Giáo án Sinh học 10 - Tiết 26, Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật - Năm học 2015-2016

Hoạt động của GV

GV nêu câu hỏi.

? Thế nào là nuôi cấy không liên tục?

GV chia nhóm HS.

GV treo hình, yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi: Quan sát hình, phân tích đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục?

GV chỉ định nhóm đại diện trình bày,

GV nhận xét, kết luận.

GV nêu câu hỏi: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?

? Ý nghĩa của nuôi cấy liên tục?

GV đánh giá, kết luận.

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 26, Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/2016
Ngày giảng: 22/2/2016
Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Tiết : 26 Bài 25: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
	Học xong bài này, HS cần:
	- Nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.
	- Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ tế bào (g).
	- Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.
 - Nắm được các hình thức sinh sản của VSV.
2. Kĩ năng:
 Rèn cho HS kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, nghiên cứu tài liệu.
3.Giáo dục:
Giáo dục HS phương pháp luận khoa học, giúp HS thêm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
	Hình 25, SGK Sinh học 10 – cơ bản, giáo án, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10.
2. Học sinh: 
 	Học bài và chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Nội dung dạy và học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu 1: Nêu ứng dụng đặc điểm có lợi của quá trình phân giải các chất của VSV để phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
? Sinh trưởng của VSV là gì?
GV yêu cầu HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi SGK trang 99.
HS lắng nghe câu hỏi, độc lập nghiên cứu SGK trả lời.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV, nêu được: N = No x 2n 
I. Khái niệm sinh trưởng:
 - Sự sinh trưởng của quần thể VSV chính là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
 - Thời gian một tế bào lớn lên đến khi phân chia hay thời gian số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g).
Ví dụ: SGK 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn (20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV nêu câu hỏi. 
? Thế nào là nuôi cấy không liên tục?
GV chia nhóm HS.
GV treo hình, yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Quan sát hình, phân tích đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục?
GV chỉ định nhóm đại diện trình bày, 
GV nhận xét, kết luận.
GV nêu câu hỏi: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?
? Ý nghĩa của nuôi cấy liên tục?
GV đánh giá, kết luận.
HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.
HS tách nhóm theo yêu cầu của GV. Quan sát hình kết hợp với SGK, thảo luận nhanh, kết luận và trả lời.
Nhóm đại diện trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK và trả lời.
HS độc lập nghiên cứu SGK trả lời.
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:
 1. Nuôi cấy không liên tục:
 - Khái niệm: môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.
 - Số tế bào sau n lần phân chia từ No tế bào ban đầu trang thời gian t là: Nt = No x 2n 
 Quá trình sinh trưởng gồm 4 pha:
a. Pha tiềm phát: (pha lag)
 Vi khuẩn thích nghi với môi trường.
b. Pha lũy thừa: (pha log)
 Tốc độ sinh trưởng cao nhất, số lượng tế bào tăng rất nhanh.
c. Pha cân bằng: 
 Số lượng tế bào không đổi theo thời gian.
d. Pha suy vong:
 Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều, số tế bào giảm mạnh.
2. Nuôi cấy liên tục:
 - Nguyên tắc: thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
 - Ý nghĩa: sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, axit min, enzim, kháng sinh, hoocmon,
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức sinh sản của VSV (10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS tham khảo SGK, trả lời.
? Hình thức phân đôi thường gặp ở nhóm đối tượng nào?
? Mô tả diễn biến của sự phân đôi ở vi khuẩn?
? Sinh sản bằng bào tử thường gặp ở đối tượng nào? Bào tử được hình thành như thế nào?
GV yêu cầu HS về nhà so sánh sự khác nhau giữa ngoại bào tử và nội bào tử.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS tham khảo SGK trả lời.
? Cho ví dụ về những VSV sinh sản bằng bào tử? 
? Nhận xét sự khác nhau giữa bào tử kín và bào tử trần. 
GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
? Cho ví dụ về vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi và nảy chồi?
GV nhận xét, kết luận.
HS lắng nghe câu hỏi, thực hiện theo yêu cầu của GV
HS quan sát hình và mô tả.
HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tự nghiên cứu và trả lời yêu cầu của GV.
HS ghi nhận câu hỏi, thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời.
HS khác bổ sung.
HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời. 
Nghiên cứu SGK và lấy ví dụ.
I. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ:
 1. Phân đôi: 
 - Đối tượng: chủ yếu ở VK
 - Diễn biến: 
+ Tế bào hấp thụ các chất và tăng kích thước, màng sinh chất gấp nếp gọi là các mêzôxôm.
+ Vòng ADN nhân đôi dựa trên điểm tựa là hạt mêzôxôm.
+ Hình thành vách ngăn để tạo ra 2 vi khuẩn mới.
 2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
 - Tạo bào tử:
+ Ngoại bào tử: hình thành bên ngoài tế bào dinh dưỡng.
+ Bào tử đốt: hình thành bằng cách phân đốt của sợi sinh dưỡng như ở xạ khuẩn.
+ Nội bào tử: 
 - Nảy chồi: Vi khuẩn tía sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân nhánh.
II. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực:
 1. Sinh sản bằng bào tử:
 - Sinh sản vô tính: 
+ Bào tử kín: bào tử được hình thành trong túi.
+ Bào tử trần: bào tử được đính trên cuống bào tử.
 - Sinh sản hữu tính: nấm Penicillin.
2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi:
 - Phân đôi: tảo lục, tảo mắt, trùng đế giày, nấm men,..
 - Nảy chồi: nấm men,
 Trùng đế giày còn có hình thức sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
 4. Củng cố: (5 phút)
Câu 1 : Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Câu 2 : Vì sao trong nuôi cấy không liên tục VSV tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục thì hiện tượng này không xảy ra ?
 5. Dặn dò: (1 phút)
	- Học thuộc bài đã học. 
	- Xem mục : Em có biết?
	- Đọc trước bài 26 trang 102, SGK Sinh học 10 – cơ bản.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxBài 25 Sinh truong cua VSV chuan 3 cot.docx