành ở pha:
A. tiềm phát.
B. lũy thừa.
C. suy vong.
D. cân bằng.
[]
7- Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, enzim cảm ứng được hình thành ở pha:
A. tiềm phát.
B. lũy thừa.
C. suy vong.
D. cân bằng.
[]
8- Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại tích lũy quá nhiều, số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số lượng tế bào mới tạo thành xảy ra ở pha:
A. suy vong.
B. lũy thừa.
C. tiềm phát.
D. cân bằng.
[]
9- Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu tối đa sinh khối vi sinh vật nên dừng lại ở đầu pha:
A. cân bằng.
B. lũy thừa.
C. suy vong.
D. tiềm phát.
[]
10- Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha:
A. lũy thừa. 
B. tiềm phát.
C. suy vong.
D. cân bằng.
[]
11- Trong một quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là:
A. 104. 26.
B. 104. 25.
C. 104. 24.
D. 104. 23.
[]
12- Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau nuôi cấy thu được 320.000 tế bào. Thời gian để VK phân chia tăng số lượng tế bào, biết số lượng tế bào ban đầu cấy vào là 104, thời gian thế hệ của VK ở 400C là 20 phút. 
A. 1giờ 40 phút. 	
B. 1giờ 20 phút. 	
C. 1giờ 45 phút. 	
D. 1giờ 30 phút
[]
13- Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Thời gian thế hệ là bao nhiêu?
A. 45 phút.
B. 30 phút.
C. 60 phút.
D. 120 phút.
[]
14- Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 208 tế bào?
A. 4 lần.
B. 3 lần.
C. 2 lần.
D. 5 lần.
[]
15- Trong nuôi cấy vi khuẩn, nuôi cấy liên tục là phương pháp nuôi cấy khi bình nuôi cấy được:
A. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới, rút bỏ chất thải và rút sinh khối tế bào ra khỏi bình.
B. Bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng.
C. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới và thu sản phẩm do vi khuẩn tạo ra.
D. Thêm môi trường mới, rút sinh khối tế bào ra khỏi bình.
[]
16- Hình thức sinh sản hầu hết ở các SV nhân sơ là:
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Tiếp hợp.
D. Tạo bào tử.
[]
17- Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính?
A. Nấm mốc.
B. Xạ khuẩn.
C. Vi khuẩn.
D. Động vật nguyên sinh.
[]
18- Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi?
A. Nấm men. 	
B. Nấm rơm. 	
C. Vi khuẩn. 	
D. Động vật nguyên sinh. 
[]
19- Trong các vi sinh vật sau đây, vi sinh vật nào sinh sản bằng bào tử đốt?
A. Xạ khuẩn.
B. Nấm mốc.
C. Nấm men.
D. Động vật nguyên sinh.
[]
20- Ưu điểm của sinh sản bằng bào tử so với các hình thức sinh sản khác là:
A. Giúp cho vi sinh vật có khả năng phát tán rộng, hạn chế tác động có hại của môi trường.
B. Tiết kiệm thời gian 	 
C. Tiết kiệm vật chất	 
D. Tạo ra số lượng lớn tế bào trong thời gian ngắn.
[]
21- Trong những chất hữu cơ sau, chất nào là yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn E. Coli?	
A.Triptophan.
B. Các axít amin. 	
C. Các Enzim.
D. Các vitamin.
[]
22- Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực:
A. Khử trùng phòng thí nghiệm.	
B. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại
C. Tẩy trùng trong bệnh viện.	
D.Thanh trùng nước máy.
[]
23- Cơ chế tác động của chất kháng sinh trong điều trị bệnh do vi sinh vật gây bệnh là:
A. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
B. gây biến tính các protein.
C. làm bất hoạt các protein.
D. oxi hóa các thành phần tế bào. 
[]
24- Để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện người ta thường sử dụng các hợp chất phenol vì:	
A. gây biến tính các protein.
B. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
C. làm bất hoạt các protein.
D. oxi hóa các thành phần tế bào.
[]
25- Có thể sử dụng dung dịch muối ăn để khử trùng vì:
A. Tế bào vi sinh vật bị mất nước dẫn đến co nguyên sinh.
B. Muối làm phá hủy một số bào quan.
C. Tế bào vi sinh vật trương nước nên khó hoạt động.
D. Hàm lượng muối tăng nên vi sinh vật không hoạt động.

File đính kèm:

  • docxTRẮC NGHIEM ST - SINH SAN VSV GỐC.docx